1. Văn hóa doanh nhân bây giờ sa sút đến mức độ này đây. Một đoạn văn lởm đến lợm. Mình nghĩ, sao khi nó đánh máy, nó không sửa mẹ chữ '' sinh vật là Rùa '' kia thành luôn con Giải đi cho nó thần thánh. Ngân hàng năm nay bội thu scandal. SHB thì kết hợp với ngành xuất bản - văn hóa cho ra đời một khái niệm mới về Hồ Hoàn Kiếm, VietinBank thì lình xình với trách nhiệm 4000 tỷ dính đến em Như, Agribank tiễn một loạt sếp boss vào trại ăn cơm cân mặc áo số...
----------------------
2. Nhìn lại tấm hình này, nhớ mùi thuốc pháo quá chừng. Năm nay có vẻ Tết ảm đạm hơn trong khung cảnh kinh tế chung không có sức bật. Nhưng nếu có tiếng pháo, có mùi thơm thuốc pháo thì có lẽ sẽ xua đi được nhiều hơn sự ảm đạm.
Tôi lên phố lấy sớ cúng, đồng thời mua luôn đồ ông Công ông Táo ở nơi mọi năm vẫn mua. Bình thường, nhà đền họ để sẵn hàng loạt các mũ áo ngày 23, mũ áo thần linh, mũ áo cúng giao thừa. Đóng gói sẵn, rất đẹp. Sớ thì phải đặt trước để họ còn viết tên tuổi, còn đồ thì không cần đặt. Nhưng năm nay ai muốn mua phải đặt trước nhà đền mới giao. Cũng bởi khó khăn quá. 70k/bộ thôi, giá so với năm ngoái không đổi, nhưng các gia đình cũng tính toán rồi. Ra chợ, hay của gánh hàng rong một bộ cũng chỉ 30-40k, rẻ hơn phân nửa rồi và tất nhiên không thể đẹp bằng của nhà đền. Sự sa sút đến mức vậy. Tôi đến một nơi vẫn làm hàng mã quen để mua, thấy những bộ 110k xếp đầy lớp lớp, hỏi thì cũng ít người mua lắm. Họ mua nhiều những bộ 45k. Những bộ 70k cũng bán không được nhiều.
Chưa lướt đến những nơi hay bán hoa Tết và đào quất đẹp, nhưng những nơi đã đi qua, đào đẹp cũng hiếm. Vẻ như sự chững lại của nền kinh tế cũng kéo theo sức ì của sự khai thác. Mọi năm, đào rừng chở về vào tầm này đã đầy các góc phố với đủ dáng đẹp, và cũng không rẻ lắm. Nhưng năm nay tuy không phải đào củi, nhưng dáng thế cành đào rừng chỉ có hoa mà không có được sự phô trương của cái đẹp hoang dại. Những cành đào rừng đẹp, người ta phải chăm từ nhiều năm trong rừng, và cũng phải đi sâu, lặn lội mới khai thác được. Nhưng vẻ như năm nay, những cành đào đang bày trên phố chỉ là đào ven rừng, hoặc là đào người ta trồng vườn nhà của những dân miền vùng cao, theo xu thế chơi đào rừng của dân thành thị mà thành sự chăm bón vườn nhà.
-------------------------
3. Tôi vốn vẫn thích một cái điếu bát. Về nhà hôm trước thì hôm sau thấy cái điếu bát này bày trên bàn khách. Điếu Bát Tràng đàng hoàng. Chất men này gần giống chất men cổ ngày xưa, cũng một tám một mười. Hồi vào Đà Nẵng mấy năm trước, ra khu Ngũ Hành Sơn thấy bán một cái cũng men này, cũng bọc đồng họa tiết, cũng cần điếu đồng vàng, nhưng không có rồng nổi ở thân bát, và nhỏ hơn cái này nhiều, nhìn cũng thích nhưng đắt quá, gần 5 củ, thích mà nhích không nổi. Hỏi ông già, hóa ra có ông bạn hẩu bên làng Bát Tràng tặng. Cái món đồ chơi này chắc phải lên phố Hàng Điếu - Hàng Gà kiếm ít thuốc ngon về chơi Tết. Điếu bát chuẩn, thuốc ngon thì hút phê lòi con mắt. Thử làm Bá Kiến một phát xem sao.
Làm Bá Kiến đê!
Trả lờiXóaĐúng là về nhà có khác, phong thái khác hẳn.
Đồ rằng tết này tha hồ đọc bài hay của anh Tiêu Phong!
Khà khà...:))
XóaPhong thái khác là sao em?
Có sự nhẩn nha của hưởng thụ, không đau đáu, bớt khắc khoải.
XóaRừng nào cọp ấy mà lị!
À, rừng nào cọp nấy thì đúng :))
XóaCòn nhẩn nha, hưởng thụ thì chưa hẳn. Nhưng kệ thôi em. Đời cứ tiếp diễn mà. Về được nơi mình yêu mến là nhẹ nhõm thêm rồi.
Cứ biết có rượu trong khung cảnh cũ, có cả bạn hiền kế bên là thấy bớt đau đáu, bớt khắc khoải hả, khà khà :))
Một entry viết từ quê nhà iêu dấu, quả là có chút hưởng thụ, nhàn nhả đón Xuân...
Trả lờiXóaCái hình thứ 3,4 nếu anh TP k nói đó là cái...điếu bát thì em sẽ chăng bik là cái chi chi, chắc là hàng để chưng trong tủ kính, nhưng làm sao hút nhỉ?
Điếu bát thì phải dùng để hút rồi. Khi hút thì cho thuốc vào nõ điếu, nhấc cái nắp đồng trên trốc của nó ra. Góc chụp này ko thể hiện cái chốt cắm ống điếu. Khi hút thì lắp cái dọc điếu bằng đồng ấy (nhìn như cái đũa) vào chốt cắm, rồi bật lửa đốt thuốc, rồi hút thôi :))
Xóa