Một sáng giữa thu, mát nhẹ và mưa. Cơn mưa của hoàn lưu bão số 3, nhỏ nhẹ và ray rắc. Chợt ngước nhìn bầu trời mây của sáng xám, lồng lộng cao của tòa nhà Lotte. Tòa nhà lấy cảm hứng sáng tác từ tà áo dài Việt Nam. Tòa nhà làm cho khách sạn Deawoo trở nên bé nhỏ một cách thê thảm, thêm với cái cầu vượt chống ách tắc, đô thị hiện đại hơn hay không thì cứ đi lên cái cầu vượt mà nhìn sang Deawoo thì sẽ thấy sự thảm hại của tư duy quản lý đô thị. Kiểu tư duy không có dự báo định hướng, tư duy nhiệm kỳ.
Một trong các lý thuyết quy hoạch của các đô thị lớn và hiện đại là giao thông khác cốt, tức là các đường giao thông không cùng một độ cao. Nhưng giao thông Hà Nội là một sự lộn xộn về định hướng quy hoạch. Những tư duy mở đường và phát triển đô thị từ thời 1979, được lưu kho xếp xó và đến kỷ nguyên @ được mang ra thực hiện. Quy hoạch khi Hà Nội còn những tuyến tàu điện chạy leng keng xen lẫn trâu bò cứ nghênh ngáo trên đường, đến khi tắc đường trở thành vấn nạn mỗi sáng đi làm và mỗi chiều tan sở, thì người ta làm cầu vượt như một giải pháp chống ùn tắc, mặc kệ sự xấu xí của bộ mặt đô thị.
1. Những đám mây che lấp những tầng ngọn của tòa tháp. Mưa đã nặng hạt hơn. Những kiến trúc thế này liệu có cứu được một đô thị đang bị băm xéo bởi những cây cầu vượt, bởi những '' đường cong mềm mại '' ??? Lại chợt nhận ra cái cảm xúc của ngày hôm qua, khi bất giác thèm được vẽ, dù chỉ là một cái cây. Lại lấy giấy bút và vẽ nghịch. Cảm giác thèm được tư duy hiển hiện trên giấy bởi những nét bút tìm ý, dọc ngang, chồng lấn trong những suy nghĩ về xếp đặt các không gian, bố cục mặt bằng, tổ hợp các hình khối bởi những đường kỷ hà... Những đau đáu về một nghề nghiệp, một niềm yêu thích của sáng tác thỉnh thoảng lại trở về như một sự thôi thúc. Luôn luôn là vậy mỗi khi đi qua một kiến trúc nào đó khiến phải nhăn mặt hay có một cái gì đó không vừa ý, lại vô thức mà nghĩ, nếu là mình thì mình sẽ bố cục cái hình khối đó như thế nào, sẽ dùng những vật liệu gì để xử lý nó..... Một vô thức nghề nghiệp.
Lẩn thẩn trong những suy nghĩ và đành nguệch ngoạc trên tập giấy nháp vẫn dùng để ghi chú. Những dấu mốc cuộc đời cứ lướt qua. Những đồ án đã làm. Những ghi nhận đã được xây lên và cả những công trình đã bị phá bỏ bởi quá trình quy hoạch thành phố. Nhớ cả về những niềm vui đầu đời khi công trình đầu tay được chấp nhận. Nhớ về sự thành công và những thất bại. Rồi lại lẩn thẩn sang rất nhiều những thứ khác, những điều đang diễn ra ở cuộc sống...
2. Cuộc sống xung quanh đầy rẫy những con sói. Những con thú dữ chỉ sểnh ra là ngoạm táp vào linh hồn, vào tư tưởng và cuộc mưu sinh của đồng loại. Định chế xã hội được xây dựng bởi những nhiệm kỳ trên ghế salon, với máy lạnh ro ro và tiếng còi hú dẹp đường bất chấp hạn chế tốc độ, bất chấp giao thông ùn tắc với những tiếng loa phát ra từ đoàn hộ tống '' xe đen biển XYZ dẹp vào, xe máy wave điếc không nghe thấy gì à...'', thậm chí cả những thô bạo gõ dùi cui cồm cộp vào kính xe người khác... Những bao biện khi hỏi về vấn nạn làm luật của CSGT, của những biển báo như những cái bẫy rình rập túi tiền người đi đường. Xã hội sẽ nền nếp hơn không khi Thủ đô có hẳn một Luật riêng cho nó thay thế cho một Pháp lệnh đã lỗi thời??? Sẽ chỉn chu hơn không khi đề xuất rằng đăng ký xe ô tô buộc phải mở một tài khoản riêng, có sẵn tiền trong đó để phạt nguội người vi phạm??? Với lý giải rằng đề xuất đó hợp với Luật Thủ đô???!!! Thế còn phạt nóng thì cứ vẫn theo thể thức 50/50 à???
3. Tranh luận trên báo chí, trên các diễn đàn và các stt trên các fb về bài toán con gà của học sinh tiểu học. Phụ huynh up lên rằng cô giáo sai khi chấm điểm cho con mình. Và với cái lý là miễn kết quả nó đúng chứ quan trọng gì cái đơn vị??? Bài toán: có 4 cái chuồng, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi có bao nhiêu con gà? Bài toán không hỏi rằng kết quả là bao nhiêu, mà đưa ra 4 đáp án để lựa chọn đúng sai với tráo hoán đơn vị chuồng và đơn vị gà. Tư duy đơn vị ở đây là chính xác nên đáp án đúng phải là 8 gà x 4, còn 4 x 8 thì lại sai về mặt đơn vị. Tôi còn nhớ điều này khi học còn bé và đến bây giờ, mỗi khi làm dự toán hay báo giá, tôi đều để đơn vị đồng trước đơn vị m2 khi làm phép nhân. Số nhân về mặt thứ nguyên phải được tôn trọng và khác với số bị nhân.
Thế nhưng thành sự tranh luận và thậm chí tham gia của cả những chuyên gia đại số nữa. Vị khả kính giấu tên này còn khuyên những người viết SGK nên tư duy lại nếu không sẽ thành nguy hiểm??? Tôi bật cười trước cái tư duy của vị chiên da này. Nhưng cái tôi nhìn nhận về câu chuyện này nó không nằm ở những tranh luận, mà tôi thấy rằng, tư duy toán học của đất nước thì còn nhiều những bộ óc giỏi lắm. Nhưng toán học cuối cùng cũng chỉ để dùng mà chia đất thôi. Chia từ thời 1946-1953. Chia đến tận bây giờ khi mà từ một mênh mông vườn ruộng thành những bê tông xám ảm cho đầu cơ lướt sóng, lướt đến mức thành sụp đổ của thị trường bất động sản... Gói 30.000 tỷ cứu bất động sản thành trò leo cột mỡ. Những bộ óc đoạt HCV Olimpic Toán từ 1974 đến giờ thì hầu hết chảy máu ra nước ngoài ở những môi trường thực sự có ích, những đỉnh cao Olimpia tụ hội cả ở xứ sở Kanguru, những con chuột túi thò những cái đầu Olimpia... Đấy mới là bản chất của phép giao hoán.
4. Kỳ thi tốt nghiệp THPT với một quyết định có phần nhiều của sự bất cập. Gọi là kỳ thi Quốc gia với ba môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ, một môn tự chọn. Điểm số là cơ sở cho xét tuyển của các trường đại học. Họ nói đây là phương án khả thi nhất và vượt trội. Đổi mới giáo dục toàn diện và triệt để đây sao??? Sẽ có hai hội đồng thi, dù là cùng một đề: Một là dành cho thí sinh không thi đại học, do cấp Sở tổ chức, một là dành cho thí sinh có nguyện vọng thi đại học do cấp cao hơn tổ chức. Một sự khôi hài!!! Tự dưng chia học sinh và hội đồng thành loại 1 và loại 2. Thứ cấp và đẳng cấp. Hỏi rằng thứ nhất: Nhỡ học sinh nó thi ở cái thứ cấp loại 2 là không dùng để thi đại học, mà nó đỗ điểm cao đủ để xét tuyển đại học thì không cho nó học à? Thứ nhì: Năm nay nó không thi đại học, nhưng năm sau hay vài năm sau nó muốn thi thì bắt nó thi lại THPT à???
Nữa: Nó học giỏi Văn nhưng nó dốt Toán đến không thể đạt được điểm 5/10, và nó chỉ có thể học tốt các môn Xã hội, tại sao bắt nó phải thi các môn Tự nhiên và ngược lại??? Chưa nói rằng, với các dân tộc thiểu số, tiếng Việt cũng là một ngoại ngữ với họ rồi. Vậy thí sinh ở các vùng đó thi như thế nào??? Trong khi đó, Bộ Học lại thả nổi tiêu chuẩn đầu vào cho các trường, tự do đưa ra tiêu chí các môn xét tuyển!!! Cái đứa nó trượt đại học năm ngoái, năm nay nó thi lại thì nó sẽ học cái gì và thi ra sao???
Cực kỳ bá đạo với cái toàn diện và triệt để này. Tưởng rằng lũ chuột bạch xứ Lừa sẽ cải thiện hơn, nhưng mãi mãi những con cá chép chỉ mọc thêm râu với vây, còn Vũ môn để hóa Rồng thì lại chỉ là ước mơ xa vời.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBao giờ anh cũng thích khẩu khí của em.
XóaLập luận vững và có những điều nói ra rất thật.
http://vietmessenger.com/books/?title=baicatutuong&page=
Đôi khi cuộc sống lại là một món nợ mà
con người phải trả cho sự vô lý.
Thank anh. Chỉ là những suy nghĩ thôi anh. Nghĩ gì viết nấy anh ạ :)
XóaThật là nản cho một xã hội đang trên đường phát triển ...từ từ, nhưng xét cho cùng thì quốc gia nào cũng có vấn đề, có điều bên Mỹ tho thì cứ việc chửi công khai đính kèm hình ảnh cho khỏi râu ông này cắm cầm ông kia, Obama Care đang bị chửi té khói đến ngày ông ấy tuột ghế, năm nay em cũng bị rượt từ Tax đến Health Care cho ông ấy vừa lòng...hix
Trả lờiXóaThôi thì... mọi người con dân yêu nước cứ vui và làm tròn bổn phận công dân, hiiiiii ...
Tiếng kêu có thấu trời thì ông Trời cũng pó tay... cũng đành một kiếp!
XóaXã hội nào cũng có vấn đề của nó cả em ạ. Chỉ là cái sự bớt xấu nó như thế nào mà thôi. Nhưng nhìn vào sự phát triển xã hội, riêng về lĩnh vực tự do về tư tưởng và dân chủ, thì các nước phương Tây luôn là gương mẫu, mà nước Mỹ là điển hình.
XóaChỉ có điều, khi mà người ta nghĩ rằng xã hội này vẫn là xã hội dân trí thấp, hay nói cách khác, là còn dựa vào sự '' chuyên chính '' để cai trị xã hội thì người ta sai toàn tập...