Sáng sớm ngày 19/12/2012, tức ngày 07/11 âm lịch, Nhâm Thìn. Lúc đó là gần 7h sáng, tôi nhận được tin nhắn báo thày tôi đang hấp hối tại bệnh viện. 7h10', thày tôi ra đi.
Dường như, chuyện đó như là không thể chấp nhận nổi. Khi nhận tin, tôi chỉ bàng hoàng đôi chút, sững sờ đôi chút. Vì bệnh thày như thế nào, chúng tôi biết cả. Nhưng chỉ sau một vài tiếng ở trạng thái ngơ ngẩn không buồn không vui, một trạng thái không thể lý giải với mọi hành động đều phải bắt buộc một sự tập trung ý chí rất lớn, dù chỉ là gọi điện thoại thì cũng phải quy công để nhớ là định gọi cho ai và nội dung là gì, thì sự cảm nhận nỗi mất mát, cảm giác về sự hụt hẫng chơi vơi, không còn một điểm tựa về tinh thần nữa, mới thấm đẫm, mới đầy tràn khắp châu thân. Thày ra đi với một lời báo trước cách đó một tuần.
Lời báo trước đó còn văng vẳng, mồn một khi chúng tôi khuyên thày không nên đi Phật Sơn - Trung Quốc. Với một lời nói nhỏ nhưng chậm, chắn chắn, ánh mắt như không để cho ai được can thiệp nữa: Tao phải đi. Có chết tao cũng phải đi. Không còn nhiều thời gian nữa... Ánh mắt kiên định với lời nói rõ ràng đó đủ để anh em tự phân công nhau hộ tống sifu đi Phật Sơn. Sư công tôi có một ước nguyện là đưa hài cốt cụ Tế Công về quê cha đất tổ bên Trung Quốc, nếu không thì cũng đưa chú Thành con cụ Tế Công về thăm quê hương Phật Sơn. Sư công tôi là học trò lớn tuổi nhất của cụ Tế Công, nên gánh trách nhiệm huynh trưởng trong các anh em đã theo học cụ Tế. Sư công tôi không làm được điều đó bởi hoàn cảnh đất nước và điều kiện kinh tế, cụ mất năm 1987. Thày tôi gánh lại di nguyện của sư công. Thày đón chú Thành từ Sài Gòn ra Hà Nội, và sau đó đi Phật Sơn.
Lúc đó, thày tôi đã yếu lắm. Bệnh lại trở phát. Đi máy bay với áp suất không khí cao rất nguy hiểm cho các động mạch như đang chực vỡ kia rồi. Một tuần Phật Sơn với những cuộc di chuyển, gặp gỡ các đồng đạo võ lâm Phật Sơn, với người nhà chú Thành và các đệ tử dòng Nguyễn Kỳ Sơn, là em ruột cụ Tế Công, đã làm thày tôi phải gắng gượng lắm. Lên máy bay trở về được vài tiếng thì thày tôi yếu đi rồi. Về nhà được vài tiếng thì nhập viện và sáng hôm sau thì thày tôi đi. Mãi mãi. Các động mạch đã bục vỡ khi chuẩn bị hạ cánh và hoàn toàn bung toang khi thày tôi nhập viện.
Và ngày mai, 07/11 âm lịch, là giỗ đầu của thày. Tôi không về được. Tôi không có điều kiện để về Hà Nội vào lúc này. Chỉ đành viết ra, trải lòng với con chữ...
Hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà, mà danh từ dân dã vẫn gọi là hồ B52. Bởi một máy bay B52 đã bị bắn rơi tại đây, một phần xác của nó vẫn tại vị để trở thành một chứng tích của lịch sử. Nơi này có một con ngõ nhỏ dẫn vào cái không gian mà chúng tôi đã gắn bó với nhiều thế hệ, kể từ 1987, năm sư công tôi tạ thế. Dọc hành lang bao hồ kia, ngày mai sẽ rất nhiều xe máy. Sẽ để dọc quanh một góc vuông hồ. Giỗ đầu của thày. Sẽ rất nhiều bằng hữu, các thế hệ học trò tụ tập về đây để thắp lên ban thờ thày một nén nhang thơm. Tôi, chỉ là một cá thể nhỏ trong đông đúc đó mà thôi. Nhưng sẽ đành là một nén tâm hương, gửi đến thày tôi. Người thày đã truyền dạy cho tôi những kỹ năng trong một sự phấn đấu để đạt đến cảnh giới nghệ thuật của sự vận động. Với đủ những tư duy sâu lắng, nét cách ôn hòa như tên của nghệ thuật ấy, bài thơ ca ngợi mùa Xuân.
Tôi nhớ về thày. Nhớ về tất cả. Những kỹ năng vận động chỉ là cái hình vỏ bên ngoài của một hệ thống tạo nên nghệ thuật của sự vận động. Đó là điều mà thày tôi thường dạy. Thày hướng chúng tôi đến những tư duy vận động, tháo thoát ra các hình thể bên ngoài mà hướng vào cái nội tâm bên trong. Sử dụng tư duy để tập luyện. Để mà nỗ lực trong các chiến thắng bản thân, đưa người tập đến một lực sở hữu về định lực tinh thần, một khổ công cao với định lực tốt của mức độ cảnh giới. Để mà từ đó, có thêm những ôn hòa trong cư xử, có thêm những định chế mà tiết giáo bản thân. Và đó là đạo.
Đời một con người, sống chết do mệnh. Chỉ biết, những năm tháng bên thày của tôi không bao giờ là sự hoài phí. Những đêm bên bàn rượu, luận về Kim Dung. Không còn ranh giới thày trò trong những thảo luận như thế về cách hiểu võ học. Bởi thày từ lâu, đã vượt ra ranh giới của những quy tắc thông thường. Xưng tao gọi mày rất thân ái. Thỉnh thoảng mới gọi tên xưng thày. Những cách hiểu qua sách, những điều ngộ hiểu qua thực tế tập luyện đều được thày chỉ bảo và rộng mở thêm cách nhìn, cách nghĩ qua những trao đổi như thế. Mà thường là bên bàn rượu.
Tôi thích uống rượu, và thày tôi lại thích những thằng uống được rượu. Không phải vì thích những thằng tửu quỷ mà thày ưu ái gì hơn. Với một nhân cách sifu như thày, học trò ai cũng như ai hết. Chỉ là hợp nhau, có thể uống rượu với thày đến say nhịu cả lưỡi nhưng không bao giờ nói lớn, không bao giờ càn quấy. Những khi thày nháy mắt cho anh em tôi, rồi đủng đỉnh đi qua sân tập ra ngoài hồ đợi trước, là chúng tôi thay đồ ra sau. Hoặc những lúc chỉ là điện thoại vào buổi trưa: Mày có rảnh không qua đây nhé, tao buồn quá. Hay: Hôm nay không tập nữa, có thằng mời tao sang Gia Lâm, mày chở tao đi...
Tôi có lúc đã hỏi thày: Sao thày không gọi thằng Y thằng Z đi, toàn gọi em thế ??? Nó không biết uống rượu, gọi nó đi làm gì cho mất hứng... Cũng chả cần úy kỵ khi gọi tôi đến cho một can rượu Sán lùng từ Lao Cai mang về, hay một chai Vodka của một học trò người Nga hàng năm vẫn gửi về biếu tặng, hay một chai Cognac do một học trò nào đó mang biếu, với một giải thích rất gọn ghẽ tưng tửng khi có người đùa rằng, sao cứ cho tôi rượu thế, là: Nó uống được rượu thì cho nó, mày có uống được không mà đòi ???
Nhưng, chẳng còn khi nào tôi còn có thể nhận những cuộc điện thoại vào lúc 11h trưa nữa rồi. Cũng chẳng còn những đêm khuya ngồi rả rích thịt chim rừng, món thày tôi thích nhất và tán gẫu về đời, về phận số và cả về những nhận thức mới trên con đường luyện tập nữa. Tôi khoái nhất ngồi uống rượu với thày, dù tôi uống là chính vì còn phải giữ sức cho sifu, và bàn luận về những điều mình trải nghiệm và được thày nói lại. Cũng không còn những chuyến đi đây đó nữa. Cũng chẳng còn rượu cho tôi mỗi khi ai đó biếu tặng. Những năm cuối đời, chúng tôi không cho thày uống rượu nữa, dù thị phi giăng tiếng là những thằng tửu đồ chỉ làm hại thày. Thày chỉ nói khi biết những điều như vậy rằng: Mặc kệ chúng nó. Mình sống thế nào tự mình biết là đủ...
Không còn nữa. Không còn những hiện hữu đó nữa. Chỉ còn những mảnh ký ức cứ trực trào dội sóng trong tâm khảm với những nghèn nghẹn khi đang viết những dòng này. Một cuộc đời đã khép lại nhưng những khai mở của cuộc đời đó với rất nhiều cuộc đời khác vẫn đang tiếp nối. Người ta nói về phát dương quang đại, nhưng em, em sẽ không làm cái điều to tát đó thày ạ. Em chỉ nối bước thày với những thế hệ sau, với những con người có một suy nghĩ về hệ thống vận động để hướng tới một nghệ thuật, cần lao và mài miệt. Bởi cuộc đời thày đã là cả một tấm gương về đối nhân xử thế trong cái nghiệp đam mê này.
Lời thày khi mở đầu cuốn sách duy nhất, với những cô đọng của sự vi tế nghệ thuật vận động, xin dành để tưởng nhớ thày.
Tôi thích uống rượu, và thày tôi lại thích những thằng uống được rượu. Không phải vì thích những thằng tửu quỷ mà thày ưu ái gì hơn. Với một nhân cách sifu như thày, học trò ai cũng như ai hết. Chỉ là hợp nhau, có thể uống rượu với thày đến say nhịu cả lưỡi nhưng không bao giờ nói lớn, không bao giờ càn quấy. Những khi thày nháy mắt cho anh em tôi, rồi đủng đỉnh đi qua sân tập ra ngoài hồ đợi trước, là chúng tôi thay đồ ra sau. Hoặc những lúc chỉ là điện thoại vào buổi trưa: Mày có rảnh không qua đây nhé, tao buồn quá. Hay: Hôm nay không tập nữa, có thằng mời tao sang Gia Lâm, mày chở tao đi...
Tôi có lúc đã hỏi thày: Sao thày không gọi thằng Y thằng Z đi, toàn gọi em thế ??? Nó không biết uống rượu, gọi nó đi làm gì cho mất hứng... Cũng chả cần úy kỵ khi gọi tôi đến cho một can rượu Sán lùng từ Lao Cai mang về, hay một chai Vodka của một học trò người Nga hàng năm vẫn gửi về biếu tặng, hay một chai Cognac do một học trò nào đó mang biếu, với một giải thích rất gọn ghẽ tưng tửng khi có người đùa rằng, sao cứ cho tôi rượu thế, là: Nó uống được rượu thì cho nó, mày có uống được không mà đòi ???
Nhưng, chẳng còn khi nào tôi còn có thể nhận những cuộc điện thoại vào lúc 11h trưa nữa rồi. Cũng chẳng còn những đêm khuya ngồi rả rích thịt chim rừng, món thày tôi thích nhất và tán gẫu về đời, về phận số và cả về những nhận thức mới trên con đường luyện tập nữa. Tôi khoái nhất ngồi uống rượu với thày, dù tôi uống là chính vì còn phải giữ sức cho sifu, và bàn luận về những điều mình trải nghiệm và được thày nói lại. Cũng không còn những chuyến đi đây đó nữa. Cũng chẳng còn rượu cho tôi mỗi khi ai đó biếu tặng. Những năm cuối đời, chúng tôi không cho thày uống rượu nữa, dù thị phi giăng tiếng là những thằng tửu đồ chỉ làm hại thày. Thày chỉ nói khi biết những điều như vậy rằng: Mặc kệ chúng nó. Mình sống thế nào tự mình biết là đủ...
Không còn nữa. Không còn những hiện hữu đó nữa. Chỉ còn những mảnh ký ức cứ trực trào dội sóng trong tâm khảm với những nghèn nghẹn khi đang viết những dòng này. Một cuộc đời đã khép lại nhưng những khai mở của cuộc đời đó với rất nhiều cuộc đời khác vẫn đang tiếp nối. Người ta nói về phát dương quang đại, nhưng em, em sẽ không làm cái điều to tát đó thày ạ. Em chỉ nối bước thày với những thế hệ sau, với những con người có một suy nghĩ về hệ thống vận động để hướng tới một nghệ thuật, cần lao và mài miệt. Bởi cuộc đời thày đã là cả một tấm gương về đối nhân xử thế trong cái nghiệp đam mê này.
Lời thày khi mở đầu cuốn sách duy nhất, với những cô đọng của sự vi tế nghệ thuật vận động, xin dành để tưởng nhớ thày.
Nếu chuyên cần luyện tập, người tập
trước hết sẽ bảo dưỡng được thể xác của mình một cách thường xuyên, từ đó giữ
gìn tốt hơn hạnh phúc gia đình mình, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Luyện tập
Vịnh Xuân Dịch Kinh
|
Ngọc Hà.
Ngày 09 tháng 09 năm 2009 Trịnh Quốc Định cẩn bút |
Anh ạ, bài viết về Thày thật sự rất xúc động ...
Trả lờiXóaXin kính cẩn cúi đầu trước hương hồn Thầy - một nhân cách đặc biệt - và chia buồn cùng anh vì ngày giỗ đầu của Người anh đã không về được...
Đừng quá buồn, Thày ở bên kia có lẽ cũng rất hiểu lòng anh mà ...
Anh buồn. Buồn thật sự. Anh nhớ thày anh. Viết ra cũng không nguôi đi nhiều lắm, nhưng vẫn phải viết. Nhiều chữ đi chăng nữa, cũng không sao nói hết được những gì trong anh.
XóaCảm ơn Thụy đã chia sẻ.
Anh! Hôm nay về đây, bài đầu tiên e đọc ở nhà a lại là một bài thật xúc động! E vẫn nhớ bài điếu văn năm ngoái e dc đọc! Xin chia sẻ nỗi lòng của anh! Và xin gửi 1 nén tâm nhang!
Trả lờiXóaLâu rồi không thấy em.
XóaBài điếu văn đó, anh thỉnh thoảng mới mang ra đọc lại. Dù sao, nó cũng đã được đưa lên ban thờ thày anh ngày thày mất năm ngoái.
Cảm ơn em về sự chia sẻ nhé. Thanks.
Khi tất cả những gì về Thày còn trong lòng anh thì Thày vẫn đang tồn tại, rất gần, rất rõ anh ạ. Dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào trong lòng anh có Thày thì đó là điều quan trọng nhất và đáng quý nhất, những việc còn lại chỉ là nghi thức mà thôi.
Trả lờiXóaCảm ơn em. Anh hiểu điều đó. Lần nữa, cảm ơn em về sự chia sẻ này.
Xóa