Tiễn hai ông một bà về Trời, rồi qua giao thừa lại đón các cụ lại nhà. Thắp hương xong, trong lúc chờ hương tàn, ra phố xem đào với quất. Những năm trước, không, phải là những quãng của hai mươi năm trước, thì Hà Nội chỉ họp chợ Hoa ở phố Hàng Lược mà thôi. Ban đầu thì chỉ có phố Hàng Lược, sau kéo dài từ vườn hoa Hàng Đậu xuôi xuống đầu Phùng Hưng, dọc Hàng Lược ra đến ngã tư Hàng Mã. Ngày đó chợ hoa đông vui và nhộn nhịp hơn. Khắp nơi đổ về để tìm cho mình một thứ chơi ưng ý. Dọc Hàng Lược sẽ chỉ có đào thôi. Và chỉ có đào bích làng Nhật Tân, thứ đào thắm hoa kép, cánh to nụ bộp. Hết Hàng Lược đến ngã tư rẽ Hàng Khoai sang chợ Đồng Xuân thì tập trung là quất Nghi Tàm, Quảng Bá... và các gốc hoa thủy tiên.
Đây là bức ảnh chợ hoa Hàng Lược ngày xưa. Ngày bé, cũng ngày 23 nào bố cũng chở tôi lên Hàng Lược mua đào hoặc quất. Nên cũng như quán tính, khi lớn lên và có thể tự mình đi mua đào, thì tôi cũng hay sắp xếp để sáng cúng ông Công ông Táo xong là tôi lên phố. Những ngày Tết năm 1990, tôi lần đầu tiên đi buôn đào cùng anh bạn nhà ở Hàng Lược. Anh bạn chỉ buôn quanh thôi, tức là ra đầu phố '' luộc '' lại của người Nhật Tân, rồi về giữa phố hay cuối phố bán. Một cành lãi chừng vài ngàn đồng. Qua chơi, anh bạn tay cầm cành đào, dưới chân cắm vào cái xô mấy cành nữa, thấy ngồ ngộ hay hay. Một ông khách ghé đến hỏi: Bao nhiêu cháu? Sập !!! Anh bạn thõng thượi. Sập, gọi đầy đủ là một sập, tức là mười ngàn. Đó là tiếng lóng của Hà Nội những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90. Còn nghìn, thì nói là khìn. Mười lăm ngàn, sẽ là sập gẫy.
Lấc cấc thế mà cứ bán được đều mới tài. Anh bạn bảo, loanh quanh thế kiếm cái Tết ngon ông ạ. Rồi nó rủ tôi buôn cùng. Lúc đó tôi ngoài đi học thì cũng buôn thêm đồ điện tử nên xu hào cũng không đến nỗi thiếu, nhưng cũng muốn thử phát xem sao. Cái tuổi mười tám đôi mươi thì chả có cái gì ở đời là đáng sợ cả, nên gật luôn. Thế là dựng xe lên hè, nó kéo tôi lên đầu vườn hoa Hàng Đậu để '' luộc hàng ''. Nó bảo tôi để nó mặc cả, làm giá, khi nào nó bảo tôi đi đi thì tôi cứ vác đào mà đi, nó trả tiền. Vốn góp ban đầu cho nó là một trăm ngàn. Đang xông xênh nên rút ví đưa luôn. Anh bạn nhắm được mấy cành đào của một người Nhật Tân. Người ta nói mười lăm ngàn/cành, nó chả nói năng gì, nó chọn bốn cành đưa tôi cầm rồi bảo đi đi, tôi chần chừ vì còn chưa thấy nó mặc cả gì hết, và người bán thì bảo: Anh đã trả em đâu mà mang đào em đi ??? Và tôi cũng thấy thế thật nên cứ chần chừ. Lúc đó anh bạn mới trả giá là năm ngàn/cành. Anh kia giãy nảy lên thì bạn tôi ẩy vai tôi, quát cút cho nhanh. Thế là tôi chim cút luôn.
Lúc sau nó về, nó dạy tôi bài học đầu về mua tranh bán cướp. Nó bảo: Ông chân đi gò, đầu mũ cối, áo polpot, buôn đồ điện tử như chảo chớp nhưng cái thứ này phải nhìn tôi làm mới có lãi. Vì người ta bán cho mình thì cũng giá chợ, dù biết mình luộc lại thì cũng giá chợ mà thôi, nên phải làm trò. Tôi đã đi khỏi rồi thì nó trả đủ hai mươi ngàn cho bốn cành đào đó. Mười lăm ngàn là giá nói thách, gặp người chơi biết hàng biết mua thì chỉ bán được tám đến mười ngàn, gặp gà thì khỏi nói. Nên bán hàng cũng nhìn mặt khách mà phán giá. Quả thật, mấy cành đào đó, bọn tôi bán cao nhất là được mười hai ngàn, còn lại là toàn chín hay mười ngàn gì đó.
Lần đầu tiên, vác cành đào trên vai đi xuyên chợ, gặp khách là gạ mua, tôi coi nó như trò chơi thôi. Vì nó là lạ. Gặp bạn đi chợ Tết, cứ trố mắt ra hỏi ông buôn đào thật à mà gật thôi, bảo không tin đưa tiền đây rồi mang đào về. Rồi lớp tôi đồn ầm chuyện cái thằng lúc nào cũng chỉn chu mà lại lếch thếch bán đào ở chợ Hàng Lược. Nghĩ cũng vui. Nhưng năm sau thì bọn tôi không chơi trò buôn đầu chợ bán cuối chợ nữa. Tháng 11 đã lên vườn thầu luôn cả nửa vườn hay 1/3. Đếm gốc đánh dấu. Trò này cũng may rủi vì phụ thuộc thời tiết. Tháng 12 thì không thể thầu được nữa. Gặp cành hay gốc đào củi thì phải chịu, lấy lãi cành khác mà bù vào thôi. Đến năm thứ ba đi buôn thì đã kinh nghiệm hơn, đã biết chọn vườn, chọn gốc, nhìn đào có thể đoán đến hơn 80% là hoa có đẹp hay không, và năm đấy chỉ buôn đào thế chứ không buôn đào cành nữa.
Nhưng sướng nhất là cảnh cháy chợ những tối tay buôn từ Sài Gòn ra gom hàng cho chuyến bay cuối. Đào củi, thậm chí đã bị vứt ra thành đống ở quanh tháp nước Hàng Đậu chờ cty vệ sinh mang đi cũng được dân buôn nhanh tay khiêng về bán cho tay buôn xứ. Sạch bách. Bao nhiêu cũng mua. Nhưng chơi trò đấy cũng hiểm, vì thường buôn xứ lấy hàng toàn vào tối 29 hoặc 28 là cùng. Vì HN lạnh, đào củi là đào ít hoa, biếng nụ nên nở chậm, đào chỉ bán đến trưa 30 là cùng thôi, chứ chiều tối là hàng ế. Đắt hàng nhất là từ ngày 23 đến ngày 28 Tết. Nhưng chở vào Nam, gặp khí hậu ấm, lại đốt gốc với tưới no B1 thì đào bật hoa sớm, nên dân buôn hay gom hàng lúc áp chợ như vậy cho rẻ. Với bọn tôi, đẩy nhanh là tốt rồi, và lúc đó thì cũng ít người Nhật Tân đứng bán nữa.
Năm nay tôi lên chợ Bưởi chọn đào. Làng đào Nhật Tân giờ thu hẹp lắm rồi. Chợ hoa truyền thống cũng không còn như xưa. Cuộc sống mở mang, thành phố cũng mở mang, các khu, các quận chỗ nào cũng có chợ tự phát bán đào bán hoa. Quất Hưng Yên, Nam Định chở lên, đào Nhật Tân mang qua Vĩnh Phúc, An Khánh, Ba Vì, Sơn Tây trồng, bởi diện tích bị lấy phần lớn để làm khu đô thị rồi. Nhật Tân giờ chỉ trồng đào thế là chính, và bán cho đại gia là phần lớn, mỗi cây cả chục triệu đến hơn. Mà cũng là cho thuê thôi, ra giêng ngoài rằm là đến lấy lại mang về chăm tiếp. Mỗi vườn mươi chục gốc, cả năm chăm đào, Tết đến cũng thu được vài trăm, trừ chi phí chăm bón, chắc cũng được hơn nửa.
Hăm ba Chạp. Dù có thế nào thì cũng phải có cành hoa cành quả. Để ngày Xuân có màu có sắc. Nhìn gốc đào đẹp, thích mắt nên thích thì cố nhích. Quanh năm suốt tháng ăn vay xứ người, về nhà cũng muốn có cái gì cho vui mắt vừa tâm. Nên:
Tết đến không quất cũng phải đào
Xuân về không sắc chẳng ra sao
Đói no cũng gom cho một lẽ
Nhuận xuân cho thắm khúc đồng dao.
Lấc cấc thế mà cứ bán được đều mới tài. Anh bạn bảo, loanh quanh thế kiếm cái Tết ngon ông ạ. Rồi nó rủ tôi buôn cùng. Lúc đó tôi ngoài đi học thì cũng buôn thêm đồ điện tử nên xu hào cũng không đến nỗi thiếu, nhưng cũng muốn thử phát xem sao. Cái tuổi mười tám đôi mươi thì chả có cái gì ở đời là đáng sợ cả, nên gật luôn. Thế là dựng xe lên hè, nó kéo tôi lên đầu vườn hoa Hàng Đậu để '' luộc hàng ''. Nó bảo tôi để nó mặc cả, làm giá, khi nào nó bảo tôi đi đi thì tôi cứ vác đào mà đi, nó trả tiền. Vốn góp ban đầu cho nó là một trăm ngàn. Đang xông xênh nên rút ví đưa luôn. Anh bạn nhắm được mấy cành đào của một người Nhật Tân. Người ta nói mười lăm ngàn/cành, nó chả nói năng gì, nó chọn bốn cành đưa tôi cầm rồi bảo đi đi, tôi chần chừ vì còn chưa thấy nó mặc cả gì hết, và người bán thì bảo: Anh đã trả em đâu mà mang đào em đi ??? Và tôi cũng thấy thế thật nên cứ chần chừ. Lúc đó anh bạn mới trả giá là năm ngàn/cành. Anh kia giãy nảy lên thì bạn tôi ẩy vai tôi, quát cút cho nhanh. Thế là tôi chim cút luôn.
Lúc sau nó về, nó dạy tôi bài học đầu về mua tranh bán cướp. Nó bảo: Ông chân đi gò, đầu mũ cối, áo polpot, buôn đồ điện tử như chảo chớp nhưng cái thứ này phải nhìn tôi làm mới có lãi. Vì người ta bán cho mình thì cũng giá chợ, dù biết mình luộc lại thì cũng giá chợ mà thôi, nên phải làm trò. Tôi đã đi khỏi rồi thì nó trả đủ hai mươi ngàn cho bốn cành đào đó. Mười lăm ngàn là giá nói thách, gặp người chơi biết hàng biết mua thì chỉ bán được tám đến mười ngàn, gặp gà thì khỏi nói. Nên bán hàng cũng nhìn mặt khách mà phán giá. Quả thật, mấy cành đào đó, bọn tôi bán cao nhất là được mười hai ngàn, còn lại là toàn chín hay mười ngàn gì đó.
Lần đầu tiên, vác cành đào trên vai đi xuyên chợ, gặp khách là gạ mua, tôi coi nó như trò chơi thôi. Vì nó là lạ. Gặp bạn đi chợ Tết, cứ trố mắt ra hỏi ông buôn đào thật à mà gật thôi, bảo không tin đưa tiền đây rồi mang đào về. Rồi lớp tôi đồn ầm chuyện cái thằng lúc nào cũng chỉn chu mà lại lếch thếch bán đào ở chợ Hàng Lược. Nghĩ cũng vui. Nhưng năm sau thì bọn tôi không chơi trò buôn đầu chợ bán cuối chợ nữa. Tháng 11 đã lên vườn thầu luôn cả nửa vườn hay 1/3. Đếm gốc đánh dấu. Trò này cũng may rủi vì phụ thuộc thời tiết. Tháng 12 thì không thể thầu được nữa. Gặp cành hay gốc đào củi thì phải chịu, lấy lãi cành khác mà bù vào thôi. Đến năm thứ ba đi buôn thì đã kinh nghiệm hơn, đã biết chọn vườn, chọn gốc, nhìn đào có thể đoán đến hơn 80% là hoa có đẹp hay không, và năm đấy chỉ buôn đào thế chứ không buôn đào cành nữa.
Nhưng sướng nhất là cảnh cháy chợ những tối tay buôn từ Sài Gòn ra gom hàng cho chuyến bay cuối. Đào củi, thậm chí đã bị vứt ra thành đống ở quanh tháp nước Hàng Đậu chờ cty vệ sinh mang đi cũng được dân buôn nhanh tay khiêng về bán cho tay buôn xứ. Sạch bách. Bao nhiêu cũng mua. Nhưng chơi trò đấy cũng hiểm, vì thường buôn xứ lấy hàng toàn vào tối 29 hoặc 28 là cùng. Vì HN lạnh, đào củi là đào ít hoa, biếng nụ nên nở chậm, đào chỉ bán đến trưa 30 là cùng thôi, chứ chiều tối là hàng ế. Đắt hàng nhất là từ ngày 23 đến ngày 28 Tết. Nhưng chở vào Nam, gặp khí hậu ấm, lại đốt gốc với tưới no B1 thì đào bật hoa sớm, nên dân buôn hay gom hàng lúc áp chợ như vậy cho rẻ. Với bọn tôi, đẩy nhanh là tốt rồi, và lúc đó thì cũng ít người Nhật Tân đứng bán nữa.
Năm nay tôi lên chợ Bưởi chọn đào. Làng đào Nhật Tân giờ thu hẹp lắm rồi. Chợ hoa truyền thống cũng không còn như xưa. Cuộc sống mở mang, thành phố cũng mở mang, các khu, các quận chỗ nào cũng có chợ tự phát bán đào bán hoa. Quất Hưng Yên, Nam Định chở lên, đào Nhật Tân mang qua Vĩnh Phúc, An Khánh, Ba Vì, Sơn Tây trồng, bởi diện tích bị lấy phần lớn để làm khu đô thị rồi. Nhật Tân giờ chỉ trồng đào thế là chính, và bán cho đại gia là phần lớn, mỗi cây cả chục triệu đến hơn. Mà cũng là cho thuê thôi, ra giêng ngoài rằm là đến lấy lại mang về chăm tiếp. Mỗi vườn mươi chục gốc, cả năm chăm đào, Tết đến cũng thu được vài trăm, trừ chi phí chăm bón, chắc cũng được hơn nửa.
Hăm ba Chạp. Dù có thế nào thì cũng phải có cành hoa cành quả. Để ngày Xuân có màu có sắc. Nhìn gốc đào đẹp, thích mắt nên thích thì cố nhích. Quanh năm suốt tháng ăn vay xứ người, về nhà cũng muốn có cái gì cho vui mắt vừa tâm. Nên:
Tết đến không quất cũng phải đào
Xuân về không sắc chẳng ra sao
Đói no cũng gom cho một lẽ
Nhuận xuân cho thắm khúc đồng dao.
Trả lờiXóaĐào có bán không ông anh ? Bao nhiêu gốc ấy đấy ạ ? :))
( Về nhà mình có khác ! :D )
Đã mang về nhà chơi thì ko bán. Cô T chờ qua rằm, anh tặng luôn nhoé :))
XóaÀ quên, củ gẫy cô ạ :))
XóaƠ, anh với chả em, vừa mới bảo qua rằm tặng luôn lại tái bút ngay là củ gẫy ... 8-|
XóaChắc giá một củ, bán không ??? :))
Hai anh em ni cứ "củ củ" dư lày thì... ai chịu nổi?
XóaAnh em nhà này chợ giời lắm Hải Âu ạ ...:))
XóaVới lại, Lão Tiêu ăn mày ăn vặt thiên hạ, củ quả đương nhiên :D :))
Thế đồng chí HA có muốn theo không ? :))
Không theo. Hạng củ thì cô nương chã...
XóaTưởng HA bản lĩnh thế thì phải theo chứ? Hoá ra là nho xanh hả :)), khà khà...
XóaĐây chắc là "đào" :D nhà anh TP đây, màu đỏ đẹp mang may mắn và hạnh phúc :)
Trả lờiXóaNói về hai ông một bà, phụ nữ ngày xưa cũng đáo để k kém các ông nhỉ :))
Chuẩn ko cần chỉnh. Cây này là ở nhà anh.
XóaHay HV thử phát như các cụ xưa đi, hậu sinh khả uý mà :))
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaĐủ chứng tỏ là ngày xưa các cụ ông bản lỉnh hơn mấy ông bây giờ.
XóaThế nên mới bảo HV làm phát như cụ bà đi mà :))
XóaAnh xúi dại nhé, Mỹ là xứ tự do mà còn cấm đa phu/phụ, mở cửa cho đa lùm xùm có mà đi ủ tờ í...
XóaChà, mới chạp nhà đã sửa soạn cây đào rồi đấy hử anh?
Trả lờiXóaCái gốc đào khuýp quá cơ, gốc nào chủ ấy, há há!
Em đề xuất mang ra hong nắng cho mau nở và thắm!
Mới 23 chạp, hihi!
XóaCái đoạn đi mua đào trả giá mắc cười quá cơ, chim cút!
XóaCó câu người làm sao của chiêm bao làm vậy mà. A xù xì thì chơi cái gì cũng gồ ghề, HA công nhận ko :))
XóaGhê nhẩy?
XóaLãnh lão bản phen này tịt ngòi!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNgủ...tết kỹ nhể anh giai!!? :))
Trả lờiXóaVề nhà uống rượu là việc chính mà em :))
Xóa