Đã là tháng 12 rồi. Đã là cuối năm. Chả còn mấy thời gian nữa sẽ lại là một năm mới. Hà Nội đã bắt đầu lạnh. Năm nay lạnh sớm hơn mọi năm khi đầu tháng 10 đã có đợt gió mùa đầu tiên, và tháng 11 với nhiều đợt gió về. Nhưng bao giờ cũng thế, khi nào cũng vậy, tháng 12 đến hết tháng 1 bao giờ cũng là quãng lạnh nhất.
Tôi nhớ Hà Nội. Khi những mồ hôi đang đẫm lưng áo giữa một chiều mùa khô Sài Gòn, nắng dang chói mắt làm thèm một ly cafe đá, tôi lần ra bờ cỏ, dưới một gốc cây bằng lăng khô trụi những quả nhìn thoạt như quả lim hay quả xà cừ vẫn mọc đầy các con phố Hà Nội, nhưng quả xà cừ to hơn và không có những chúm tua chĩa lên như quả bằng lăng khô. Cây bằng lăng có những tán râm rải rác, đủ để làm dịu đi những ánh chói của mặt trời. Tôi ngồi xuống và nghĩ về sự khác biệt của cùng một năm tháng, nhưng lại khác về tiết trời. Và nhớ Hà Nội.
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa... Đó là một ca từ của một bài hát. Hà Nội đầu đông ít mưa. Những cơn mưa rào mùa Hạ thì đã qua từ lâu lắm rồi. Những cơn mưa bão mỗi độ Thu về cũng đã hết. Quãng độ cuối tháng 12 bắt đầu mưa phùn. Thứ mưa không lớn, nhưng lép nhép. Mưa phùn thường kèm với gió bấc. Sau những quãng đó, mưa xuân, thứ mưa bụi gần giống với mưa phùn, nhưng hạt nhẹ li ti, li ti bắt đầu xuống, để với Nguyễn Bính sẽ là: Bữa ấy mưa xuân phấp phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy...
Có đôi lúc, khi còn ngoài Hà Nội, tôi cũng nổi hứng nhớ về một thời thanh niên cách đây hơn hai mươi năm với những cuộc đi bụi đêm, mà bọn tôi hay gọi là đi solist. Cái từ đó là chỉ tay chơi guitar với một cuộc dạo, hay phiêu với một chuỗi âm thanh réo rắt trong cảm hứng người chơi, một cuộc độc thoại đem lại cho người thưởng nhĩ một cảm xúc khoái tả. Nhưng từ solist bị đem ví với mấy ông nhập nha, chuyên đột vòm vào nhà người ta vào ban đêm và hành động cũng một mình. Và thành từ lóng chỉ trộm đêm. Rồi đi bụi đêm như bọn tôi, tức là đi chơi đêm cũng thành solist. Hà Nội về đêm rất đẹp. Phố vắng lặng. Chỉ còn sự xào xạc của những vòm cây thẫm cao qua những chuyển động thinh không trong ánh sáng vừa tầm của những ngọn đèn đường khuya, hắt thứ ánh sáng vàng úa xuống mặt đường nhánh thẫm. Đi vào mùa lạnh mới thú. Bởi không còn mồ hôi, và bởi là phải đi bộ. Đóng những áo lạnh các tầng các lớp, quấn thêm chiếc khăn phu-la trùm đầu rồi vòng quanh cổ, vừa đi vừa xoa xuýt. Phố đêm, đèn mờ giăng giăng... Điệu bolero thướt tha, mang lại cảm giác vời vợi nhưng ấm áp.
Đó là lúc lần ra ga Hàng Cỏ hoặc lộn xuống mạn Vân Hồ, nơi có quán phở quen. Ông chủ quý mấy thằng ranh hay làm trò để móc xí quách. Lâu dần thành quen, cũng từng giang hồ một thời ngang dọc nên cái sự trải đời chỉ thoáng qua là biết. Mười thằng solist đêm thì có đến chín thằng không nghịch thì cũng quậy tới bến. Cái chất nó lộ ra ngay không giấu được với người từng trải. Thấy mấy ông mãnh lò dò xoa xuýt đến, lại canh đúng giờ bốc mả thì chỉ có vục muôi vào thùng nước dùng mà vớt xương cho các ông bốc mả đi thôi, nhưng với sự độ lượng đàn anh, thêm cho mấy cục xẩu với mấy dẻ xương sườn còn loi nhoi tý thịt và ít bạc nhạc. Uống tý nước cho ấm bụng đã, rồi uống rượu. Ông chủ đặt tô nước dùng nóng hổi, bốc khói thoảng hương thơm dậy, có thả ít hành lá và rau mùi băm nhỏ xuống chỗ bọn tôi ngồi... Đêm đông càng khuya càng buốt, canh nóng bốc khói, rượu hơ trên bếp, tô xẩu bốc mả nghi ngút tỏa hương thơm, một bát nhỏ lấy đến lưng nước dùng, vàng ngậy chút váng mỡ nhưng trong vắt, bỏ thêm gia vị, mỳ chính, chút tương ớt rồi quấy đều, làm thành bát nước chấm bố của tuyệt vời. Vị ngậy, ngọt đậm của thịt xẩu, ngọt bùi đến nút lưỡi của tủy xương được mút ra, sần sật đầu gân còn bám của những đầu xương ống, chấm với nước dùng chế biến có vị cay chua của tương ớt, mặn mặn và ngọt thanh mỳ chính gia giảm, thêm tý cay xé ớt tươi, độ cay chỉ đủ làm đậm thêm cái thú nhậu, thì trong một đêm đông khuya buốt với vi vút gió lùa những tàng cây, lại kèm với lách tách tiếng mưa phùn rỏ giọt ngoài mái hiên, thì với những ai đã trải, cái thú đấy nó là vô cùng tận...
Mùa đông Hà Nội với những cơn mưa phùn giá buốt. Cả con phố như xóa trong một màu trắng đục bởi lẫn với hơi sương. Những làn hơi khói thoát ra từ những khuôn miệng người ta. Mùa đông dường như làm người ta hối hả hơn. Hối hả trong những chuyển động, trong những công lên việc xuống hàng ngày. Như thể đi nhanh hơn để chạy trốn cái lạnh ngoài đường, làm nhanh hơn để còn về nhà quây quần quanh bếp ấm, bên bàn trà ủ nóng. Để được cởi bớt những áo lạnh bên ngoài. Để xoa đầu con trẻ mà hỏi han việc học, hay để cùng vào bếp sốt một nồi cà chua thịt băm, rồi chấm rau sống non xanh trong nóng hổi mà cùng ăn trong tấm tắc thưởng ngoạn...
Mùa đông Hà Nội, cái rét buốt như kim châm khi đi trên phố. Những ngày gió mùa về với mưa phùn, tạo thành sự quen thuộc mưa phùn gió bấc, cái rét đặc trưng cho miền Bắc. Con người như thu nhỏ lại trong co ro của so vai rụt cổ, cố giấu đi những lạnh giá đang châm buốt các đầu ngón tay ngón chân. Kể cả những ngày khô hanh gió lặng không mưa, cái lạnh khô héo như muốn làm nứt toác các làn da nhạy cảm bởi sự hút ẩm các dưỡng chất của da. Cái rét khô lạnh lẽo trong một môi trường độ ẩm cao của tiết trời, không thể cầm nắm, chẳng thể sờ thấy, chỉ thể cảm nhận qua xúc giác, hòa trong không gian, quện trong trời đất, với một sự ngọt ngào đến tê tái. Đó là rét ngọt.
Nhưng trong một ngày rét ngọt với hanh hao, dù làn da mốc thếch và ngứa ran của dị ứng thời tiết, chỉ cần là không mưa, không gió là đã có thể thưởng thức một món quà rất đặc trưng Hà Nội. Món nộm bò khô. Có lẽ nhiều nơi có món này, và ngay cả Hà Nội, nói đến nộm bò khô, người ta hay lên phố Hồ Hoàn Kiếm, con phố ngắn nhất Hà Nội, chỉ dài chừng năm chục mét, nối từ phố Cầu Gỗ ra phố Đinh Tiên Hoàng, nhìn chếch xéo sang cửa đền Ngọc Sơn với ngọn Tháp Bút tả thiên thanh, viết lên trời xanh. Con phố này nổi tiếng về món nộm này, từ khởi thủy là một ông người Tàu, từ cái thời Hà Nội còn leng keng tiếng tàu điện khuya sớm, với tiếng lách chách của một cái kéo đã sáng loáng từ lưỡi đến vòng tay cầm bởi đã dùng nhiều. Tiếng lách chách đặc trưng mà không cần tiếng rao, như một tín hiệu nhận biết một món quà vặt đã xuống phố. Nhưng với cảm nhận tôi, cùng với những tửu đồ ưa lang thang vỉa hè dân dã, nộm bò khô là phải lên phố Hàng Bún.
Cũng có chữ '' Hàng '', nhưng Hàng Bún không thuộc khu phố cổ, chỉ là vành đai bao quanh mà thôi. Nộm, cũng là sợi đu đủ xanh thái chỉ trắng xanh, xen thoảng vài sợi cà rốt hồng cam, để khô. Trộn lạc rang, rau kinh giới thái nhàu, rồi mới chan nước dấm tương khi ăn. Giòn sật với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt... Đời có vị gì, nộm đu đủ bò khô có vị ấy. Nhưng cái sự đặc biệt ở đây, là thịt bò lim. Gọi như thế là bởi khúc thịt bò khô được sấy cứng vỏ ngoài với màu nâu sậm như gỗ lim lên nước vậy. Cái đanh cứng của vỏ ngoài trái ngược với sự mềm dẻo của ruột hồng non bên trong. Cái khéo ở đây là vậy. Xé thịt theo dọc thớ, chấm với tương ớt cay nồng với thoảng vị dấm chua, vị ngọt, dai nhưng mềm tỏa khắp vòm miệng, đẩy vị giác lên đến sự tấm tắc. Sự tổng hòa các gia giảm món quà được chế biến với bí quyết riêng có này, không đâu có được. Thêm với những tách tỏi chiên, thơm ngậy và đã bớt đi nhiều vị nồng, chỉ để lại hơi ấm lan tỏa, đan xen với lá lách, dạ dày, gọi gộp là đĩa tá lả, thì những xoa xuýt ngọt ngào của giá rét kia đã xua bớt đi nhiều, đã hòa với sự thưởng thức món quà vặt. Không thể thiếu được với cánh tửu đồ là chai rượu nếp cái, loại nếp đục thơm ngọt, còn với các nhi nữ đang vây quanh cái mẹt tre nhỏ kia, đưa đẩy hương vị là ly nước gạo rang. Nước gạo rang ở đây khác hẳn, khác nhiều nơi khác. Hương thơm thoang thoảng mùi rang chảo nhưng không khô khét, vị ngọt bùi nhưng rất nhã và thanh, chắc hẳn cũng là một bí quyết riêng có của bà hàng.
Mùa đông Hà Nội. Sẽ còn, sẽ còn trở lại với mùa đông, với những món quà Hà Nội khi Sài Gòn vẫn đang trong những ngày mùa khô bức bối...
Mùa đông Hà Nội với những cơn mưa phùn giá buốt. Cả con phố như xóa trong một màu trắng đục bởi lẫn với hơi sương. Những làn hơi khói thoát ra từ những khuôn miệng người ta. Mùa đông dường như làm người ta hối hả hơn. Hối hả trong những chuyển động, trong những công lên việc xuống hàng ngày. Như thể đi nhanh hơn để chạy trốn cái lạnh ngoài đường, làm nhanh hơn để còn về nhà quây quần quanh bếp ấm, bên bàn trà ủ nóng. Để được cởi bớt những áo lạnh bên ngoài. Để xoa đầu con trẻ mà hỏi han việc học, hay để cùng vào bếp sốt một nồi cà chua thịt băm, rồi chấm rau sống non xanh trong nóng hổi mà cùng ăn trong tấm tắc thưởng ngoạn...
Mùa đông Hà Nội, cái rét buốt như kim châm khi đi trên phố. Những ngày gió mùa về với mưa phùn, tạo thành sự quen thuộc mưa phùn gió bấc, cái rét đặc trưng cho miền Bắc. Con người như thu nhỏ lại trong co ro của so vai rụt cổ, cố giấu đi những lạnh giá đang châm buốt các đầu ngón tay ngón chân. Kể cả những ngày khô hanh gió lặng không mưa, cái lạnh khô héo như muốn làm nứt toác các làn da nhạy cảm bởi sự hút ẩm các dưỡng chất của da. Cái rét khô lạnh lẽo trong một môi trường độ ẩm cao của tiết trời, không thể cầm nắm, chẳng thể sờ thấy, chỉ thể cảm nhận qua xúc giác, hòa trong không gian, quện trong trời đất, với một sự ngọt ngào đến tê tái. Đó là rét ngọt.
Nhưng trong một ngày rét ngọt với hanh hao, dù làn da mốc thếch và ngứa ran của dị ứng thời tiết, chỉ cần là không mưa, không gió là đã có thể thưởng thức một món quà rất đặc trưng Hà Nội. Món nộm bò khô. Có lẽ nhiều nơi có món này, và ngay cả Hà Nội, nói đến nộm bò khô, người ta hay lên phố Hồ Hoàn Kiếm, con phố ngắn nhất Hà Nội, chỉ dài chừng năm chục mét, nối từ phố Cầu Gỗ ra phố Đinh Tiên Hoàng, nhìn chếch xéo sang cửa đền Ngọc Sơn với ngọn Tháp Bút tả thiên thanh, viết lên trời xanh. Con phố này nổi tiếng về món nộm này, từ khởi thủy là một ông người Tàu, từ cái thời Hà Nội còn leng keng tiếng tàu điện khuya sớm, với tiếng lách chách của một cái kéo đã sáng loáng từ lưỡi đến vòng tay cầm bởi đã dùng nhiều. Tiếng lách chách đặc trưng mà không cần tiếng rao, như một tín hiệu nhận biết một món quà vặt đã xuống phố. Nhưng với cảm nhận tôi, cùng với những tửu đồ ưa lang thang vỉa hè dân dã, nộm bò khô là phải lên phố Hàng Bún.
Cũng có chữ '' Hàng '', nhưng Hàng Bún không thuộc khu phố cổ, chỉ là vành đai bao quanh mà thôi. Nộm, cũng là sợi đu đủ xanh thái chỉ trắng xanh, xen thoảng vài sợi cà rốt hồng cam, để khô. Trộn lạc rang, rau kinh giới thái nhàu, rồi mới chan nước dấm tương khi ăn. Giòn sật với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt... Đời có vị gì, nộm đu đủ bò khô có vị ấy. Nhưng cái sự đặc biệt ở đây, là thịt bò lim. Gọi như thế là bởi khúc thịt bò khô được sấy cứng vỏ ngoài với màu nâu sậm như gỗ lim lên nước vậy. Cái đanh cứng của vỏ ngoài trái ngược với sự mềm dẻo của ruột hồng non bên trong. Cái khéo ở đây là vậy. Xé thịt theo dọc thớ, chấm với tương ớt cay nồng với thoảng vị dấm chua, vị ngọt, dai nhưng mềm tỏa khắp vòm miệng, đẩy vị giác lên đến sự tấm tắc. Sự tổng hòa các gia giảm món quà được chế biến với bí quyết riêng có này, không đâu có được. Thêm với những tách tỏi chiên, thơm ngậy và đã bớt đi nhiều vị nồng, chỉ để lại hơi ấm lan tỏa, đan xen với lá lách, dạ dày, gọi gộp là đĩa tá lả, thì những xoa xuýt ngọt ngào của giá rét kia đã xua bớt đi nhiều, đã hòa với sự thưởng thức món quà vặt. Không thể thiếu được với cánh tửu đồ là chai rượu nếp cái, loại nếp đục thơm ngọt, còn với các nhi nữ đang vây quanh cái mẹt tre nhỏ kia, đưa đẩy hương vị là ly nước gạo rang. Nước gạo rang ở đây khác hẳn, khác nhiều nơi khác. Hương thơm thoang thoảng mùi rang chảo nhưng không khô khét, vị ngọt bùi nhưng rất nhã và thanh, chắc hẳn cũng là một bí quyết riêng có của bà hàng.
Mùa đông Hà Nội. Sẽ còn, sẽ còn trở lại với mùa đông, với những món quà Hà Nội khi Sài Gòn vẫn đang trong những ngày mùa khô bức bối...
Như thể đi nhanh hơn để chạy trốn cái lạnh ngoài đường, làm nhanh hơn để còn về nhà quây quần quanh bếp ấm, bên bàn trà ủ nóng. Để được cởi bớt những áo lạnh bên ngoài. Để xoa đầu con trẻ mà hỏi han việc học, hay để cùng vào bếp sốt một nồi cà chua thịt băm, rồi chấm rau sống non xanh trong nóng hổi mà cùng ăn trong tấm tắc thưởng ngoạn...
Trả lờiXóaĐoạn này vừa ấm lại vừa ...ngon :)
Nhưng " mấy cục xẩu " là đoạn xương không phải là xương ống mà ở chổ gần các đoạn khớp hả Phong Ca ?
Mình lại nghĩ nó là thứ xương tạp nhạp lòi xỉa lung tung và dính tẻo teo dúm thịt cơ!
XóaXẩu là các khúc xương vẫn còn dính nhiều thịt bao quanh. Với sự hầm nhừ của nồi nước dùng nên nhiều đoạn xương nhai được, nhưng nhả bã sau khi đã hút hết chất ngọt, ngậy của nó. Xương ống thông thường thì người ta róc hết thịt rồi, chỉ dùng để ninh và lấy chất ngọt từ tủy xương thôi. Nhưng đoạn ống mà đập dập, hút cái tủy bên trong thì ngọt thỉu.
XóaNhớ buổi sáng mấy đứa rinh về hũ kem lạnh toát, cả bọn nhào vô ăn, vừa ăn vừa xuýt xoa vì cảm giác lạnh thấm từ trong ra ngoài, từ ngoài vô trong thật đã đời.
Trả lờiXóaĐêm đến mưa phùn lất phất bay trên đầu, vài ba đứa lang thang khám phá phố phường về đêm dưới đèn mờ giăng giăng, nhìn người ta tấp xe vào quán nhỏ bên đường, chén xì xụp trứng vịt lộn nóng hổi cùng với cuốc rượu. Tối hôm ấy có đứa lần đầu tiên biết tới thứ vodka hà nội say khủng hoảng say bí tỉ và cuộn nằm êm ru mà ngủ tới tận sáng bét ra.
Cảm nhận của dân du lịch, hehe.
Chỉ là một tối với vodka HN và trứng vịt lộn thôi, nhưng cũng đã nhớ đời rồi hả ??? Khà khà, còn nhiều những thứ khác nữa cơ cô nàng...
XóaĐến nhức lòng với món nộm khô bò.
XóaChảy nước miếng!
Thế thì lượn nhanh ra ăn không lại sặc nước miếng bây giờ :))
XóaMất một đoạn, nhưng thêm một đoạn dài hơn và đặc trưng hơn, chính chủ hơn :)) ... Thế này ổn hơn Phong Ca ạ, nghe có vẻ Tiêu Phong Tản Văn hơn ... hehe ...
Trả lờiXóa" Xé thịt theo dọc thớ, chấm với tương ớt cay nồng với thoảng vị dấm chua, vị ngọt, dai nhưng mềm tỏa khắp vòm miệng ..." Nghe ngon chết đi được !
Cái món bò lim trong này không có, nên Thuỵ chưa được ăn bao giờ ... Nghe từa tựa như món nộm đu đủ với khô bò trong này, nhưng khô bò trong Nam thì người ta đã tẩm ướp rất nhiều gia vị rồi ...
Đời có vị gì, nộm đu đủ bò khô có vị ấy .
XóaCâu này hay nè !!!
Anh ăn nhiều khô bò, khô nai trong này rồi. Kể cả ngoài Bắc thỉnh thoảng Tết anh cũng có người cho khô bò, xé rồi hoặc chưa xé, nhưng so với bò lim Hàng Bún thì thua đến cả thế kỷ.
XóaĐọc cái bài này mắc cười không chịu dc. :))
Trả lờiXóaThật sự thì gia chủ đói toàn thân. Đang sắp chết hay sao á.
Đông về mùa khô? là cái gì? là cái chi? thì là là đây! Đô về mùa không? :))
Đang mơ xiền chứ có gì mà ú ớ hoài zậy ko biết nữa.
Trích luôn cho nó chóng cái mặt " Đời có vị gì, nộm đu đủ bò khô có vị ấy ". đó đó...Đời là đó. Đô về mùa không mau mau lên thì bẩu :))
Chú Lãnh quả không hổ danh là thiên hạ đệ nhất bấy đại. Nhưng đồng ý cực kỳ, chuẩn như Lê Duẩn là anh đang thèm xiền :)) Khà khà khà...
XóaĐúng là lãnh lão bản. Đến Bàng Dúi cũng sẽ hãi hùng với hậu sinh khả ố của ổng!
Xóa'Tỷ đao 4' sao chưa xuất Mộc tiểu thư nhỉ ?
XóaChắc phải chờ Tiêu trưởng lão qua cái 'mùa không' này !
(Lãnh huynh đang chờ đôi dép râu dố Tiêu trưởng lão.)
:)\-
Cương huynh cũng thiệt là...
XóaGhê quá đi!
"Dù có đi bốn phuong trời...."
Trả lờiXóaBài viết nào của tác giả về Hà Nội cũng dạt dào cảm xúc!
Trả lờiXóaLà nơi sinh ra và lớn lên thôi. Thank bạn.
Xóa