Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Nghệ thuật đương đại ???


Nghệ thuật, bản chất của nó là làm đẹp cho cuộc sống, tô điểm ý nghĩa cho cuộc sống bằng chính sự khắc họa bản chất cuộc sống qua các hình thái thể hiện và biểu cảm như: Mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc, múa .... Đương nhiên nghệ thuật với bao hàm rộng, sẽ có nhiều hình thức gọi tên, như kịch, như hát, như điện ảnh
...ect..., nhưng với bài viết này, tôi chỉ muốn nói đến 1 hình thức nghệ thuật rất lâu đời, có thể nói tồn tại song cùng với lịch sử loài người, đó là Mỹ thuật, hay chính xác hơn, là với 1 vài người làm thứ nghệ thuật này.
Mỹ thuật vốn không dung nạp những năng khiếu làng nhàng dạng biết vẽ hay trắng phớ là thợ vẽ. Tôi vẫn thường hay tâm sự với các em thuộc hàng đệ tử của mình, rằng may mắn là anh em mình theo cái nghề cũng là vẽ, nhưng nó đi vào thiết thực cuộc sống. Nó cũng là sự sáng tạo, nhưng sự sáng tạo của nghề kiến trúc dù sao cũng là thứ sáng tạo duy lý, nó rạch ròi và nó sòng phẳng hơn sáng tạo của 1 nghệ sỹ tạo hình, đó là cách nhìn dễ chấp nhận hơn đối với những người sử dụng sản phẩm của 2 loại hình sáng tạo. Khi anh vẽ 1 ngôi nhà, thì ngôi nhà đó sẽ đi vào cuộc sống với ý nghĩa vật chất hiển hiện trơ trụi, đẹp hay xấu là do quan niệm và do chủ sử dụng, do cả người sáng tác và do cả cách nhìn của từng người tham quan, nhưng ít nhiều, anh vẽ ra nó là anh được trả công và tùy tài, tùy số phận, anh được gọi là kiến trúc sư hay kiếm chác xu thì cũng có ít nhiều đút túi. Ở đây không nói đến những người làm công tác quy hoạch, hay còn gọi là quy hoạch sư, bởi làm quy hoạch chuyện vẽ là thứ yếu, cái trí tuệ cân bằng và phát triển xã hội trong quy hoạch tương lai mới là điều cốt tử, chứ để khơi khơi vẽ ra 1 đồ án quy hoạch, rồi nhét vào 1 đô thị trên giấy với 1 triệu dân trong 20 năm như đô thị Hòa Lạc của đồ án HN mở rộng là 1 ví dụ, mà không làm sao giải thích rằng làm thế nào để nhét 1 triệu dân vào đó, thì kiến trúc sư chưa ra trường, đang làm đồ án bài tập cũng có thể làm được, và diễn họa đẹp là đằng khác.
Nhưng nếu anh là họa sỹ, anh vẽ ra 1 bức tranh mà không thiếu người chả hiểu gì về nghệ thuật của anh, về tâm sức trí tuệ anh gửi gắm vào đó, mà lại còn mặc cả này kia hay đơn thuần là chỉ muốn trang trí hay tô điểm thêm cho 1 bức tường, còn thì chả quan tâm đến cái muốn mua nó thuộc nghệ thuật gì và ý tưởng gì, thì anh sẽ rất đau đớn nếu anh nghĩ rằng anh là 1 người tử vì đạo... Và cái lấn cấn hơn của 1 nghệ sỹ tạo hình, là tìm ra cho mình 1 con đường riêng để tự khẳng định, và gọi nó là: Nghệ thuật của mình !
Thời sinh viên, ít nhiều cũng do ngành học nên cũng quen biết với các anh em bên Mỹ thuật, nhưng tôi hơi dị ứng với cụm từ '' nghệ thuật của tao, nghệ thuật của tôi ...'' của 1 vài anh bạn. Chả hiểu có phải do cách tư duy về ngành nghề được đào tạo, vì dù sao nó cũng có tư duy duy lý của toán học với tính thực tiễn của sản phẩm, mà tôi cứ thấy băn khoăn về cách lập ngôn của mấy anh bạn kia. Rượu uống như 1 thứ thực phẩm không thể thiếu và ăn nói văng mạng, sinh hoạt cũng tùy tiện rồi sau đó có thể nói là ngụy biện, khi đưa ra cái bình phong '' nghệ sỹ nó thế ! ''. Ngày đó chơi với nhau, đàn đúm rượu chè rồi tôi cứ tự hỏi, sau này có ai trong các bạn sẽ là 1 Tô Ngọc Vân hay 1 Nguyễn Văn Chánh đây ???
Thế cũng đã hơn 15 năm rời ghế Đại học, nhìn lại, tôi chả thấy các bạn ngày xưa vẫn lập ngôn về nghệ thuật đã làm cái gì để được gọi là có con đường riêng của mình. Có bạn buôn tranh và giàu vì nghề đấy, có bạn đi làm quảng cáo và nói về nghề này còn kinh hơn sự hiểu biết về các loại màu và toan ở thị trường. Có bạn buôn đồ cổ và đồ giả cổ... Có bạn thì làm guide, mua được đất, xây nhà và chuyển khẩu lên HN nhờ nghề không được đào tạo đấy. Mừng cho bạn, hôm gặp nhau còn khoe: Em mới thuê cái xưởng ở gác 2 trên phố cổ làm xưởng vẽ, cứ để đấy, lúc nào rảnh thì vẽ, không thì để anh em đến uống rượu. Anh lên với em nhé ! Nói mừng cho các bạn là thật lòng, bởi các bạn đã thoát ra được sự ảo tưởng mà nhìn đến cái bát cơm thực tế của đời thường, xếp bút toan ra đường kiếm sống. Nhưng cũng có anh bạn, sự sống nếu tính đến ngày hôm nay thì bác sỹ bảo còn được 2 tháng, vì rượu. Trước anh cao to đen, dáng dấp đàn ông giống đực thuần chủng, người khác giới hâm mộ và khóc ròng vì anh đếm suýt soát chỗ rượu anh uống trong 1 tháng, nói thế không ngoa. Nhưng giờ anh gầy và yếu đến hom hem, vợ không lấy nên bạn bè có tiền, thỉnh thoảng đi đây đi đó đánh xe đến tận nơi đưa đón anh. Ai cũng biết rằng, anh chả còn bao lâu nữa nên đưa anh đi chơi cho khuây khỏa.
Một anh nữa thì cách đây mấy năm, đến dự 1 cuộc chơi của Đào Anh Khánh, thấy bảo các thiếu nữ miệt rừng có, miệt xuôi có do anh Khánh tuyển mà toàn loại chuẩn cả, làm cái trình diễn. Cũng nghe kể lại rằng, các bạn nữ cởi đồ quanh ánh lửa và tiếng nhạc, anh này không biết do rượu hay do cảm thụ nghệ thuật đến cao trào, cũng cởi tuốt và lao vào đấu trường như 1 võ sỹ giác đấu, làm các em trình diễn viên chạy tá lả và ông chủ xị thì mặt méo như bị vả, hét lác đàn em tống cổ thằng mất dạy ra ngoài. Sau dạo đó, không thấy tăm tích anh ở HN nữa, anh về hẳn Sài Gòn làm nghề dạy đồ họa Photoshop và 3D thì phải.
Tôi cũng chả bình luận gì về các loại hình nghệ thuật đương đại đang nở ra ở VN theo trào lưu '' hòa nhập chứ không hòa tan '' về sắp đặt hay trình diễn, nhưng có sự gợn, hay nói đúng hơn, chả thấy thích thú gì với cách mà các bạn nghệ sỹ tạo hình bây giờ đang làm theo cách gọi '' nghệ thuật của tôi '' cả. Còn lẩn thẩn nghĩ rằng, hay các bạn có vấn đề về vẽ, về sử dụng toan, cọ, mầu và sơn nên mới cởi quần đọc sách với 1 thứ '' đạo cụ '' mà ảnh chụp cận cảnh đạo cụ đó không thể nói rằng nó sạch như ý tưởng của chủ nhân, hoặc như cái '' Bay lên '' của bạn Lại Thị Diệu Hà, gây sửng sốt với người xem, được bạn Hà bảo: Nuy không phải là vấn đề ! Bình luận thế nào về tác phẩm Bay lên sau đây thế nào là tùy cảm nhận của các bác, nhưng tôi, vốn không có hiểu biết nhiều về loại hình này, nhưng tôi thì tôi không thích.
------------------------------------------------

alt
Cô ăn mặc khắc khổ, trải một lớp lông vũ xanh biếc ra sàn. Bên cạnh có một lồng chim nhốt một con chim con, một đĩa sâu lòng đựng dung dịch (hồ dán?)

alt
Diệu Hà cởi bỏ dần, đầu tiên là áo…

alt
… kế tới là quần dài…

alt
Rồi lần lượt rút ra những miếng độn mông.

alt
…cứ rút một miếng lại vỗ vỗ vào mông mình, miệng lẩm bẩm nhưng đủ nghe, “Tao đã dùng mày rất lâu rồi, vì mày mà tao bị ghẻ mông, ai cũng nghĩ tao mông cong, sao người gầy thế cơ chứ….”

alt
Rồi cô bắt đầu cởi thêm…

alt
…cho đến khi không còn gì trên người, hoàn toàn (khán giả sững sờ), cô lấy cái đĩa…

alt
…dùng dung dịch trong đĩa xoa lên người.

alt
Rồi nằm lên đống lông vũ…

alt
… cô nhờ mọi người phủ lông lên toàn thân, thật nhẹ nhàng…

alt
Cho đến khi kín hết, chừa lại mỗi đầu.

alt
Đứng dậy…cô đi lại…

alt
…bằng động tác một con chim chuẩn bị tung cánh bay.

alt
Đi ra phía lồng chim, cô tóm con chim bé nhỏ…

alt
… nhét vào miệng khoảng 5, 6 giây…

alt
…rồi mở miệng cho con chim bay ra. Nó bay nhanh quá nên chụp ảnh không kịp!

alt
Diệu Hà nói, trình diễn xong, cô có cảm giác như vừa hoàn thành một sứ mạng quan trọng, cảm thấy trong lòng vô cùng thoải mái. Cô dự định khi kết thúc sẽ cười một nụ cười thật thà, nhưng thế rồi lại quên mất. Không sao, người ta vẫn thấy nụ cười tinh nghịch của cô trong từng giây trôi qua của màn trình diễn.

Phần trình diễn của các nghệ sĩ Việt Nam hôm nay ấn tượng nhất vẫn là tiết mục của Lại Thị Diệu Hà. Không phải vì “bạo”, vì “điên”, mà cao hơn thế, là vì “đẹp”.
Ý  thức phải mang lại một cái gì “đẹp” rất rõ ràng trong phần trình diễn của Diệu Hà. Tuy cô nói tác phẩm này không có gì đâu, nhẹ nhàng thôi, nhưng ý nghĩa “tự do” của nó rất rõ, trong động tác của cô, nhất là với động tác cuối cùng: há miệng cho con chim nhỏ thoát thân.
Không nặng về ý nghĩa, nhưng khi một tác phẩm đẹp, tự phản xạ người xem sẽ phải tìm ý nghĩa cho điều mình ái mộ. Làm tốt phần “thẩm mỹ”, quả bóng “ý nghĩa” sẽ tự khắc chuyển sang chân người xem ấy mà!a

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét