Chả phải những lúc xa nhà, thì tôi mới hay nhớ về bạn bè. Mà ngay khi ở Hà Nội, nhấc máy gọi nhau hay những lúc ngồi uống rượu một mình, tôi vẫn hay ngẫm nghĩ về nhiều chuyện, đương nhiên, có cả bạn bè trong đó.
Tôi có nhiều bạn, nhưng thân thì không nhiều. Bạn thân, chủ yếu là từ ngày còn bé chơi với nhau. Lớn lên cũng có, nhưng ít. Tôi đã viết một bài về bạn bè và những sự quan hệ trong đó, ở đây: http://tieuphongtlbb.blogspot.com/2013/06/bang-huu.html, nhưng dù sao, sự lan man trong tâm tưởng về những điều này vẫn quanh quất. Và tôi nhớ về một câu chuyện với một anh bạn cũ, ngồi với nhau hồi đầu năm khi anh về nước chơi.
Bọn tôi gặp nhau, ít khi cafe cà pháo. Gặp là rượu. Mà quanh chén rượu, thì nhiều thứ để nói lắm. Anh bạn mang đến một chai Cognac cho tôi, nhưng tôi không uống. Chả phải để dành. Mà cắp nách chai rượu ngoại đẹp long lanh đến Tạm Thương uống rượu thì nó không hợp cảnh. Anh bạn kể chuyện sống bên trời Tây, dông dài và đủ cả. Cũng vợ con rồi. Anh lấy cô vợ Tây.
Nói trước một tý. Bọn tôi gặp nhau, câu chuyện thường là bỗ bã. Kể lại, tôi muốn nội dung có tính xác thực, nên sẽ cố để bám sát vào từ ngữ bỗ bã đó. Cuộc đời anh bạn tôi, kể thì cũng lắm thứ thác ghềnh. Anh đã từng theo học lớp đào tạo phi công, được tuyển khi đang học cấp 3. Vào Nha Trang, tuổi trẻ háo thắng, anh theo bạn bè đàn đúm làm một cú ăn đồ để lấy tiền nhậu nhẹt. Đồ dùng học tập cho cơ khí bay, các anh xách lẹ ra chợ. Kết quả, kỷ luật. Đáng thế thôi cũng chả nên chuyện, anh bạn tôi được điều chuyển sang học sửa chữa máy bay. Thời gian này, anh tình cờ phát giác thằng lưỡi dài, thằng đã tố cáo vụ ăn đồ, nên anh vác các manoven quật sụm ống chân thằng nhiều chuyện. Lần này thì giời đỡ. Anh ra tòa án binh.
Năm cuốn lịch được giao vào tay để anh gỡ dần từng ngày. Sau cũng được giảm án này kia, anh đi gần 3 niên thì hòa nhập xã hội. Anh kể hồi trong đó, sỹ quan mà dính chưởng thì bị bạn tù hành đủ kiểu. Việc đầu tiên là bắt khai chức vụ. Cứ cấp úy trở lên là xong. Bọn nó bắt khai lại, khai đến khi nhận không phải là chức cấp đó thì đến màn đọc nội quy. Nội quy của trại thì dài dằng dặc, tù mới vào chưa thể thuộc hết. Thế là màn ăn đòn sau trò khai hạ chức lại tiếp tục. Có một ông trung tá, chức cũng tương đương cán bộ tiểu đoàn, dính án tham ô, bị bọn nó hành cho khốn khổ. Cần biết, khi còn ở quân đội thì sỹ quan cũng hành tỏi lính tráng ra trò dưới cái mác kỷ luật quân đội, nên vào tù, lính nó hành lại.
Ông sỹ quan đọc nội quy xong, chúng nó bảo không phải, không đúng. Nó bắt đọc đi đọc lại cho đến khi miệng mồm khô khốc vẫn phải đọc. Đã thuộc đâu mà đọc cho đúng. Sau một màn đấm đá, màn đọc nội quy này cũng thành trò cười. Rồi, chúng nó bắt ông ấy chạy quanh phòng giam không được nghỉ, vừa chạy vừa hô: Tôi, trung tá XYZ, nếu ai cũng như tôi thì mất nước, nếu ai cũng như tôi thì mất nước... Cứ chạy, cứ hô cho đến khi gục xuống mới thôi. Tỉnh, chúng nó lại bắt chạy và hô...
Ở tù, anh bạn được giao việc ở tổ nông nghiệp. Anh phụ trách một khoảng ruộng rau gần bìa rừng. Và đó là cái cớ để anh buôn lậu gỗ cho cán bộ. Anh kể: Hàng ngày tao vào rừng, thuê dân từ đẵn gỗ đến chuyên chở. Đcm, rừng của bộ đội, đ..éo thằng kiểm lâm nào dám mò vào kiểm tra. Tao làm giá tất, nhưng vẫn phải chăm ruộng rau. Đ..éo đạt, nó cũng hành cho bỏ con mẹ. Tôi hỏi, nếu chả may bị bắt gỗ thì làm sao, anh bạn tôi tỉnh bơ: Thì tăng án chứ sao. Tôi không hiểu. Tù thì buôn thế dek nào được, mà bị bắt lại phải nhận đầu vụ ??? Bạn tôi cũng bảo: Ông anh cho ra làm ruộng là đỡ lắm rồi, đổi lại thì tao cũng phải làm việc kia chứ. Khi tao ra (năm 1996) tao được ông ấy cho chục triệu về mở hiệu sửa xe máy. Kiến thức học làng nhàng sửa máy bay chắc chỉ mới ở mức nguyên lý động cơ, mà cũng mày mò sửa xe máy thì bố đời rồi.
Rồi sau đó thì bạn tôi đi làm lái xe, rồi đi Tây. Bạn kể: Bọn Tây hay lắm mày, phang nhau trước đ..éo cần yêu, thích là phang. Nếu hợp, xách mẹ va ly về ở đã. Mọi thứ share đôi. Hợp nữa thì đẻ rồi cưới. Tôi hỏi: Mày cũng thế à ? Tợp hụm rượu, khà một phát cho thông cổ đỡ nóng họng, anh bạn gật rồi tiếp: Đ..éo như ở VN, cưới rồi phang, ở với nhau rồi đẻ, đẻ xong ra tòa. Điều này tôi không bình luận, nhưng nhìn theo chiều góc khác, cũng không phải là không chấp nhận được. Anh kể, anh gặp vợ anh cũng buồn cười. Quen ở cái đám cưới bà chị họ, anh đưa cô vợ Tây về, rồi quen nhau. Hóa ra vợ anh học hành đàng hoàng, công tác ở một NGO (tức là một cơ quan phi chính phủ - Non - governmental organization), đi các nước suốt như đi chợ. Giờ vợ đi đâu mà nhiệm kỳ dài dài là anh đi theo. Tôi cũng không thắc mắc về độ chênh văn hóa của anh và vợ anh. Bạn tôi tuy không học hành gì, nhưng kinh nghiệm đời của anh thì đúng là quẳng đâu anh cũng sống được. Giờ anh lái xe cho cơ quan vợ. Anh bảo: Đời tao sau khi ra trại, sửa xe thì chập choạng, sửa toàn đền khách. Nó hỏng vớ hỏng vẩn, tao tháo tung cmn ra rồi lắp lại, thừa cả đống ốc với gioăng... Chán, tao đi lái xe tải cho bọn buôn hoa quả. Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang đi suốt... Thời gian đó, tôi đang ở Đồng Tháp nên không biết chuyện của anh.
Những ngày đó, anh va vấp nhiều với đủ các mặt trái xã hội. Nhiều lắm, kể cả chở lậu thuốc phiện thuê cũng có. Nhưng đời đã tù một lần, chán cmnr, thêm lần tù với án thuốc phiện nữa thì đời coi như xong, anh bỏ không lái nữa, đi Tây.
Anh bảo hồi ở VN, anh lái kiểu như tôi bây giờ, nhưng sang Tây, anh bảo lái kiểu đó nó đâm cho bcm. Đường ai nấy đi, quy định rõ. Làn nào tốc độ ấy. Thằng nào sai thằng đấy chịu. Chết thì chịu không có như ở VN. Tôi công nhận điều này. Ở VN đến giờ vẫn có kiểu: Xe to đền xe bé, xe cơ giới đền xe thô sơ. Rồi mình đúng lè ra nhưng vẫn phải hỗ trợ, bởi Luật đường bộ có cái quy định cực lởm, là: KHÔNG LÀM CHỦ TỐC ĐỘ. Mẹ khỉ, đường quy định 80km/h với 100km/h thì không chạy tốc độ đó thì chạy như thế nào để mà KHÔNG LÀM CHỦ TỐC ĐỘ ???
Anh bạn còn hỏi: Mày đang chạy, tự dưng có thằng nó lao từ ngõ hay đường cắt ra, mày xử lý thế nào ??? Tất nhiên tôi hiểu câu đó. Đường quốc lộ ở mình, chuyện đang chạy mà một cái xe lao vụt ra thì không hiếm. Tôi bảo chắc theo phản xạ thì sẽ đánh lái tránh. Khặc khặc khặc... Đcm đồ con lừa nhà mày, bạn tôi chửi. Mày đang quất với 80km/h mà mày đánh lái thì mày có trả kịp tay lái về không ??? Hai nữa, mày đánh ra, mày sẽ ghẹ mẹ mày vào thằng đi cùng chiều đàng sau đang đi lên hoặc là thằng đi ngược chiều mày, mày đang đúng hóa sai con ạ. Học lái xe, có vay có trả là một điều được dạy. Anh xoay tay lái qua bao nhiêu thì anh phải trả về đúng bấy nhiêu mới giữ thẳng xe. Anh lại tiếp: Mày ghẹ vào một thằng, mày sai vì mày lấn làn, mày không chạy thẳng xe, luật nó quy rõ như thế. Vậy nên, đang quất 80 với 100, nó nhô từ ngõ ra hay đường cắt ra, dí phanh thật sát, giữ thẳng tay lái, nếu có đâm thì là mày đâm thẳng, lực văng sẽ tùy tốc độ mà hất nó ra xa, nó chết thì là số nó phải chết thôi. Nhưng mày đã phanh lại còn đánh lái, thì chưa chắc mày đã không đâm nó, mà xe mày sẽ quay ngang, vớ vẩn mày chẹt mẹ mày bánh xe vào sọ nó rồi. Thêm nữa, xe mày xoay vì đánh lái, mày lại ghẹ oan thằng đằng sau cùng chiều và thằng đi ngược lại.
Quả thật. Anh bạn nói đúng. Anh phân tích là ở Tây, những cú đâm như thế thì người đi sai chịu hoàn toàn, nhưng ở xứ Lừa này, cái câu KHÔNG LÀM CHỦ TỐC ĐỘ nó ám thị đến xã hội rồi. Dù sao, anh đã từng lái xe chuyên nghiệp ở Lừa, đi cũng khắp cả rồi, kinh nghiệm đó anh trao đổi với tôi là không thừa.
Anh bạn còn hỏi: Mày đang chạy, tự dưng có thằng nó lao từ ngõ hay đường cắt ra, mày xử lý thế nào ??? Tất nhiên tôi hiểu câu đó. Đường quốc lộ ở mình, chuyện đang chạy mà một cái xe lao vụt ra thì không hiếm. Tôi bảo chắc theo phản xạ thì sẽ đánh lái tránh. Khặc khặc khặc... Đcm đồ con lừa nhà mày, bạn tôi chửi. Mày đang quất với 80km/h mà mày đánh lái thì mày có trả kịp tay lái về không ??? Hai nữa, mày đánh ra, mày sẽ ghẹ mẹ mày vào thằng đi cùng chiều đàng sau đang đi lên hoặc là thằng đi ngược chiều mày, mày đang đúng hóa sai con ạ. Học lái xe, có vay có trả là một điều được dạy. Anh xoay tay lái qua bao nhiêu thì anh phải trả về đúng bấy nhiêu mới giữ thẳng xe. Anh lại tiếp: Mày ghẹ vào một thằng, mày sai vì mày lấn làn, mày không chạy thẳng xe, luật nó quy rõ như thế. Vậy nên, đang quất 80 với 100, nó nhô từ ngõ ra hay đường cắt ra, dí phanh thật sát, giữ thẳng tay lái, nếu có đâm thì là mày đâm thẳng, lực văng sẽ tùy tốc độ mà hất nó ra xa, nó chết thì là số nó phải chết thôi. Nhưng mày đã phanh lại còn đánh lái, thì chưa chắc mày đã không đâm nó, mà xe mày sẽ quay ngang, vớ vẩn mày chẹt mẹ mày bánh xe vào sọ nó rồi. Thêm nữa, xe mày xoay vì đánh lái, mày lại ghẹ oan thằng đằng sau cùng chiều và thằng đi ngược lại.
Quả thật. Anh bạn nói đúng. Anh phân tích là ở Tây, những cú đâm như thế thì người đi sai chịu hoàn toàn, nhưng ở xứ Lừa này, cái câu KHÔNG LÀM CHỦ TỐC ĐỘ nó ám thị đến xã hội rồi. Dù sao, anh đã từng lái xe chuyên nghiệp ở Lừa, đi cũng khắp cả rồi, kinh nghiệm đó anh trao đổi với tôi là không thừa.
Hè hè... Còn lái như anh bạn Khựa này thì thua cmnr.
Trong những câu chuyện trên giời dưới bể, bạn tôi hỏi về một anh bạn khác, là Cường Tanô. Cường học cùng bọn tôi, riêng với tôi lại còn học cùng từ năm lớp 3, nhưng năm thứ 2 đại học thì Cường đi Nga. Gọi là Tanô, vì Cường có bộ mặt lạnh như nhân vật Tanô trong Một mình chống lại Mafia. Nhà Cường khá giả. Mẹ có hiệu thuốc Tây, hai hiệu hẳn hoi trên quận Hoàn Kiếm, bố là hiệu trưởng một trường phổ thông. Anh Cường có học vị tiến sỹ ở Anh. Chị gái làm hàng không. Sơ qua để thấy, Cường thuộc dạng con nhà. Bọn tôi đi học hồi đó, một tuần được cho năm đến bảy ngàn tiêu vặt, đi xe máy thì được cho thêm tiền đổ hai lít xăng. Riêng Cường, đều như vắt chanh sáng ra mẹ cho 10.000đ là ít, không toàn 15 với 20.000. Cơm bụi ở trường hồi đó bán 1,5 đến 2.000đ/suất. Xăng 1000đ/lít, sau lên 1.500 với 2.000đ/lít. Chè chát 200đ/chén, thuốc lá Vinataba 300đ/điếu.
Chơi thân với nhau, tôi biết tính bạn. Cường không quân khu bao giờ, học hành hồi cấp 3 rất tốt. Chỉ mỗi tính lỳ. Cấp 2 cấp 3 tôi nghịch nổ giời, nhưng Cường chả bao giờ có chuyện bùng tiết nhảy tàu điện hay ra hồ Tây bơi nghịch, không hút thuốc la cà quán xá. Tính không ít nói, bình thường nhưng Cường chơi với tôi kiểu khác. Thân nhưng không bao giờ Cường nói chuyện tôi bùng học, bỏ tiết, bày trò nghịch ngợm, chỉ im lặng và chia sẻ việc học, những việc linh tinh lang tang mà tuổi học trò thường trải qua. Vào đại học, tập tọe hút thuốc cho ra vẻ người lớn, ho sặc gạch mặt đỏ như cua luộc, nước mắt nước mũi giàn dụa rồi tuyên bố: Tao sẽ hút được thuốc, uống được rượu, rồi chơi cả thuốc lào !!! Và rồi chỉ nửa năm, Cường vượt cả sức tưởng tượng của tôi.
Cường chơi với mấy thằng mà lúc đó, bọn tôi gọi là đại bàng mới mọc lông. Bọn này lưu manh từ bé, chuyên ăn mép quanh chợ Kim Liên. Mấy thằng này không hiểu sao cũng chui được vào trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Cường đi cướp giật. Chuyên giật hoa tai, túi xách, dây chuyền. Mà Cường lại là chủ trò, từ lên kế hoạch đến trực tiếp ra tay. Một hôm đến lớp với cái quần bò toạc gối, cái cùi tay xây xát, Cường bảo ngã xe và hỏi tôi cách điều khiển xe máy làm sao để giữ thăng bằng. Hồi đó bọn tôi hay đua xe như mấy thiên thần 9X bây giờ. Cường hay ngồi sau tôi, nhưng không bao giờ hú hét. Tôi mang xe ra bãi trống sau trường, chỗ bây giờ là khu đô thị Văn Quán - Hà Đông để dạy. Cường hỏi bộp luôn: Giả sử mày đèo tao, đi song song một thằng mà tao lại nhô người ra như thế này, mày làm sao giữ thăng bằng xe mà không ngã ??? Lúc đó tôi cũng giảng giải, hai thằng lên xe chạy quanh bãi, rồi Cường nhảy lên lái... Về, tự dưng tôi thắc mắc.
Bởi, chưa bao giờ Cường tỏ ra muốn làm tay lái lụa. Không hề như đa số muốn thể hiện, nào tập đánh võng, nào tập bốc đầu, nào đổi lái khi đang chạy, nào quay com-pa 180độ và 360độ, nào tạt cánh đánh đầu... Cường chỉ hỏi thêm về cách tăng ga, dồn số thế nào để có đà bốc mà chạy nhanh, đại loại thế. Rồi Cường đi học rất thưa. Tôi hồi đó hay đi xứ. Đi xứ tức là đi buôn. Xứ là xứ xa. Muốn tự lập, nên tôi cùng một cậu bạn đi buôn hàng người ta gửi về từ các nước XHCN cũ. Thường thì các địa chỉ đó ở xa Hà Nội, nên ra Ngọc Khánh mua tờ địa chỉ 500đ, chừng mấy chục chỗ là bọn tôi đi. Tuần đi 3 đến 4 chuyến, có khi ham, đi cả tuần. Việc điểm danh nhờ bạn bè. Nhưng có hôm, bạn tôi bảo dạo này Cường không đi học. Tôi gọi qua nhà nó cũng không gặp. Mấy ngày liền như vậy, rồi tôi bắt gặp nó ở quán nước bọn tôi hay tụ tập.
Nó rủ tôi lên hồ Tây ăn bánh tôm. Tôi thấy nó khác khác nhưng kệ. Tôi khoái gì cái món đó, tôi chỉ rượu với bỗ bã vỉa hè là thích, nhưng chiều bạn thì cứ đi. Cả buổi ngồi, nó cứ xa vắng nhìn ra hồ Tây và uống bia ừng ực. Tôi hỏi có chuyện gì, nó không nói rồi bất thần, nó đập cái cốc bia vại xuống đất kèm câu chửi: Đcm cái xã hội này... Mắt Cường long lên vằn tia đỏ. Nó lướt cái bản mặt lạnh như cứt ngâm quét ra xung quanh. Hành động đập cốc làm mọi người chú ý, nhưng nhìn cái bản mặt lạnh lẽo như thằng cô hồn của nó thì ai cũng quay đi.
Nó bảo tôi: mày có chỗ uống rượu nào thì tao với mày đi. Tôi lôi nó ra bìa hồ Trúc Bạch, cuối phố Nguyễn Biểu. Dạo đó hồ Trúc Bạch chưa kè và xây đường dạo quanh như bây giờ, chỗ cuối phố có cái biệt thự Pháp cũ, ở đó có một bà cụ bán đồ nhậu đựng trên một cái mẹt tre. Ngồi trên mấy cái ghế gỗ thấp, cứ tìm chỗ vắng trên vỉa hè, hoặc lòng đường cũng được là ngồi. Vì cuối phố, nên họ chặn một cái hàng rào cây ngăn cách hồ nên lòng đường ngồi thoải mái. Cường vốn uống không tốt lắm, nên một lúc nó say. Nó đưa tôi một nắm tiền, toàn loại 5.000đ. Nó bảo cầm mà tiêu. Tôi lúc đó đâu có thiếu nên bảo nó cầm lại, nhưng nó cứ một mực bắt tôi cầm. Nó bảo: Cầm đi không ít nữa tao cũng không có cho mày đâu. Lúc này thì tôi nghĩ có chuyện thật rồi. Tôi ép một hồi, Cường thở dài rồi bảo: Tao đi ăn cướp rồi ! Đến lúc đó, nó đếm ra nó đã làm được gần chục vụ rồi.
Tôi hết sức can nó và nói rất nhiều. Nó bảo nó chán là vì nó thấy bế tắc. Nó nhìn đâu cũng thấy tiêu cực. Kinh tế nhà nó, anh nó học hành nước ngoài, chị nó cũng vậy toàn do mẹ nó buôn thuốc Tây, chứ bố nó nhà giáo mô phạm, kiếm được đâu. Nó so sánh với các KTS lão làng, trong đó có bố của một thằng bạn, bảo như các ông ấy, như ông X ấy, không xuất khẩu lao động sang Lào thì '' làm đ..éo gì có tiền nuôi 2 con, nhưng cái giá phải trả là mất vợ ''. Ông X là 1 KTS lão làng, bố của một người bạn chung với chúng tôi, những năm 1987 phải xung phong sang Lào làm chuyên gia để kiếm tiền, vợ ông không chịu được xa chồng nên bỏ. Rồi nó chửi tất tần tật, từ thể chế đến xã hội... Tôi giật mình. Thú thực lúc đó, tôi chả có ý niệm gì về thể chế, về điều hành chính phủ cả, lúc đó là năm 1991. Vậy mà nó, trong cơn say, đã nói như hót về sự bất mãn.
Cường bảo, nó nhúng chàm rồi, giờ nó không quay lại được nữa. Nó nói lần này gặp nhau là lần cuối, nếu nó bị bắt, nó sẽ không khai là nó đã kể chuyện với tôi, và tôi cũng không được kể chuyện cho ai. Nó muốn tâm sự với tôi nhưng lại không muốn tôi liên lụy với nó. Hôm sau nó đến trường, cười tươi như không có chuyện gì, xuống quán trả nợ hết cho anh em, rồi lại cắm ở đó mấy trăm ngàn, bảo bà chủ ai cần ăn gì tiêu gì cứ trừ vào tiền đó. Rồi cả lũ đi đập phá. Tôi quặn cả lòng khi thấy bạn bè cùng lớp đang ăn chơi đồng tiền do nó đi ăn cướp một cách vô tư. Chúng nó cũng thắc mắc tại sao Cường có tiền, nhưng lại tặc lưỡi một cách vô tư như những thằng con trai mới lớn vẫn thường thế.
Tối đó, hai thằng tôi lại ngồi với nhau. Tôi ngủ lại căn nhà mà nhà nó mua cho anh trai nó. Hóa ra, nó lấy cái nhà đó làm điểm tập kết với hai thằng lưu manh kia. Tôi dò xem có đúng bọn kia lôi kéo nó không thì hóa ra không phải. Nó bảo: Ăn cắp, móc túi là loại hạ đẳng. Có gan thì đi ăn cướp chứ cái trò ăn cắp hèn hạ, nó khinh !!! Chuyện của nó rồi cũng không giấu được bố mẹ nó. Nhà nó hoảng lên. Anh trai xin phép nghỉ bay từ Anh về. Cả nhà nói, nó cứ lầm lỳ không nói gì cả. Cuối cùng, biện pháp đưa ra là nó phải đi nước ngoài, đi Nga. Chị nó có đường dây buôn bán qua hàng không, sẽ giúp nó kiếm tiền khi qua bên ấy, còn nó, nó sẽ học một trường đại học để lấy cái cớ ra đi. Thời gian chờ móc nối, lo lót thủ tục là 3 tháng. Ba tháng đó, tôi ở hẳn với nó. Bọn kia cũng vẫn qua lại thường xuyên, ăn ngủ chơi bời, nhưng tuyệt đối không có chuyện gây án với Cường nữa.
Sau đó Cường đi. Năm sau, lúc tôi đang ngủ thì nó lay tôi dậy. Nó về chả báo ai. Nó về chơi, xòe cả sấp xanh lè tiền giãy chết, bảo tôi thiếu lấy tiêu. Cười hềnh hệch. Tôi hỏi nó học ngành gì, nó bảo: Tao đ..éo biết, chỉ biết là ngoại thương, còn học gì tao chịu. Tao có tên, nhưng tao không đi học. Điểm danh có người làm hộ, thi có người thi hộ, 5 rúp/môn, cứ xòe xu ra trả. Tao tham gia buôn xanh (đô la) trong cái dây bà chị giới thiệu. Rồi như một thằng mafia, nó thò tay vào bụng, làm động tác rút súng rồi nheo mắt bóp cò, miệng '' pằng, pằng..."
Nó kể bên Nga cướp nhiều lắm. Bọn nó buôn xanh nên lúc nào trong người cũng có súng. Nó về VN chơi, tranh thủ xả láng, sang bên kia sống chết lúc nào không biết... Năm sau, đầu 1993, Cường về. Nó về chịu tang mẹ nó. Nó khóc như mưa như gió, khóc đến ngất lên ngất xuống vài chục bận, người cứ thỉu đi. Hết 49 ngày, nó lại đi. Nó chào tôi và nói: Tao đi lần này, chắc sẽ không về nữa. Mẹ tao mất rồi, tao cũng không muốn về. Tôi thắc mắc mãi với câu nói đó. Giỗ chạp, nó cũng không về sao ??? Từ đó, tôi bặt tin nó. Không một bạn bè nào còn biết. Có thằng gần nhà anh nó có hỏi, thì anh nó chỉ trả lời ngắn gọn là nó vẫn bình thường. Dạo đó, đâu như khoảng 1996.
Những người bạn. Đâu đó cứ lẩn quất và hình bóng họ không xa rời tôi. Họ đều là những mảnh đời riêng rẽ và với phận số riêng rẽ. Có những người đã chết. Với họ, tôi sẽ có những bài viết riêng. Với Cường, không biết nó còn sống không với môi trường nó đã kể. Với tôi, khi đã là bạn, lúc nào cũng là bạn. Tôi định nghĩa chữ bạn rất trọng. Bạn, có thể vì những khúc mắc, làm cho nhau những điều buồn lòng trong cuộc sống, bởi sự tương tác xã hội, bởi những định hình và những sự vần xoay cuộc sống, nhưng chỉ cần hiểu, họ cũng như mình. Sẽ có những lúc không thể làm chủ bản thân, nhưng, cái đọng lại là sự tha thứ. Và bạn, thì không phải là của riêng để mà tùy ý sử dụng hay ban phát. Thế nhưng, nếu đã không còn là bạn, thì chỉ nên ứng xử vừa phải. Trong cuộc đời, tôi cũng đã chứng kiến những sự cay cú. Nhưng nhìn nhận khách quan, sự cay cú đó chỉ là liều thuốc độc cho chính chủ nhân sở hữu nó.
Có một câu nói vui về tình nghĩa, chép ra đây hầu các bạn và tùy từng nhân sinh quan, sẽ có nhận định cho mình: Anh em như thể tay chân, vợ như là quần áo. Tay chân có thể què cụt, nhưng nhất định là không thể cởi truồng !!! :)))))))))))))))))
Trong những câu chuyện trên giời dưới bể, bạn tôi hỏi về một anh bạn khác, là Cường Tanô. Cường học cùng bọn tôi, riêng với tôi lại còn học cùng từ năm lớp 3, nhưng năm thứ 2 đại học thì Cường đi Nga. Gọi là Tanô, vì Cường có bộ mặt lạnh như nhân vật Tanô trong Một mình chống lại Mafia. Nhà Cường khá giả. Mẹ có hiệu thuốc Tây, hai hiệu hẳn hoi trên quận Hoàn Kiếm, bố là hiệu trưởng một trường phổ thông. Anh Cường có học vị tiến sỹ ở Anh. Chị gái làm hàng không. Sơ qua để thấy, Cường thuộc dạng con nhà. Bọn tôi đi học hồi đó, một tuần được cho năm đến bảy ngàn tiêu vặt, đi xe máy thì được cho thêm tiền đổ hai lít xăng. Riêng Cường, đều như vắt chanh sáng ra mẹ cho 10.000đ là ít, không toàn 15 với 20.000. Cơm bụi ở trường hồi đó bán 1,5 đến 2.000đ/suất. Xăng 1000đ/lít, sau lên 1.500 với 2.000đ/lít. Chè chát 200đ/chén, thuốc lá Vinataba 300đ/điếu.
Chơi thân với nhau, tôi biết tính bạn. Cường không quân khu bao giờ, học hành hồi cấp 3 rất tốt. Chỉ mỗi tính lỳ. Cấp 2 cấp 3 tôi nghịch nổ giời, nhưng Cường chả bao giờ có chuyện bùng tiết nhảy tàu điện hay ra hồ Tây bơi nghịch, không hút thuốc la cà quán xá. Tính không ít nói, bình thường nhưng Cường chơi với tôi kiểu khác. Thân nhưng không bao giờ Cường nói chuyện tôi bùng học, bỏ tiết, bày trò nghịch ngợm, chỉ im lặng và chia sẻ việc học, những việc linh tinh lang tang mà tuổi học trò thường trải qua. Vào đại học, tập tọe hút thuốc cho ra vẻ người lớn, ho sặc gạch mặt đỏ như cua luộc, nước mắt nước mũi giàn dụa rồi tuyên bố: Tao sẽ hút được thuốc, uống được rượu, rồi chơi cả thuốc lào !!! Và rồi chỉ nửa năm, Cường vượt cả sức tưởng tượng của tôi.
Cường chơi với mấy thằng mà lúc đó, bọn tôi gọi là đại bàng mới mọc lông. Bọn này lưu manh từ bé, chuyên ăn mép quanh chợ Kim Liên. Mấy thằng này không hiểu sao cũng chui được vào trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Cường đi cướp giật. Chuyên giật hoa tai, túi xách, dây chuyền. Mà Cường lại là chủ trò, từ lên kế hoạch đến trực tiếp ra tay. Một hôm đến lớp với cái quần bò toạc gối, cái cùi tay xây xát, Cường bảo ngã xe và hỏi tôi cách điều khiển xe máy làm sao để giữ thăng bằng. Hồi đó bọn tôi hay đua xe như mấy thiên thần 9X bây giờ. Cường hay ngồi sau tôi, nhưng không bao giờ hú hét. Tôi mang xe ra bãi trống sau trường, chỗ bây giờ là khu đô thị Văn Quán - Hà Đông để dạy. Cường hỏi bộp luôn: Giả sử mày đèo tao, đi song song một thằng mà tao lại nhô người ra như thế này, mày làm sao giữ thăng bằng xe mà không ngã ??? Lúc đó tôi cũng giảng giải, hai thằng lên xe chạy quanh bãi, rồi Cường nhảy lên lái... Về, tự dưng tôi thắc mắc.
Bởi, chưa bao giờ Cường tỏ ra muốn làm tay lái lụa. Không hề như đa số muốn thể hiện, nào tập đánh võng, nào tập bốc đầu, nào đổi lái khi đang chạy, nào quay com-pa 180độ và 360độ, nào tạt cánh đánh đầu... Cường chỉ hỏi thêm về cách tăng ga, dồn số thế nào để có đà bốc mà chạy nhanh, đại loại thế. Rồi Cường đi học rất thưa. Tôi hồi đó hay đi xứ. Đi xứ tức là đi buôn. Xứ là xứ xa. Muốn tự lập, nên tôi cùng một cậu bạn đi buôn hàng người ta gửi về từ các nước XHCN cũ. Thường thì các địa chỉ đó ở xa Hà Nội, nên ra Ngọc Khánh mua tờ địa chỉ 500đ, chừng mấy chục chỗ là bọn tôi đi. Tuần đi 3 đến 4 chuyến, có khi ham, đi cả tuần. Việc điểm danh nhờ bạn bè. Nhưng có hôm, bạn tôi bảo dạo này Cường không đi học. Tôi gọi qua nhà nó cũng không gặp. Mấy ngày liền như vậy, rồi tôi bắt gặp nó ở quán nước bọn tôi hay tụ tập.
Nó rủ tôi lên hồ Tây ăn bánh tôm. Tôi thấy nó khác khác nhưng kệ. Tôi khoái gì cái món đó, tôi chỉ rượu với bỗ bã vỉa hè là thích, nhưng chiều bạn thì cứ đi. Cả buổi ngồi, nó cứ xa vắng nhìn ra hồ Tây và uống bia ừng ực. Tôi hỏi có chuyện gì, nó không nói rồi bất thần, nó đập cái cốc bia vại xuống đất kèm câu chửi: Đcm cái xã hội này... Mắt Cường long lên vằn tia đỏ. Nó lướt cái bản mặt lạnh như cứt ngâm quét ra xung quanh. Hành động đập cốc làm mọi người chú ý, nhưng nhìn cái bản mặt lạnh lẽo như thằng cô hồn của nó thì ai cũng quay đi.
Nó bảo tôi: mày có chỗ uống rượu nào thì tao với mày đi. Tôi lôi nó ra bìa hồ Trúc Bạch, cuối phố Nguyễn Biểu. Dạo đó hồ Trúc Bạch chưa kè và xây đường dạo quanh như bây giờ, chỗ cuối phố có cái biệt thự Pháp cũ, ở đó có một bà cụ bán đồ nhậu đựng trên một cái mẹt tre. Ngồi trên mấy cái ghế gỗ thấp, cứ tìm chỗ vắng trên vỉa hè, hoặc lòng đường cũng được là ngồi. Vì cuối phố, nên họ chặn một cái hàng rào cây ngăn cách hồ nên lòng đường ngồi thoải mái. Cường vốn uống không tốt lắm, nên một lúc nó say. Nó đưa tôi một nắm tiền, toàn loại 5.000đ. Nó bảo cầm mà tiêu. Tôi lúc đó đâu có thiếu nên bảo nó cầm lại, nhưng nó cứ một mực bắt tôi cầm. Nó bảo: Cầm đi không ít nữa tao cũng không có cho mày đâu. Lúc này thì tôi nghĩ có chuyện thật rồi. Tôi ép một hồi, Cường thở dài rồi bảo: Tao đi ăn cướp rồi ! Đến lúc đó, nó đếm ra nó đã làm được gần chục vụ rồi.
Tôi hết sức can nó và nói rất nhiều. Nó bảo nó chán là vì nó thấy bế tắc. Nó nhìn đâu cũng thấy tiêu cực. Kinh tế nhà nó, anh nó học hành nước ngoài, chị nó cũng vậy toàn do mẹ nó buôn thuốc Tây, chứ bố nó nhà giáo mô phạm, kiếm được đâu. Nó so sánh với các KTS lão làng, trong đó có bố của một thằng bạn, bảo như các ông ấy, như ông X ấy, không xuất khẩu lao động sang Lào thì '' làm đ..éo gì có tiền nuôi 2 con, nhưng cái giá phải trả là mất vợ ''. Ông X là 1 KTS lão làng, bố của một người bạn chung với chúng tôi, những năm 1987 phải xung phong sang Lào làm chuyên gia để kiếm tiền, vợ ông không chịu được xa chồng nên bỏ. Rồi nó chửi tất tần tật, từ thể chế đến xã hội... Tôi giật mình. Thú thực lúc đó, tôi chả có ý niệm gì về thể chế, về điều hành chính phủ cả, lúc đó là năm 1991. Vậy mà nó, trong cơn say, đã nói như hót về sự bất mãn.
Cường bảo, nó nhúng chàm rồi, giờ nó không quay lại được nữa. Nó nói lần này gặp nhau là lần cuối, nếu nó bị bắt, nó sẽ không khai là nó đã kể chuyện với tôi, và tôi cũng không được kể chuyện cho ai. Nó muốn tâm sự với tôi nhưng lại không muốn tôi liên lụy với nó. Hôm sau nó đến trường, cười tươi như không có chuyện gì, xuống quán trả nợ hết cho anh em, rồi lại cắm ở đó mấy trăm ngàn, bảo bà chủ ai cần ăn gì tiêu gì cứ trừ vào tiền đó. Rồi cả lũ đi đập phá. Tôi quặn cả lòng khi thấy bạn bè cùng lớp đang ăn chơi đồng tiền do nó đi ăn cướp một cách vô tư. Chúng nó cũng thắc mắc tại sao Cường có tiền, nhưng lại tặc lưỡi một cách vô tư như những thằng con trai mới lớn vẫn thường thế.
Tối đó, hai thằng tôi lại ngồi với nhau. Tôi ngủ lại căn nhà mà nhà nó mua cho anh trai nó. Hóa ra, nó lấy cái nhà đó làm điểm tập kết với hai thằng lưu manh kia. Tôi dò xem có đúng bọn kia lôi kéo nó không thì hóa ra không phải. Nó bảo: Ăn cắp, móc túi là loại hạ đẳng. Có gan thì đi ăn cướp chứ cái trò ăn cắp hèn hạ, nó khinh !!! Chuyện của nó rồi cũng không giấu được bố mẹ nó. Nhà nó hoảng lên. Anh trai xin phép nghỉ bay từ Anh về. Cả nhà nói, nó cứ lầm lỳ không nói gì cả. Cuối cùng, biện pháp đưa ra là nó phải đi nước ngoài, đi Nga. Chị nó có đường dây buôn bán qua hàng không, sẽ giúp nó kiếm tiền khi qua bên ấy, còn nó, nó sẽ học một trường đại học để lấy cái cớ ra đi. Thời gian chờ móc nối, lo lót thủ tục là 3 tháng. Ba tháng đó, tôi ở hẳn với nó. Bọn kia cũng vẫn qua lại thường xuyên, ăn ngủ chơi bời, nhưng tuyệt đối không có chuyện gây án với Cường nữa.
Sau đó Cường đi. Năm sau, lúc tôi đang ngủ thì nó lay tôi dậy. Nó về chả báo ai. Nó về chơi, xòe cả sấp xanh lè tiền giãy chết, bảo tôi thiếu lấy tiêu. Cười hềnh hệch. Tôi hỏi nó học ngành gì, nó bảo: Tao đ..éo biết, chỉ biết là ngoại thương, còn học gì tao chịu. Tao có tên, nhưng tao không đi học. Điểm danh có người làm hộ, thi có người thi hộ, 5 rúp/môn, cứ xòe xu ra trả. Tao tham gia buôn xanh (đô la) trong cái dây bà chị giới thiệu. Rồi như một thằng mafia, nó thò tay vào bụng, làm động tác rút súng rồi nheo mắt bóp cò, miệng '' pằng, pằng..."
Nó kể bên Nga cướp nhiều lắm. Bọn nó buôn xanh nên lúc nào trong người cũng có súng. Nó về VN chơi, tranh thủ xả láng, sang bên kia sống chết lúc nào không biết... Năm sau, đầu 1993, Cường về. Nó về chịu tang mẹ nó. Nó khóc như mưa như gió, khóc đến ngất lên ngất xuống vài chục bận, người cứ thỉu đi. Hết 49 ngày, nó lại đi. Nó chào tôi và nói: Tao đi lần này, chắc sẽ không về nữa. Mẹ tao mất rồi, tao cũng không muốn về. Tôi thắc mắc mãi với câu nói đó. Giỗ chạp, nó cũng không về sao ??? Từ đó, tôi bặt tin nó. Không một bạn bè nào còn biết. Có thằng gần nhà anh nó có hỏi, thì anh nó chỉ trả lời ngắn gọn là nó vẫn bình thường. Dạo đó, đâu như khoảng 1996.
Những người bạn. Đâu đó cứ lẩn quất và hình bóng họ không xa rời tôi. Họ đều là những mảnh đời riêng rẽ và với phận số riêng rẽ. Có những người đã chết. Với họ, tôi sẽ có những bài viết riêng. Với Cường, không biết nó còn sống không với môi trường nó đã kể. Với tôi, khi đã là bạn, lúc nào cũng là bạn. Tôi định nghĩa chữ bạn rất trọng. Bạn, có thể vì những khúc mắc, làm cho nhau những điều buồn lòng trong cuộc sống, bởi sự tương tác xã hội, bởi những định hình và những sự vần xoay cuộc sống, nhưng chỉ cần hiểu, họ cũng như mình. Sẽ có những lúc không thể làm chủ bản thân, nhưng, cái đọng lại là sự tha thứ. Và bạn, thì không phải là của riêng để mà tùy ý sử dụng hay ban phát. Thế nhưng, nếu đã không còn là bạn, thì chỉ nên ứng xử vừa phải. Trong cuộc đời, tôi cũng đã chứng kiến những sự cay cú. Nhưng nhìn nhận khách quan, sự cay cú đó chỉ là liều thuốc độc cho chính chủ nhân sở hữu nó.
Có một câu nói vui về tình nghĩa, chép ra đây hầu các bạn và tùy từng nhân sinh quan, sẽ có nhận định cho mình: Anh em như thể tay chân, vợ như là quần áo. Tay chân có thể què cụt, nhưng nhất định là không thể cởi truồng !!! :)))))))))))))))))
Trả lờiXóaRất có năng khiếu kể chuyện giời ơi đất hỡi của thời ơ kìa ...:))
Viết dài hơi và trôi chảy thế sao không gởi báo hả Phong Ca ? Em làm biên tập cho :)
Thích tư tưởng này :
" Và bạn, thì không phải là của riêng để mà tùy ý sử dụng hay ban phát. Thế nhưng, nếu đã không còn là bạn, thì chỉ nên ứng xử vừa phải. Trong cuộc đời, tôi cũng đã chứng kiến những sự cay cú. Nhưng nhìn nhận khách quan, sự cay cú đó chỉ là liều thuốc độc cho chính chủ nhân sở hữu nó... "
Báo mà đăng những chuyện này thì phải là báo có mục: Giời ơi đất hỡi nhể cô Thụy :)) tìm đê, báo nào nhận đăng, anh share nhuận bút chia hoa hồng commison đàng hoàng :))
Trả lờiXóaAnd, thank about like idea.
Tôi đến từ nhà HV đây, xin mời các ông sang bên ấy chúng ta chém gió:))
Trả lờiXóaNói chuyện có tên thú vị hơn ông bạn à. Gió máy nhiều, cảm chết :))
XóaEm có thằng bạn cùng xóm. Lúc nhỏ hai đứa cái gì cũng chung: chung đường, chung lối, chung lớp, tất nhiên là chẳng chung đôi.
Trả lờiXóaLúc nhỏ học cấp 1 nó với em kèn cựa nhau vị thứ nhất nhì lớp. Mẹ nó nghiêm khắc nên nó ngoan ghê lắm. Nhà nó khấm khá dần lên, ba nó thầu chiếu phim, thời đó nhà nó hốt bộn tiền.
Nhưng kể từ đó nó sinh hư. Nó bỏ nhà đi. Chục năm sau gặp lại, nó gọi em í ới, ra chiều mừng rỡ và trân trọng lắm.
Nghe đâu nó đã thành giang hồ xịn trùm sò một cõi ở phố. Mặt nó có một vết sẹo lồi vắt ngang nửa mặt, xém tí em không nhận ra.
Why?
Khà khà khà... Why ? Why u don't ask him ? :)))))
XóaCái giá để trở thành '' giang hồ xịn '' không rẻ đâu ML à. Và nó có nhiều giá, nhiều tầng nấc lắm...
HV ghé thăm anh nè, hehe...
Trả lờiXóaGhé thăm mà cười tươi thế này là vui rồi, cuối tuần happy nhé HV.
XóaXem ra nụ cười của ng đẹp còn hơn 10 thang thuốc bổ
XóaHe he ! Bang chủ thấu cảm cho Thiên -hạ-đệ-nhất-si-tình phải có . . .mặt nạ hehe
XóaỞ đâu có A Tử ở đó có . .Du Thản Chi hehe
Cái chính tả nó. . . tả chính tui, Bang chủ kg đoán ra sao. .
Mấy lời nói hộ cho anh Nặc hehe
Ok, nhất trí quan điểm: Đâu có A Tử, ở đó có Du Thản Chi :)), khà khà khà...
XóaEm cũng có những người bạn thân từ thuở hàn vi, thân nhau gần 30 năm trời cũng nhiều chuyện lắm, tiếc là không có năng khiếu viết như anh hichic
Trả lờiXóaEm tiếc vì bạn em hay là em tiếc cho em :)))))))))
XóaChị qua thăm em đây! Để ngắm nghía chủ nhà, chị phải đọc nhiều nhiều một tí đã nhé. Cảm xúc gì gì đó để chị nói sau.
Trả lờiXóaCông cuộc lục lọi mất nhiều thời gian lắm đấy. Phải kiên nhẫn nhiều đó chị :))
XóaĐọc mõi mắt lun, nghe Ca tám đã đời, khoái nhất câu cuối
Trả lờiXóa" Anh em như thể tay chân, vợ như là quần áo. Tay chân có thể què cụt, nhưng nhất định là không thể cởi truồng ! "
Chuẩn nhưng cần phải chỉnh, vì có lúc dù muốn hay không muốn, cũng phải ...cuổng trời. hì hì
Hè hè... Nhất trí quan điểm :))
Xóa