Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Người với người, sống là để phang nhau.


     Những ngày cuối năm.

   Quá nhiều chuyện đáng nói, quá nhiều chuyện không thể không để ý dù bộn bề trăm điều cần nghĩ, nhưng câu chuyện một người nhận bản án 7 năm vì tống tiền Tân Hiệp Phát là câu chuyện buồn nhất.

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Nhạy cảm à???!!!


   Nhạy cảm hả anh? Nhạy cảm có phải pháp lý không anh? Nhạy cảm là cái có trong khái niệm quản lý Nhà nước hả anh?

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Tổ cụ các anh!

   Hồi ơ kìa, cái hồi còn bao cấp những năm 80, đã nghe chuyện tiếu lâm về chuyện xây nhà không cần toilette.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Linh tinh chuyện cũ.


   Hôm rồi, gặp một ku quen biết. Nó chém ác liệt về một thời tuổi trẻ. Mặc quần ga (gabadin xanh bộ đội, kiểu quân khu, giờ gọi là đầu gấu) đi guốc mộc, sẵn sàng tẩn bất cứ thằng nào đến gần người yêu. Rồi cười hô hố.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Lại viết ba dòng lăng nhăng...


     Đây là một bức tường còn sót lại của một hộ dân sau khi mở đường tại Hà Nội. Đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy. Diện tích còn lại là 1,7m2, ông khổ chủ rao bán 1 củ ông Cụ.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Rượu đời.


     Uống rượu. Nó gọi thì sang. Cũng bởi chả có việc gì. Cũng bởi nó gọi để chúc mừng.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Hà Nội xưa cũ.


     Hà Nội mấy hôm nay nóng. Nóng từ sáng sớm khi những tia nắng đầu hắt xuống đã mang những hơi oi nồng, với một bầu trời xanh ngắt, thăm thẳm vời vợi và không một cụm mây.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Tháng Tư nhớ Sài Gòn.


      Mùa này là mùa hoa sấu rụng. Hoa sấu rụng đầy các gốc cây, lan đầy vỉa hè những đốm trắng li ti, mang theo những thoáng hương dịu nhẹ. Cùng với hoa sấu, lá sấu cũng rụng nhiều cùng lá xà cừ. Nhiều đoạn vỉa hè đẹp đến mê hoặc. Trên một đoạn đường, lá sấu rụng bay chao nghiêng như những cánh vô định, chợt như ào ạt... Chỉ tiếc không kịp rút máy để ghi lại khoảnh khắc đó vào một sáng hôm mai.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Chuyện xứ Lừa.


     Xứ Lừa kỷ @, kinh thành rợp bóng cây xanh. Dường như để tiệp với màu xanh cây cối có từ thời Phú Lãng Sa sang khai hóa, hồ Lục Thủy cũng khoe thêm sắc thẫm từ thời thần Kim Quy hiển thánh.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Quan trí - Dân trí và mất trí.

     Hôm qua đi uống rượu về, thấy nhẳng nhải trên ti vi vụ lình xình đề xuất tịch thu xe vi phạm nồng độ cồn và gây tai nạn, đúng lúc anh Thiền Sỹ phó chủ nhiệm UBATGT quốc gia phát biểu... Rượu thì lâng lâng, tây tây, buột miệng chửi: Ôi cái định mệnh nhà anh!

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Phố mưa.


     Hà Nội bắt đầu những ngày mưa phùn. Thứ mưa xuân dai dẳng, lép nhép và ẩm ướt, kéo lê thê qua những ngày.

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Niệm ức.


     Đã rất lâu lắm mới đi lại con đường thuở đi học. Ngày đó, đường 6 - quốc lộ 6, đoạn nối Hà Nội đi Hà Đông bắt đầu từ Ngã tư Sở, được gọi là đường Nguyễn Trãi từ lúc nào chả rõ nữa.

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Từ thiện và thương hiệu.


     Tấm hình trên là hình chụp một quán cơm có giá 2000 đồng/suất tại Sài Gòn, được mở vào năm 2009.

     Với những người ở Sài Gòn thì chuyện quán cơm 2000 đồng này chắc là không lạ, bởi nó đã được đăng tải nhiều và cũng gây ra nhiều luồng dư luận. Những người mở ra nó nói rằng, nó là một mô hình từ thiện, dành cho người nghèo. Sở dĩ họ thu 2k cho một suất cơm là vì họ không muốn người nghèo có cảm giác bị bố thí. Đó cũng là một cách lý luận.

     Với tôi, ngay từ ngày đầu tiên đọc về việc này, đã mang đến trong tôi một cách nghĩ rất gợn. Từ thiện vốn là một căn bản tính của gốc người, nó cũng thể hiện văn minh xã hội. Đến khi tôi đọc một bài phản bác cái suất cơm 2000 đó, tôi thấy cũng có lý. Tác giả phản bác nhìn nhận ở một góc độ của kinh tế học. Anh cho rằng một quán cơm bình dân có suất ăn 20.000 đồng nếu đứng gần một quán từ thiện 2000 đồng kia, hẳn quán bình dân sẽ đóng cửa.

     Chính xác là như vậy. 

     Quán 2000 đồng bán một ngày 500 suất, sẽ đồng nghĩa với 500 suất của quán 20.000 đồng sẽ thất thu.

     Tác giả phản đối quán 2000 đồng cũng phản biện rằng, anh hãy từ thiện luôn đi, đừng thu dù chỉ một đồng, và nếu anh muốn từ thiện thật, hãy lên Mù Cang Chải hay vùng xa heo hút nào đó mà làm, bởi nếu anh nhân rộng mô hình 2k này, điều đó là phá giá thị trường. Nếu nhìn thêm ở một góc khác, sẽ là biến anh chủ của quán 20.000 kia thành khách của quán 2k.

     Thực ra, nói một cách thật lòng, tôi cũng không thích cái mô hình 2k. Bởi nói một cách thực lòng, người nghèo ở Việt Nam là có, nhưng không thể là nghèo đến mức phải ăn từ thiện. Tôi tin rằng, nhất là ở thành phố, lại là thành phố lớn như Sài Gòn hay Hà Nội, Hải Phòng hay Đà Nẵng, không có ai phải đói vì không có cơm ăn. Tôi chỉ tin họ có thể ăn không đủ ngon, chưa hẳn no cũng có thể, (chỉ là có thể thôi), chứ không thể là đói.

     Anh có thể làm điều anh cho là đúng, và nếu vậy, anh hãy kiên định với cách mà anh nghĩ. Nhưng anh cũng cần để ý rằng, sẽ có những cách nhìn nhận khác mà anh sẽ cần tôn trọng cho dù nó là sự khác biệt. Anh cho rằng tác giả phản đối mô hình 2k của anh sẽ làm chùn bước những ai đang có dự định, ý định tham gia vào chương trình của anh. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bởi lý luận về mô hình của anh chưa đủ thuyết phục.

     Nếu ai đó đã từng sử dụng lao động tại Việt Nam, thì sẽ phải công nhận một điều rằng, công nhân và ý thức lao động của mình còn rất kém. Và lười biếng, tìm đủ mọi cách bớt công cho đỡ nhọc sức cũng là một hiện tượng mà chủ sử dụng lao động cũng phải đối phó. Nên tôi tin rằng, cứ có quán bán với giá 2k là có người đến ăn. Nhưng nếu anh bán 5k thì người ta sẽ nghi ngờ và nếu là 10 hay 15k/suất thì chắc chắn là anh sẽ thất bại thảm hại, cho dù thực chất cái suất cơm của anh có giá thực là 50k, anh chỉ bán với giá 10k hay 15k, cũng với ý nghĩa đó là sự thiện nguyện.

     Bởi vậy, tôi thiên về suy nghĩ rằng, những người mở quán 2k là những người rất thông minh. Họ hiểu rõ về thị trường và cả tâm lý tiêu dùng cũng như văn hóa tiêu dùng nữa. Họ cũng là người có tiền nữa. Người có tiền, nhất là tiền làm ra từ mồ hôi nước mắt, từ lao tâm khổ tứ, kể cả là mưu sâu kế hiểm đi nữa thì nhất định không bao giờ là người thiếu suy nghĩ. Nói một cách ở một sự nhìn nhận khác, thì như xã hội vẫn nói, nó là một hình thức tán lộc. Họ cũng đã thành công ở cách họ tán lộc như vậy. 

     Họ hoàn thành đủ các suất cơm cho một ngày bán với sự đảm bảo về chất lượng. Các suất cơm đó được bán hết sạch sẽ và được đón nhận với dư luận chung là tốt. Vậy hình thức tán lộc này phải được hiểu là một sự thành công.

     Vậy vấn đề chỉ còn đến từ những ai nếu kinh doanh cơm bình dân, thì hãy dàn xếp hay khẩn trương tìm địa điểm mới, nếu có một quán cơm 2k ở gần địa bàn mình trong phạm vi bán kính mà sự đe dọa về cạnh tranh là hiển nhiên.

     Tôi có một anh bạn mở một võ đường tại một chùa ở Hà Nội. Anh cùng với nhà chùa tổ chức nấu cháo từ thiện tuần một lần và mang vào một số bệnh viện để phát miễn phí. Anh có rủ tôi một vài lần tham gia, nhưng tôi cớ bận để từ chối. Bởi bệnh viện tuy nhiều người nghèo thật, và một bữa cháo miễn phí cũng là điều tốt đối với những đối tượng thụ hưởng, nhưng tôi vẫn tin rằng họ chẳng nghèo đến mức phải trông đợi bữa cháo đó của chùa và anh. Tôi tin là chùa làm điều đó bởi bản thân chùa cũng sẽ thấy thoải mái hơn, anh bạn tôi và các học trò của anh đi phát cháo cũng sẽ thấy vui hơn, vậy thì cứ làm. Tôi không muốn nhưng tôi tôn trọng và không có ý kiến.

     Ở các nước giãy chết, họ cũng có những cơ sở thiện nguyện phát cháo, bánh mỳ và cấp chỗ ngủ cho những người vô gia cư (home less). Nhưng anh muốn có một chỗ ngủ, anh phải đăng ký trước. Anh muốn có cháo, anh cũng phải làm như vậy. Họ có kỷ luật của họ trong cách họ phục vụ hay phân phát lòng nhân ái.

     Anh bạn viết bài phản đối có nói một ý tôi cho là rất đúng. Đúng với những đối tượng được coi là lười biếng và ỷ lại. Thay vì hãy thức dậy sớm, vác xác ra đường để kiếm tiền mua một suất cơm 20.000k, thì anh lại nằm nướng ra đó cho đến 11h và tiêu 2k cho một suất cơm mà đáng ra anh phải dậy sớm để có nó. Và đúng thêm nữa là, thay vì tiết kiệm những đồng tiền đáng nhẽ phải bỏ ra mua cơm, thì ai biết rằng anh sẽ mua cả chục cái xổ số, đánh một con đề hay xiên một con lô???

     Tôi gặp một ông già trồng nấm người Trung Quốc, hiện đang ở Hà Nội. Ông già nói với tôi rằng, công nhân VN lười và ẩu lắm. Ông ấy nói, với cái trang trại hiện tại của ông ấy, nếu ở Trung Quốc thì ông ấy nhẹ nhõm hơn nhiều và công nhân cũng có thu nhập cao hơn nhiều. Nhưng ở VN, ông ấy chỉ trả cho nhân công được 150k/ngày, bởi không thể trả thêm. Phát cho găng tay và mũ bảo hộ khi làm nấm để tránh tiếp xúc trực tiếp, làm hại nấm thì nếu có mặt ông ấy, họ đeo vào, không có mặt ông ấy, họ bỏ ra. Điều đó gây hại cho năng suất. Không có năng suất cao, sao ông ấy trả lương cao được. 

     Điều đó đúng. Tôi làm thiết kế cũng vậy. Rất nhiều lần đã phải nói thẳng với nhà thầu, với những nhân công nhận việc của chủ nhà là đừng có làm trò với bản vẽ của tôi. Nhân công cao hay thấp nó có giá chợ, đừng có xiếc với gia chủ để thay đổi bản vẽ của tôi cho bớt công đi, trong khi tiền nhận của chủ thì không thiếu một xu.

     Hoặc giả khi làm nội thất cũng vậy. Cái thói lười của việc không chấp nhận cái mới, cứ làm theo một lối mòn nhiều khi thành sự cố hữu. Khi mà Ikea, khi mà các vật dụng nội thất thông minh trên thế giới trở thành phổ biến với rất nhiều những cải tạo, từ những cái chốt, cái bản lề...giúp cho người thợ nhàn hơn nhiều, thì họ lại lười đến mức còn không muốn tìm hiểu xem cái vật tư đấy nó vận hành ra sao nữa. Họ vẫn muốn làm mộng, cưa xẻ, đóng đinh như đã hàng chục năm nay họ vẫn làm như vậy.

     Những trò khôn vặt và sự lười biếng luôn và có lẽ là mãi sẽ là một thuộc tính. Tôi không muốn nói về cái gì sẽ được nếu thương hiệu cơm 2k của nhóm Người Tôi Cưu Mang phát triển thành một nhãn hàng có giá. Bởi nói nghiêm túc, với cách làm đó, nhận diện thương hiệu chả mấy chốc mà thành. Tôi, bạn hoàn toàn có thể nghĩ rằng, khi mà nó thành một thương hiệu, thì sẽ có một ai đó sẽ tiếp quản nó. 

      Các cụ vẫn nói: Biết được ma ăn cỗ! 


Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Hết tháng.


     Sắp hết tháng 1 rồi. Gần tháng nữa là Tết. Vẫn thấy mình lầm lụi như khi nào. Chả hồ hởi hơn, không gấp gáp gì. Nhọc nhằn chả hẳn nhưng sao không thấy vui. Hình ảnh chiếc xe đạp chở đầy bánh giò này là hình ảnh đại diện cho số đông các cuộc mưu cầu sống. Nó là sự tần tảo. Kiếm tiền thì kiểu gì cũng phải tần tảo hết.

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Vu vơ tháng 1.


     Hà Nội trở rét sau mấy ngày sương mù kín đường. Rét, chứ không còn là lạnh nữa.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Con bệnh và niềm tin.


     Ông Nguyễn Bá Thanh bị ốm. Chính thức gần đây người ta bảo ông bị rối loạn sinh tủy.