Cuốn sách cấm này, tôi gọi nó là sách Bố khỉ. Bởi tôi phải lấy hết can đảm và nghị lực để đọc tập một của nó trong ... một tháng. Và tập hai thì đọc được chừng hơn trăm trang rồi muốn ... quẳng cmn vào sọt rác.
Nó là cuốn sách bị cấm. Hay đúng hơn, nó bị thu hồi sau khi xuất bản. Tính tò mò trỗi dậy sau khi truyền thông đăng lung tung tin về cuốn sách cấm này, nên tôi nhờ mua để gửi vào Sài, và khi đã đọc chừng hơn trăm trang đầu, tôi đã nghĩ: Cấm là đúng cmnr !!! Và giờ tôi vẫn nghĩ thế.
Đầu tiên, tác giả dùng một lối hành văn như kiểu người ta giảng đạo vậy, nó buồn theo kiểu buồn tẻ, chứ không phải buồn theo lối cuốn người ta đi theo xem tận cùng cái buồn đấy là gì. Cái lối hành văn sách vở như cha cố giảng đạo hay như các nhà lý luận vẫn dùng trong các trường dạy cán bộ vậy. Là tôi đồ thế, chứ đời tôi, thề cho vuông là đến mãn kiếp cũng không có chuyện cắp sách vào các trường đó. Nhưng thôi, nếu hành văn không hấp dẫn cũng không phải lý do. Lý do là, tác giả có lẽ rất thiếu hiểu biết về các vấn đề xã hội, sự hiểu biết thực tế.
Đương nhiên, đã là văn chương thì yếu tố hư cấu là điều chấp nhận được. Nhưng cái anh hư cấu, nó phải có tính logic, phải có tính đời. Anh không hư cấu, hóa anh là thằng chép sử, có phỏng ạ, nhưng sự hư cấu của anh nó phải dựa trên một thực tế cuộc sống, một thực tế của trải nghiệm thì càng tốt. Tôi không thích xem phim Việt cũng vì những lời thoại và hành động của nhân vật nó không đời tý nào cả. Văn chương hay phim ảnh, phải là sự phản ánh phần nào cuộc sống, mang cái khát vọng, cái tâm tư, cái hướng thiện cuộc sống đến với người thưởng thức, vậy thì, hơi thở cuộc sống nó sẽ thể hiện ngay từ ngôn từ đến diễn xuất. Đó là ngôn ngữ điện ảnh. Nhưng phim mình, thoại thì vống lên như kịch vậy, chán. Ngôn ngữ kịch cho phép sự cường điệu, bởi thế nó mới là kịch, và ở đời khi nói về sự không thật, người ta bảo '' đóng kịch '' là vì vậy.
Tác phẩm này của Thiên Sơn, thực sự làm tôi thất vọng. Tôi hiểu, anh muốn đưa những trái ngang, muốn đưa những trò xảo trá của quan chức, của giới doanh nhân, những trò biển lận chính trị, những hệ lụy mà vì nó, xã hội Việt Nam đang phải trải qua những nguy hiểm rình rập, lên trang sách. Anh muốn lương tri con người hướng đến cõi thiện. Điều đó ai cũng muốn, nhưng, với sự thiếu hiểu biết xã hội của anh, sách của anh thành một sự phản cảm với tính kịch quá nhiều. Anh công tác bên ngành điện ảnh, chắc anh cũng viết lách biên kịch gì đó, nhưng quả thật, tôi mong tôi sẽ không phải đọc những trang văn với giọng văn như cuốn này nữa.
Và giờ, tại sao tôi lại thất vọng về cuốn sách, và tôi cho rằng anh chả biết dek gì về xã hội ??? Là vì: Gần như từ đầu truyện, anh đã kể chuyện một con bé hư hỏng đi bán trinh, dù là bán trinh giả, nhưng trớ trêu, nó bán trinh cho chính bố nó, một quan chức. Thứ nhất, quan chức này (anh đặt tên là Trần Anh), là một quan chức cỡ bự, nắm ngành tài chính quốc gia. Quan chức nắm tài chính quốc gia, thì cỡ là ngang bộ trưởng, nếu không phải là bộ trưởng tài chính. Chuyện quan chức chơi bời gái gú chả lạ, ok, chuyện con quan chức chơi bời như phá mả, cũng ok nốt. Nhưng, anh quên cmn một điều: Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa. Xin lỗi, con quan chức cỡ đó, chỉ có mang tiền nhà đi chơi bời, chứ làm đ..éo gì có chuyện nó phải bán trinh để lấy tiền đập phá !!!
Anh tả con bé đó cỡ mười lăm, mười sáu gì đó, ngủ hội đồng với lũ bạn, rồi túng tiền làm liều, trong khi phần sau thì anh viết là mẹ nó suốt ngày phải đưa tiền cho nó đi chơi, nó chơi chán thì về lấy tiền tiếp và mẹ nó vẫn phải xuất kho !!! Con quan chỉ có làm quan, con quan chỉ có học nước ngoài, chơi bời như phá mả như chuyện ở Hà Nội, một con bé thuộc nhóm G7 (nhóm con quan chức), tổ chức sinh nhật mình mà tặng bảy đứa bạn, mỗi đứa một con @ đập hộp, để lấy phương tiện đi sinh nhật tao ! Đó mới là con quan. Con quan chỉ có dựa hơi bố đi buôn lậu, bảo kê mối mánh, dẫn dắt chỉ trỏ ăn xiền và đàn áp lũ ếch, chứ cái chuyện con quan như Trần Anh mà đi bán trinh giả, thì chỉ có Thiên Sơn mới hư cấu ra. Con quan nghiện thì đầy, con quan ăn nói văng mạng cũng đầy, chơi thân với xã hội đen và bị xã hội đen lợi dụng cũng chả phải chuyện lạ, nhưng anh không khai thác khía cạnh thực để hư cấu, anh dựng lên một cái chuyện không tưởng. Con quan tiền nhiều như quân Nguyên, chơi bời phá phách nghiện oặt xà lai, chuyên chà đồ nhôm mới đúng, con quan như Thiên Sơn tả, thì cấm là đúng cmnr...
Điều thứ hai. Thiên Sơn viết về sex trong cuốn này, thật chứ tôi tự hỏi, sao anh không hỏi Đỗ Hoàng Diệu hay Lê Kiều Như một câu, các cô ấy tư vấn cho mà viết. Viết như anh, chán...bcm.
Điều thứ ba. Anh đặt tên tập một là Tam giác ngầm, tức là Quan chức - Doanh nhân - Gái điếm. Và bộ ba này lũng đoạn kinh tế. Sự thực thì anh hiểu không sai, nhưng dưới giọng văn của anh, cái tam giác đó nó nằm ở cái đũng quần cô gái điếm mà doanh nhân dùng làm mồi chài quan chức mà thôi. Anh cho doanh nhân chăn quan bằng gái bằng tiền, không sai, lập hẳn một học viện dạy gái điếm cách làm tình để phục vụ quan chức, cũng không sao, nhưng anh lại cho một cô gái điếm nói chuyện đạo đức lương tri với một thằng chăn gái, đĩ đực được đào tạo để dùng cho các bà các cô ở cái học viện đấy, thì buồn cười dek chịu được, nhất là thằng chăn gái đĩ đực này đã từng suýt cưỡng hiếp cô điếm non kia. Đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày, chả lẽ Thiên Sơn chưa bao giờ nghe câu này ngoài xã hội ???
Thêm nữa, anh lại tả quan chức trực tiếp tiêu tiền, toàn quyển nọ quyển kia. Anh lại thêm một cái nữa, chả biết con mẹ gì về xã hội cả. Quan chức đi chơi, có đệ -doanh nhân nó trả tiền, chứ quan chức mà bỏ tiền ra trả tiền ăn chơi ??? Quan chức đi chơi là kín đáo có đệ nó lo hết, mà là chơi kín, chơi sang, chơi đẳng cấp, chứ có đâu như Thiên Sơn nói. Ngoài xã hội, có cả một serie những thằng đệ chỉ mong được xách tiền đi trả tiền cho quan chức, anh viết thế, sợ rằng bọn đệ kia nó bảo anh xúc phạm bọn nó quá !!! Lại thêm lý do, cấm là đúng cmnr...
Và thêm chuyện về lòng tin và lương tri. Tác giả luôn lồng ghép lương tri vào các nhân vật. Cô điếm ép người ta bán trinh, đánh đập giam cầm người ta chịu khổ chịu sở cũng nổi tính thiện lương ở những lúc rất ngớ ngẩn, nói những lời dằn vặt như thể lương tri cắn rứt... Quan chức cấp dưới thì lên án các công chức ăn cắp ăn trộm, tham ô hà lạm trước mặt quan trên như thể lời nói của mình sẽ cảnh tỉnh quan trên vậy ??? Anh quan quèn lên án đồng liêu trước mặt quan trên là '' những thằng thất học... Toàn những thằng ngu có quyền chức...'' mà anh quan trên, anh quan có cái chức còn to hơn cả anh chủ trì ngành tài chính, cứ cười khà... Chạy chức chạy quyền nó giờ là chuyện thiên kinh địa nghĩa, người ta còn đọc được từng chức giá bao nhiêu ở vỉa hè, thì việc anh nói đâu có lạ, nhưng lạ, là anh ném vào sách những dằn vặt của lương tâm với trách nhiệm quan chức !!!
Còn về lòng tin. Anh viết về quan Lê Đức, một chức quan như đã nói là quan còn to hơn quan tài chính Trần Anh rất nhiều. Lê Đức còn chỉ cần nhấc điện thoại để chỉ đạo sếp sòng an ninh lo cho thằng quý tử, chỉ vì giành gái mà móc súng bắn chết con trai một bộ trưởng, kiểu '' chú lo cho anh nhé '' nhẹ như lông hồng. Trong chính trị, lòng tin có lẽ là một khái niệm rất thiếu bền vững, trong giới quan trường, điều đó còn là một điều rất xa xỉ. Vậy mà Lê Đức, cặp với một cô điếm, do một thằng chăn voi đưa đến để trói chân ngài, đã đặt lòng tin ở cô. Ngài trước lúc hết nhiệm kỳ, làm cú chốt hạ, ném cả gia tài vào canh bạc cuối để khi hạ cánh có xu có hào mà vầy vui với cô điếm. Và Thiên Sơn cho ngài ném cả gia tài vào lòng tin kia, cho cô điếm đứng tên cả !!! Quả là Thiên Sơn kêu gọi tính thiện lương con người rất cao cả, lại kêu gọi cả niềm tin '' tính bản thiện '' ở cả ngài Lê Đức lẫn cô điếm kia nữa. Gia tài tính bằng tỷ Obama mà ném như không với ngây thơ niềm tin vào một cô điếm, kiểu các cụ vẫn dạy là '' lấy điếm về làm vợ chứ không ai lấy vợ về làm điếm '' thì chỉ có Thiên Sơn mới thiện lương như vậy mà thôi. Anh dạy đạo đức cho quan chức như thế thì đúng là nên cấm cmn đi cho rồi.
Ai biểu đọc chi rồi hò hét chớ? Đáng đời :))
Trả lờiXóaQuên! cái này là cho bỏ cái tật tò mò nè. :))
XóaHa ha, lanhdien có vẻ... thuộc bài nhanh nhỉ?
XóaML à, thông cảm cho chú Lãnh tý. Chú ấy lại nổi cơn akay chim cú vì ... tìm mãi để đọc mà không có đấy :))
XóaChú Lãnh, mua mồi đê, anh xách rượu đến rồi tặng chú cả 2 tập đọc cho nhức sọ luôn, ok ? :))
Em thì rất ít khi đọc sách, nên không bao giờ tò mò mấy loại này. Thường thì ngồi rung đùi nghe kể thôi. Điển hình là trường hợp này đây, em nghe kể đến loạn óc và tự khâm phục mình quá sáng suốt. :))
XóaNếu chú muốn đọc, anh đưa chú mượn đọc. Anh chỉ sợ chú đọc được vài trang lại trả anh luôn, kèm theo câu khuyến mại: Mất thời gian :))
XóaÁ, có người vì cái tò mò dẫn dắt mà bức xúc nè. Like cho cái còm ở trên quá. Đáng đời Tiêu Ca.
Trả lờiXóaNói nhỏ Ca nghe, nghe Ca bức xúc bứt nút dzữ quá, em cũng....tò mò ké. chiều này rảnh rỗi lượn lờ kiếm cái anh ...Thiên Sơn này học hỏi chút xíu coi : vì sao ảnh dám làm choTiêu Ca bực bội. hé hé
Còn chuyện Nhật , thấy roài, tối quan ngâm cú. hì hì
Sách cấm mà không tò mò thì hóa mình là cái giá áo túi cơm :))
XóaNhưng đọc rồi mới thấy thất vọng cho văn học xứ Lừa, nên dù sách lên án xã hội thì với kiểu viết như thế, anh đồng ý với chuyện cấm, cấm là đúng cmnr. À, chiều rảnh đi kiếm sách lậu nhóe cô 8 :)), khà khà...
Cám ơn Tiêu phong
Trả lờiXóaVậy chắc bác Cat đọc rồi ạ :))
XóaLên mạng xem thấy bộ sách này bị ngừng phát hành vì "đề cập đến một số vấn đề nhạy cảm với tính chất cường điệu quá mức".
Trả lờiXóaCuốn này khởi viết từ 2008, hoàn thành năm 2011 và năm nay in ấn. Những 5 năm đã trôi qua!
Bây giờ các vấn đề quyền lực - tiền bạc - gái gú tất nhiên là đã biến tướng kinh hồn như Phong ca nói.
Xem ra Thiên Sơn đã đi chậm một bước rồi.
Công bằng mà nói, tác giả có tý hiểu biết về một số vấn đề kinh tế thể hiện trong sách. Còn ngoài ra thì...chán lắm.
XóaTác giả viết tập một xong, chả biết ai khuyến khích nên anh lại ngâm cứu, vắt sức hoàn thiện thêm tập 2. Xứ Lừa có kiểu khen cực mất dậy, là '' khen cho nó chết ''. Biến tướng hay không không phải điều anh muốn nói. Anh muốn nói là tác giả rất thiếu tư liệu thực tế cuộc sống, đó là điều tối kỵ cho người viết văn.
Ông Nguyễn Khải viết Mùa lạc, phải về nông thôn thực tế cả gần nửa năm trời, chứ không làm sao tả được đời sống nông thôn ??? Ông Chu Lai không trải qua khốc liệt đời lính, làm sao viết về người lính hay như thế được ??? Chậm một bước là ko chính xác. Anh không cần lên mặt trăng mới biết mặt trăng không có nước, nhưng anh phải có sự thu thập tư liệu từ đời sống, nó là chất liệu, rồi anh mới xào xáo nó lên.
Ở tập 2, từ đầu tác giả đã tả 1 thằng khuyết tật có '' trí tuệ thông minh hẳn hoi và tấm lòng nhân hậu '', nhưng chỉ mấy trang sau '' tấm lòng nhân hậu '' đấy giết luôn tay cha nuôi và xông vào hiếp luôn con điếm già đang cặp kè với tay cha nuôi... Sách này toàn chi tiết không có tính logic. Chả hiểu biết gì về xã hội.
Nếu Tiêu Phong huynh đã nói thế, tiểu muội e rằng không nên đọc sách này làm chi nữa.
XóaĐọc làm gì cho ... phí mắt. Tập 2 anh đọc cố được chừng trăm trang rồi anh bỏ. Bình thường 1 cuốn 500 trang anh đọc nhanh thì 2 ngày, mà cuốn này anh lên gân lên cốt cố cho hết cái tập 1 cũng mất cả tháng.
XóaNhảm nhí hết sức mà cũng mang danh Văn học. Chuyện nước ngoài dù có viết về những điều nhảm, trăm điều nhảm,vẫn có 1 điều tốt, trăm thằng xấu, vẫn có 1 thằng tốt.Nhưng có điều chắc chắn là cậu tác giả này cũng đã từng "kinh qua" những điều nhảm nhí kia thì mới có thực tế để viết, cho dù có thể theo em, viết chưa đạt nên sách bị thu hồi.
Trả lờiXóaCái sự '' kinh qua '' của tác giả là nghe những điều gì đó ngoài xã hội rồi bịa thêm, hư cấu thêm. Nhưng vấn đề là sự hư cấu hay lên gân lên cốt để lên án chuyện tham nhũng, chuyện '' chăn voi, chuyện mặt trái xã hội của cuốn sách nó phi lý đến độ ngớ ngẩn. Chứ nếu anh lên án xã hội với giọng văn và cách thức logic, thì dù bị cấm người ta cũng hoan hô nhiệt liệt, như cuốn Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường ấy chị.
XóaChị chưa đọc cuốn này, nhưng nghe em mô tả thì nó chắc tương tự như '" Cõi người rung chuông tận thế" của Hồ Anh Thái, đọc xong chỉ muốn đấm cho tác giả 1 trận, chắp vá, bới móc, hư cấu thô bỉ một cách ngớ ngẩn./ vậy mà H.A.T này đã từng là chủ tịch Hội Văn học HN đấy nhé/
XóaEm đọc ít tác giả đương thời ở VN chị ạ. Chỉ chừng độ gần chục cái tên em đọc thôi. Ông HAT này em có nghe tên, nhưng em ko đọc.
XóaNếu chưa đọc thì đừng đọc chị à. Phí mắt. Phí thời gian.
Út chấm chấm ... chào anh Phong ạ.
Trả lờiXóaRăng mà trai Hà nội viết hay mà ........... éo có văn hóa gì thế kia !
Và, út xin có có ý kiến. Sex chị Hoàng Diệu ấy viết ...... cũng ........... ứ đọc được nốt.
Cái câu hỏi của cô, anh chịu. Cô lên hội điện ảnh phỏng vấn tác giả đê :))
XóaCòn sex. Ý anh là vì tác giả có động chạm đến sex, thì cũng gọi mấy cái bỗ bã của Đỗ Hoàng Diệu với Lê Kiều Như bằng...cụ. Chưa kể nếu động đến sex, tác giả cần học hỏi cách viết của Nguyễn Ngọc Tư.
Đọc sách mới tường tận thế nào. Nhưng mà... thôi. Phí tiền mà mang cục tức như Tiêu Phong thì mệt óc. Đọc Đô-rê-mon thích hơn. Hihi...
Trả lờiXóaTức thì không tức, nhưng mà thất vọng bạn à.
Xóa