Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Nhật' story - P9.

10:03 8 thg 12 2012Công khai152 Lượt xem 12
                             PHẦN 9
   Thấm thoắt cũng đã chớm chạp Tết Nguyên đán. Đội chăn nuôi đã chuẩn bị các con thịt sẵn sàng, đội nông nghiệp cũng đã khoanh vùng các thửa vườn, thửa ruộng để chuẩn bị Tết cho toàn trại.
Xe thu mua rau màu và thực phẩm nuôi ra vào nhộn nhịp. Không khí Tết cũng đã đến rất gần. Nhật đã được cán bộ báo riêng cho biết qua Tết là Nhật sẽ ra tòa, chắc cũng sắp có tống đạt cáo trạng. Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng Nhật cũng thấy nôn nao khi nghe tin đó. Sẽ là thế nào ??? Câu hỏi cứ quẩn quanh đầu óc Nhật, chao đảo giữa hy vọng rằng án sẽ nhẹ với lo lắng biết đâu y lại phải nhận án giam, sẽ lại phải chuyển đi đâu đó, nơi mà y sẽ phải làm lại từ đầu, sẽ lại phải đối phó với đầu gấu, đại bàng và những sự tàn nhẫn thú tính của đám tù tội… Lướt qua đầu óc Nhật là những mảng tối của sự đày đọa , những trò ma quái xiên xỏ nhau trong bóng tối, những trấn cướp đồ tiếp tế ngay khi cán bộ vừa đi khỏi, những trò lấy số trong tù của đám đại bàng mới mọc lông bằng cách giỡn mặt, khiêu khích các đại ca có số má thực thụ. Bọn chúng biết, nếu các đại ca đáp lại sự khiêu khích đó bằng 1 trận ẩu đả thì cái sự giảm án đã xa sẽ lại càng xa vời vợi, còn nếu im lặng chịu đựng thì sẽ là 1 hình thức bị giảm giá, mà chịu đựng sự khinh nhờn của đám ong ve kia là cả 1 điều không dễ chịu…
   Quân tít, với kinh nghiệm giang hồ ngoài xã hội và bề dày của đời cơm cân áo số, trải không ít với đủ các loại số phận tù đày đã nhận ra tâm tư qua cái đăm chiêu của Nhật. Hắn lặng lẽ tự rót rượu, thứ rượu chua chua tự làm lấy trong tù của đám phạm nhân, đưa cho Nhật. Hắn hỏi:
-         Có tin gì hả ?
-         Vâng. Nhật đáp. Hôm nay ban nói em chắc sắp có tống đạt, khoảng qua Tết thì ra tòa.
-         Thế thằng Luận có tin gì cho chú không ?
-         Không anh ạ. Em chưa có tin gì cả. Hôm nọ em có gọi điện nhưng không liên lạc được. Ông ấy tắt máy.
-         Thôi, đến đâu hay đến đấy. Nhỡ mà chú phải án nằm, chuyển đi đâu thì anh sẽ nhờ anh em. Nghĩ làm gì cho tổn thọ.
   Nhật cũng thấy tạm yên với lời nói đó. Rồi theo mạch chuyện, y hỏi Quân tít về chuyện đời, chuyện xã hội. Hóa ra Quân tít cũng thuộc dạng con nhà tư bản thời xưa. Nhà hắn gốc Hà Nội, ông hắn là nhà tư sản có hàng chục nóc nhà ở khu Hoàn Kiếm và cả dãy cửa hàng phục vụ cho công nghiệp tư bản thời Pháp thuộc. Thời cải tạo tư bản tư doanh sau năm 1954, Nhà nước thực hiện công tư hợp doanh, nhà hắn cũng không là ngoại lệ. Các nhà xưởng, máy móc cùng hệ thống cửa hàng bị đưa vào diện hợp doanh do Nhà nước quản lý, ông hắn, bố hắn từ chức vị quản lý, ông chủ xuống vị trí người làm thuê, là phó giám đốc hữu danh vô thực, chỉ biết giương mắt lên nhìn cơ nghiệp mồ hôi nước mắt, tâm tư sức lực bao nhiêu năm gây dựng bị những người tiếp quản đầy nhiệt huyết cách mạng nhưng không 1 tý kiến thức kinh doanh và điều hành quản trị, thương mại phá phách. Ông nội hắn đau đớn, ân hận vì đã không nghe lời khuyên của bạn bè đi di tản vào Nam, để hàng ngày chứng kiến cung cách các nhà cách mạng điều hành cơ nghiệp xương máu 1 cách tùy tiện không có lề lối. Nỗi đau nhân lên và trở thành sự phẫn uất không có sự giải tỏa khi những căn nhà phố lần lượt bị thu dung, dưới danh nghĩa cho cán bộ ở, cho đến căn cuối cùng của nhà hắn ở phố Hàng Trống cũng bị lấy mất phần tầng 1, cả nhà hắn chen chúc trên căn gác tầng 2 với 3 thế hệ. Ông hắn cứ lặng lẽ ôm nỗi đau với những suy tư dằn vặt, vì quyết định của mình mà cả nhà rơi vào cảnh khổ sở này, rồi 1 ngày lạnh lẽo và u ám của trời Đông, ông nội hắn lặng lẽ ra đi không 1 lời trăng trối với nỗi u uất không gì giải tỏa.
   Bố hắn lặng lẽ hơn sau ngày ông nội mất. Bố hắn uống rượu nhiều hơn. Từ 1 người với tương lai kế nghiệp rạng ngời, được đào tạo bài bản có bằng Thành chung (hết cấp 3), rồi được du học bên Pháp quốc và mới về Việt Nam được 1 năm thì xảy chuyện công tư hợp doanh. Bố hắn sau 1 thời gian làm việc tại cơ nghiệp đã bị tiếp quản kia với danh nghĩa là 1 trí thức Âu học thì bị dồn đẩy xuống quản đốc, rồi mất chức, xuống làm công nhân. Khi hắn lên mười tuổi thì cũng là lúc đời sống gia đình hắn đi vào sự cùng kiệt của những éo le phận số. Bố hắn không chịu được sự áp bức nơi công xưởng, với thân phận bị đẩy xuống với những ý đồ không giấu diếm, đã bỏ việc, về nhà đạp xích lô. Căn nhà hắn ở bị tay cán bộ ở tầng 1 nhòm ngó, quyết chiếm cho bằng được. Gã cán bộ tìm đủ mọi trò để khủng bố tinh thần gia đình hắn, o ép cho bằng được với tất cả các thủ đoạn bẩn thỉu để đạt mục đích, nhất là khi bố hắn đã trở thành 1 ông đạp xích lô dạo. Hắn đã chứng kiến tất cả các bi kịch đó với tâm hồn sớm đã không còn non nớt của 1 đứa trẻ hơn 10 tuổi nữa.
   Một ngày, khi đi học về sau khi đã nô đủ với lũ bạn phố, hắn chứng kiến bố hắn say rượu và bị tay cán bộ đánh ngay tại vỉa hè nhà hắn. Ông bố hắn bị nắm cổ áo và liên tiếp ăn đòn. Hắn không biết nguyên nhân vụ việc, nhưng với 1 đứa trẻ lên 13 thì đó là 1 sự chịu đựng quá sức. Bố hắn được giải thoát sau những can ngăn của hàng xóm, nhưng ốm 1 trận thập tử nhất sinh. Gã cán bộ chỉ bị gọi lên phường làm kiểm điểm rồi cho về, nên từ đó, gã ra mặt thách thức và coi thường nhà hắn. Năm hắn 14 tuổi thì xảy chuyện. Hắn đang học bài thì nghe thấy tiếng mẹ hắn la thất thanh, hắn nhao xuống thì thấy mẹ hắn đang bị gã hàng xóm túm tóc đánh ở sân trong, nơi cái giếng trời mà căn nhà ống nào của phố cổ Hà Nội cũng có, trở thành nét kiến trúc quen thuộc. Gã dìm đầu mẹ hắn xuống cái bể nước, tay kia đánh thục mạng. Hắn lao vào nhưng ăn ngay 1 cái đạp trời giáng, bắn ngửa về phía sau, đập đầu vào tường và làm bẹp mất cái lồng có con gà chọi mà hắn nuôi. Hắn cố đứng dậy trong cơn choáng váng và hét lên ‘’ Thả mẹ cháu ra …’’, rồi lại lao vào cố sức tóm áo gã kia mà giằng mà giật. Nhưng sức lực của 1 thằng bé 14 tuổi đầu thì được bao lăm, hắn lại bị 1 đá vào mạng sườn đau nhói. Hắn quờ tay trong cơn tăm tối để gượng dậy thì 1 vật chạm vào tay hắn, đó là con dao xúc đất mà hắn vẫn thường dùng để đi đào giun cùng lũ bạn ngoài bãi sông Hồng. Con dao bằng thép có mũi rất nhọn và rất sắc, trước bố và ông hắn vẫn dùng để chẻ lạt đan đèn kéo quân mỗi mùa Trung Thu cho anh em hắn chơi, nhưng từ ngày gia đình sa sút thì cái thú chơi có phần xa xỉ kia bị lùi vào dĩ vãng, thành thử con dao bỏ xó và thành vật để hắn xới đất.
   Hắn vùng dậy, vung con dao đâm tiếp vào cái hình thù người đang tàn nhẫn giáng những cú đá, cú đạp kia vào mẹ hắn. Hắn mới 14, nhưng sức đâm không nhỏ cộng với sự trợ giúp sắc bén của con dao, trong cơn cuồng nộ trả thù và nỗi mong muốn chấm dứt sự hành hạ đối với mẹ, đã thành cơn say lú không còn lý trí nữa. Hắn vừa đâm vừa gào lên những tiếng thét tắc nghẹn trong nước mắt và hận thù ‘’ Thả mợ tao ra, thả mợ tao ra …’’. Cho đến khi những cánh tay mạnh mẽ và cứng rắn người thì ôm chặt lấy hắn, người thì tóm tay bẻ vặn con dao ra, hắn vẫn vùng vẫy tay chân trong cơn cuồng điên trẻ dại mà gào khóc. Cho đến khi hắn mệt rũ ra trong 1 vòng tay ai đó đang ôm giữ hắn, hắn mới thấy cái hình thù kia đang nằm bất động trong 1 vũng máu, người co quắp bên thành bể nước, còn mẹ hắn thì đang rũ rượi bên cạnh 1 người hàng xóm khác. Tiếng chân người đi lại, tiếng người nói í ới gọi nhau kêu cấp cứu đều không lọt vào tai hắn, hắn vùng ra trong sự giữ chặt kia mà cố hướng về phía mẹ, miệng gọi ‘’ Mợ, mợ có sao không ???...’’
   Mợ hắn lao về phía hắn, ôm chập lấy hắn trong tiếng khóc nghẹn và cũng hỏi hắn ‘’ Có sao không con, con có đau chỗ nào không ? “… Rồi người ta cũng khiêng xác gã kia đi và hắn trở thành kẻ sát nhân khi mới 14 tuổi ngay tại căn nhà thân yêu, ngay tại nơi cuống nhau của hắn vẫn còn chôn nơi gốc khế của mảnh sân trong với ý nghĩa văn hóa truyền đời nơi chôn nhau cắt rốn của ông bà để lại, tập tục mong muốn những sự tốt lành sẽ đến với đứa trẻ sơ sinh và lưu giữ về nguồn gốc để mà không vong bản. Gã kia đánh mẹ hắn chỉ vì gã tranh lấy nước trước, hay chính xác là gã tìm cớ để trút lên mẹ hắn sự đểu giả khốn nạn của thằng lưu manh được khoác chiếc áo cán bộ. Cuộc đời hắn đã rẽ trái sau biến cố đó với sự gia nhập trại giáo dưỡng dành cho trẻ vị thành niên, để hơn 2 năm sau khi ra trại, hắn đã có 1 vốn tích lũy kha khá với ‘’ trường đời ‘’, nơi những đứa trẻ có thân phận như hắn truyền dạy nhau đủ mọi mánh khóe của đầu đường xó chợ, từ chạy đớm, chạy mép (móc túi), bốc đổng (giật đồng hồ), đến cắt bom và đủ mọi loại thủ đoạn mà bọn chúng biết, kể cả đột vòm, phá khóa các kiểu, với các thủ đoạn đánh nhau đường phố mà để giành phần thắng thì bỏ qua cái chữ quân tử đi…
   Hắn ra trại với cái tuổi gần 17 và vô số những hình xăm ngớ ngẩn và đầy ngô nghê của lũ trẻ tự xăm cho nhau trên thân thể, với cái đầu cắt trọc và sự lỳ lợm, hiếu thắng bất cần đời của tuổi mới lớn nhưng đã kinh nghiệm đầy mình. Về nhà hôm trước, hôm sau hắn gọi lũ bạn cùng trại đến, trải chiếu ra vỉa hè trước cửa nhà, chắn ngay cái cửa hàng vốn xưa là của nhà hắn, nay thuộc về vợ con tay cán bộ mà hắn đã đâm chết với hơn 4 chục nhát đâm vào vùng sườn, lưng, thận… để uống rượu và chọc tức lại nhà kia. Cứ như thế đến ba bốn hôm, khi người con trai lớn của gã cán bộ kia chịu hết nổi, ra can thiệp thì bị cả bọn chỉ chờ có thế, vây lại và đánh cho 1 trận nên thân với đủ loại chai lọ cốc chén, nhưng hắn thì không tham gia. Bọn chúng đã bàn nhau như vậy từ trước, để khi công an có hỏi thì đương nhiên không thể nói hắn tổ chức đánh người được, còn bọn bạn hắn, muốn tìm địa chỉ thì lên trường giáo dưỡng mà hỏi, hắn sẽ không biết.
   Nhưng chưa dừng ở đó. Những ký ức về tuổi thơ bé khi chứng kiến những khiêu khích, kích bác và cả sự sỉ nhục với bố hắn làm hắn không dừng lại, không muốn chỉ dừng lại ở trận đòn thù ấy nữa. Cái cửa hàng vốn có thể thành nơi mưu sinh cho gia đình hắn, dù chỉ với 1 hàng nước con con như bao nhà hàng phố khác đã mở, trở thành nỗi nhức nhối khôn cùng khi nhìn thấy bố hắn vẫn cặm cụi với cái xích lô và thường vẫn say ngất ngưởng mỗi khi về nhà, sau 1 ngày bán sức nơi ga tàu, bến xe, còn mẹ hắn thì chạy chợ buôn đi bán lại mấy thứ rau quả buôn đầu chợ bán cuối chợ, bởi làm gì có vốn mà buôn nhiều, buôn to. Hắn đã bảo bố hắn:
-         Cậu nghỉ đạp đi, con đạp thay cho. Sức cậu còn được bao nhiêu mà cậu cứ đạp cả ngày thế, rượu hàng ngày con mua cho cậu.
   Nhưng bố hắn không chịu. Bố hắn ngày nào cũng say, nhưng chưa bao giờ to tiếng chứ đừng nói là đánh chửi mẹ hắn. Mẹ hắn bảo, khi bố hắn say, bố hắn chỉ khóc, cứ lặng lẽ mà khóc chứ tịnh là không nói 1 tiếng. Mẹ bảo có lẽ bố hắn giống ông nội, cứ nuốt nỗi đau vào tận cùng cơ thể mà chịu đựng 1 mình, mẹ hắn sợ cái nỗi đau u uất tinh thần đó sẽ 1 ngày nào đó biến thể thành ung thư thì hết đường cứu chữa. Mẹ hắn cứ thở dài thườn thượt mỗi khi nói đến chuyện đó. Cái cửa hàng thì nhà gã kia cho 1 hiệu may thuê lại, nhà gã dồn cả vào gian trong. Quân tít cứ mông lung nghĩ, rồi 1 hôm, hắn gặp tay con trai nhà kia và nói:
-         Giờ tao về, không công ăn việc làm gì, nhà mày ăn không bao năm nay cái cửa hàng kia rồi, giờ phải chia 3 tiền thuê ra, nhà mày 2 phần, nhà tao 1. Mày không chịu kệ mày, nhưng bọn thuê nhà kia không buôn bán gì được với tao đâu. Tất nhiên là thằng kia không chịu. Quân tít ít hơn nó đến 5, 6 tuổi, xưng hô đã lấc cấc thì chớ, lại còn đòi chia phần. Cái nhà đó, danh chính ngôn thuận đã được Sở Nhà đất cấp cho bố nó rồi, thằng Quân chả có vị gì mà đòi hỏi vào đó nữa. Rồi lấy giọng cứng rắn, vì chả gì gã cũng là cán bộ Nhà nước, hơn hẳn về tư cách mọi mặt so với thằng nhãi 17 tuổi vừa ra trại kia:
-         Mày đừng có hỗn. Tao còn chưa quên chuyện hôm nọ với mấy thằng bạn mày đâu. Mày là cái gì mà đòi hỏi chuyện đó. Tao thách mày kiện đấy.
-         Được, mày thách nhà giàu húp tương hả ? Bố mày sẽ cho mày mở mắt ra. Quân tít nói với giọng lấc xấc đầy đe dọa.
   Ngay sáng hôm sau, hắn bắc 1 cái ghế ngồi ngay trước cửa hàng. Hắn không hề bước chân vào nhà, chỉ ngồi như 1 ông phỗng ngay cửa. Bất kể ai bước chân vào hắn cũng đều đứng dậy lịch sự mời đi ra, nói cửa hàng không tiếp khách. Cái bộ dạng ngầu ngụa với cái áo phanh ngực lộ đầy hình xăm đủ làm nản lòng những người khách chợt có ý định cứ bước vào. Họ đành bỏ đi. Chủ thuê biết chuyện, ra đưa tiền cho hắn nhưng hắn nhất quyết không cầm, cũng không nói năng gì cả. Hắn cứ nhàn nhã ngồi trước cửa như thể 1 gã đang nhàn tản ngắm phố ngắm phường, như 1 công chức lưu dung vào 1 ngày nghỉ được bứt ra khỏi các thức công việc bàn giấy, mà bắc ghế ra ngoài, gác chân chữ ngũ mà thưởng thức đời qua cái ngắm nhìn lơ đễnh đầy tính tận hưởng vậy.
   Liên tiếp đến hôm thứ 3 thì thằng kia chịu lép. Nó đành đưa cho hắn tiền khi chủ hiệu may quá hoảng, một hai đòi trả lại cửa hiệu chứ không dám tiếp tục làm ăn trong cảnh 1 ông mãnh cô hồn cứ ngồi như phỗng trước cửa như vậy. Quân tít rít 1 hơi thuốc, rồi y nói với Nhật:
-         Nhẽ là anh cứ lấy tiền của nó, cũng đi 1 đằng. Nhưng tao lại lấn nó, sau mấy tháng anh lại ép nó thêm, bắt nó chia nửa. Căn bản mình cú nó là 1 chuyện vì ngày trước nhà nó âm mưu chiếm nốt nhà mình, nhưng lúc đó cũng vì anh còn trẻ, lấn được nó thì lại muốn chơi thêm, nên anh bị nó bẫy.
-         Nó bẫy sao anh ? Nhật hỏi.
-         Nó báo công an. Nó biết không đưa tiền không xong, nên nó đã chấp nhận xuống nước. Nhưng vì anh ép nó, nó nghĩ ép được nó lần này thì chắc anh không bao giờ dừng lại, thế là nó báo công an bắt anh đúng lúc đang nhận tiền của nó. Tất nhiên thì nó chỉ là chuyện nhỏ, phải bây giờ thì lo phát xong ngay, nhưng ngày đó đang chiến tranh, cũng sắp giải phóng, nên công an họ lập án tống mẹ mình đi cho rảnh chuyện. Hôm ở tòa về quận để chuẩn bị lên trại, anh trốn được nên về thẳng nhà, chém thằng kia 2 phát. Một phát gần rời tay, 1 phát vào kheo chân nó, đứt mẹ gân chân. May là nó không phải đi nạng, nhưng cũng thành chấm phẩy vì không nối kịp gân. Anh trốn nã, dạt tít lên Bắc Kạn vào bãi vàng với mấy thằng anh của bọn bạn, nhưng năm sau nhớ nhà quá, lại đúng lúc giải phóng thống nhất rồi, anh lại mò về thì bị bắt…
    Cứ thế, Quân tít rỉ rả với Nhật về cuộc đời y qua giọng kể đều đều. Kéo cao cái chăn chiên trùm lên đầu, khoanh bằng tròn bên chiếc ca nhôm chốc chốc lại được thằng lái xe rót thêm nước nóng, cuộc đời hắn cứ như cuộn phim quay chậm đang diễn chiếu vậy. Nhật ngồi lắng nghe, chỉ thỉnh thoảng đệm ngắt 1 câu hỏi để làm rõ thêm câu chuyện đang nối dài thêm với canh thâu khuya khoắt. Gió thổi vù vù bên ngoài, cái lạnh buốt của đêm Đông với mưa phùn gió Bấc như 1 sự đồng hành với giọng kể kia. Thì ra Quân tít cũng xuất thân đâu phải chân lấm tay bùn. Cái hoàn cảnh nó xô đẩy hắn đến với con đường tù ngục như là 1 định mệnh đã sắp dọn sẵn. Nhưng Nhật cũng hiểu, chẳng thể biện minh với những án tích dài dằng dặc mà Quân tít đang mang theo những dọc dài phạm tội mà hắn đã trải, bằng sự khởi đầu có tính nghiệt ngã số phận kia, để mà đổ lỗi hết. Cuộc đời hắn toàn những việc, những vụ dính líu và liên quan đến mặt trái xã hội, ân oán chất chồng và đan xen trong các mối quan hệ đủ dạng, đủ loài, để mà nói ra thì có lẽ chép được thành 1 tiểu thuyết kinh điển của giới tội phạm xã hội đen.
   Nhật ngẫm nghĩ về tính nhân bản của con người. Một người như Quân tít, cũng biết thương cha thương mẹ lắm, cũng có nghĩa khí với những bạn hữu, đàn em mà hắn đã giao thiệp, đã cưu mang, đã cùng cộng sinh cộng khổ trong những năm tháng nằm trại giáo dưỡng, đào vàng, bảo kê buôn lậu, bảo kê bến bãi, nhà hàng… Rồi các trại cải tạo hắn đã từng kinh qua, đã từng mòn bát mòn đũa qua cái cuộc đời tính đến giờ đã xấp xỉ tuổi năm mươi của hắn. Hắn phải chấp nhận sự đeo đuổi của phận số kẻ giang hồ, mà ước muốn rửa tay gác kiếm không phải là không có, nhưng hàng chục năm với biết bao ân oán chất chồng mà không phải mỗi lúc mỗi nhát là có thể hòa giải. Hắn nói:
-         Ra đó, chú muốn làm việc anh đang làm thì anh cũng có thể cho chú gia nhập được, nhưng cái đó là tùy chú nhé, anh không ép. Anh có muốn gác kiếm thì trước nhất anh phải có tiền đã, để mà sống, rồi còn để dư dả thì chăm nuôi bọn út nó đang nằm trại, và cả bọn đệ dao thớt nữa. Để có thằng nào nó muốn nổi, nó muốn đến thăm hỏi anh thì nói chuyện với bọn đệ anh trước. Cái đó cũng phải có tiền mới làm được. Anh trông thế thôi, nhưng cái trò bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng anh không bao giờ làm, nó hèn con người đi.
-         Thế anh vẫn đang làm việc á ? Nhật hỏi với vẻ ngạc nhiên thật sự.
-         Thế chú tưởng thế nào ? Cái trò ăn chặn ở trong này đáng gì. Nhiều khi anh cũng không muốn làm đâu, nhưng anh không được phép chỉ nghĩ đến anh, mà còn phải nghĩ cho bọn kia nữa. Hắn đưa tay chỉ đám trực chiến, nói tiếp: Nó cũng giống như ngoài kia thôi, phải tạo được điều kiện cho bọn nó, bọn nó sống được thì mới gắn bó trung thành với mình được, có gì mới sai bảo bọn nó làm chứ, nhỡ mà chúng nó quá tay, vào trại thì ở ngoài cũng lo cho nhà nó ít nhiều, và cũng phải thăm nuôi tắc tế nữa, không thì lấy đâu ra em ? Làm anh là phải thế. Trong này cũng vậy, cũng phải như thế cho chúng nó kiếm chút, chúng nó được thoải mái thì mình cũng đỡ.
   Hóa ra là vậy. Không muốn dở cái trò ăn chặn trong tù cũng không được. Tù thì thiếu thốn nên cũng đành phải để thằng mạnh nó hiếp đáp thằng yếu mà tạo vây tạo cánh, tạo bè tạo lũ.
-         Thế anh đang làm gì ? Nhật hỏi tiếp.
-         Làm bóng, làm số (cá độ bóng đá và lô đề). Anh vẫn có 1 dây đấy chứ chú tưởng. Bọn nó vẫn hàng tháng báo cáo anh đều về các khoản. Chú thích, khi nào ra anh bảo nó cấp cho 1 đầu mà làm, đại loại như chú là đại lý thôi, cấp bóng cho bọn cầu thủ (người cho cá độ bóng đá) và chú ở giữa hưởng hoa hồng, làm trọng tài thôi, rồi chú lại chuyển bóng lên cho bọn đầu cao hơn, nó có tỷ lệ hết theo từng cấp đại lý. Chú lôi được nhiều cầu thủ vào đầu của chú và càng nhiều bóng thì chú ăn hoa hồng càng lớn. Hoặc bọn sông Lô (người chơi lô, đề) cũng vậy, chúng nó càng chơi nhiều, càng khát nước thì hoa hồng càng lớn, nhưng cái này phải kiểm soát được, nếu nó báo ẩu mà không có tiền trả thì chú đứt. Đại loại thế…
-         Thôi anh ạ, khi nào em ra rồi tính. Giờ em chưa nghĩ đến.
-         Thì anh đã bảo chú rồi. Anh biết chú không phải dạng đó. Nhưng biết đâu, kiếm sống giờ khó lắm, bọn nó bễ (không có tiền) lắm, xã hội ấy.
   Câu chuyện trong đêm đó thành 1 sự không quên đối với Nhật. Y cảm thấy gần gũi hơn nhiều với Quân tít, gã đại ca mà phận số cuộc đời đưa đẩy đến với y, nhất là vào cái lúc Nhật biết không còn ở lại nơi chốn này nhiều nữa. Các cảm xúc và suy nghĩ cứ đan xen, rồi Nhật thiếp đi lúc nào không biết…
( Còn nữa…)
Ảnh của Tiêu Phong
4000
  • Thụy
    Anh à, nhớ cho em địa chỉ nhà mới nhé, để em đọc cho hết Nhật'story chứ ...
    • Tiêu Phong
      Nhớ chứ. Xây rồi nhưng chưa sửa sang xong nên chưa muốn thông báo cho mọi người. Khi nào xong sẽ báo nhé. Còn Nhật'story chắc chưa đến dead line sẽ xong đấy
  • Tiếng Lòng
    Bối cảnh hẹp mà tư liệu rộng lắm... Rất phục TP đấy.
    TP cố gắng viết xong trước 17/1/2013 nhé!
    • Tiêu Phong
      Xây nhà bên blogspot.com đi TL. TP xây rồi, chỉ chưa tìm hiểu nhiều để sử dụng thôi. Nhưng chắc truyện này sẽ xong trước dead line đấy
  • THOMOC
    Đọc xong thấy sướng ! thích nhất là cảnh đâm chết thằng cán bộ ghẻ ! NÊN viết thêm một đoạn " Nhìn thấy thằng cán bộ đang thoi thóp , hắn liền nhảy vào ngoạm đứt cái tai và ...nuốt với vẽ mặt thật sung sướng !" ...
    "Đại hiệp" nhớ thêm vào đoạn đó cho ...nó "máu " nhé !
    • Tiêu Phong
      Khà khà khà...
      Nhà Mộc bạo lực quá
  • Thụy
    Anh, vào link này xem rồi quyết định nhé .
    http://blog.yahoo.com/KOUTINEONG6973/articles/2619/index
    • Tiêu Phong
      Quyết định gì cơ ? Mà anh gõ cái link đó thì ko vào được, nó báo ko có.
    • Thụy
      Anh đừng gỏ, copy cả link này và pass vào trình duyệt ... đây là bài mà blog Hoa Trinh Nữ hướng dẫn chuyển nhà sang yahoo không phải của Việt Nam ... Nếu anh quyết định qua blogpots cũng được, em thấy bạn bè qua đó nhiều lắm ...
    • Thụy
      http://www.youtube.com/watch?v=jYK66q--AIA
    • Tiêu Phong
      Đằng nào YH blog cũng ko tồn tại lâu em ah, kể cả ở các nước khác cũng thế, thôi cứ sang blogspot cho lành trước đã.
    • Thụy
      Dạ ...
    • Tiêu Phong
      Mai qua đọc phần mới nhé. Anh đang viết, nếu kịp thì đêm post. Mấy hôm nay bận vẽ và chỉnh ý cho anh em, không lúc nào viết được
    • Thụy
      Vẽ và chỉnh ...gì anh ?
    Ảnh của Tiêu Phong
    4000
  • Minh Minh
    TP ơi, hay TP chuyển lun các bài này sang nha mới đi, đăng ở đây được mấy hôm, mà YH cho out bất ngờ lúc nào không bít, lại mất hết công sức., MM thấy nhiều user is not found rồi đấy TP ạ.
    • Tiêu Phong
      Chưa kịp xây nhà mới MM ah. Lúc nào xây được sẽ chuyển thôi. Cái đó chắc cũng phải nhanh chóng làm sớm, không tin được cái gì chắc chắn ở thời buổi này cả
  • BÌNH ĐỊA MỘC
    mộc ghé thăm nè, sắp chia tay rồi, nhớ ...
    • Tiêu Phong
      Thì lại gặp ở nơi mới mà anh
      Blogspot sẽ là nơi mới thôi, vui đi anh à. Kệ đời đi. Chặn sao cho nổi...
  • Nguyen ha
    không biết sắp tới "trong cơn loạn lạc" rồi có tìm thấy TLBB mà đọc các fần tiếp theo k!!.
    • Tiêu Phong
      Duyên trời định. Là bạn bè thì chuyện cho nhau địa chỉ là bình thường mà, đổi sân chơi từ A sang B chứ có gì mà phải lăn tăn thế ? Blog đâu chả có, bịt thế dek nào được mà chúng nó phải làm trò trẻ ??? Sao cứ phải hoắng lên thế, cười to vào xem nào cậu
  • Thụy
    Ghen tỵ quá đê ...
    • Tiêu Phong

      What about ???
    • Thụy
      Người hông được tán dương thì phải ghen tỵ với người được tán dương chứ ...
    • Tiêu Phong
      Ờ, ghen tỵ mà nói ra được thì cái sự '' ghen '' này rất...đáng khen đấy
    • Thụy
      Why ?
    • Tiêu Phong
      Phải tự trả lời chứ ? Biên tập viên, chuyên cắt xén sửa chữa '' tư duy '' người khác cơ mà ???
    • Thụy
      Cắt hồi nào ? Em chỉ trau chuốt cho cuộc sống dịu dàng ngọt ngào thêm thôi ...
    • Tiêu Phong
      Có ai bảo Thuyj cắt ở đây đâu ???
      Là ý muốn nói, làm công tác đó, lại còn hỏi why thì
    • Thụy
      Thì đó, ...Biên tập đâu phải chỉ có cắt xén ? Anh tưởng bộ muốn cắt là cắt được à ? Em chỉ làm cho cuộc sống bớt gai góc hơn thôi ...
    • Tiêu Phong
      Em chỉ làm cs bớt gai góc hay là làm '' lãnh đạo '' đỡ chướng tai đới
    • Thụy
      Làm thế nào miễn là sách của anh xuất bản được thôi chứ ...
  • Minh Minh
    TP hiểu cả về cái thời xa xưa cứ như là sống ở thời kỳ đó vậy.... thực sự ngưỡng mộ sự hiểu biết của TP.... thôi để giành lời khen cho mọi người, MM thấy TP đặt khá nhiều tâm huyết vào truyện này nên MM băn khoăn liệu TP định xuất bản thành truyện hay ko? Giữ sức khỏe nha TP.
    • Tiêu Phong
      Viết chơi đã. Còn việc có xuất bản nó hay không thì ko phụ thuộc vào tác giả, mà phụ thuộc cái thể chế này, những ông CS có dám cho xuất bản và có dám chấp nhận sự thực cuộc sống như những gì Tiêu mỗ viết ra hay không thôi. Nhưng khó. Họ không dám đâu MM ạ.
    • Minh Minh
      Thì vì MM thấy TP viết mạnh quá... nhưng uốn đi một chút có khi lại thành 1 kịch bản hay, mà bán kịch bản ...có vẻ nhiều xiền hơn in sách ...nhể, (MM nói chơi thôi)
    • Tiêu Phong
      Khà khà khà...
      MM dạm mối bán ... kịch bản đi. Tiêu mỗ đảm bảo phần trăm hoa hồng đúng luật
    • Minh Minh
      MM đùa chút xíu, chứ biết TP viết vì TP thích thoai, chả phải vì kịch bản hay xuất bản, hổng bít MM nghĩ vậy có đúng ko. CN vui nha TP.
    • Tiêu Phong
      Đương nhiên Tiêu mỗ viết vì tự bản thân cần viết rồi. Còn có thế nào sau này thì phải .....wait and see
      Vui vẻ CN nhé. Thanks.
    • Minh Minh
      TP, sao lại có cái Spam comment ở đây thía nhỉ
    • Tiêu Phong
      Spam nào nhỉ ?
    • Minh Minh
      Cái Spam CM sau cái " MM đùa chút xúi ..." ý, bên MM nó hiện spam CM.
  • Jen
    • Jen

    • 12:56 8 thg 12 2012


    Đọc phần 9 này Muội đã thật trầm ngâm.,thật lắng đọng vì mảnh tối lịch sử được tái hiện.
    Ông bác ruột của Jen bị mất căn nhà ở Sài Gòn cũng vì cán bộ dòm ngó . nói cho mượn tạm làm văn phòng tiếp quản rồi chẳng bao giờ trả lại. Thời đó làm sao mà dám đòi mấy ông nhà nước vì sợ bị thanh trừng.
    Bao nhiêu người mất nhà cửa và bị đẩy đi vùng kinh tế mới chỉ vì bị quy là tư sản. Để rồi không chịu nỗi địa ngục trần gian phải liều mình vượt biển . Biết bao thảm cảnh đau lòng đã xảy ra.
    Bây giờ lại hiểu biết thêm vì sao con người hiền lương trở thành những tay anh chị danh trấn giang hồ. Cảm thương cho những phận đời nghiệt ngã.
    Cảm ơn Phong Ca đã cho Muội mở rộng tầm hiểu biết về thế nhân.
    • Tiêu Phong
      Cảm ơn muội muội đã dành lời khen cho Tiêu mỗ nhé. Sự thật về 1 thời được gọi là '' khủng hoảng tư sản '' thành phố và '' cải cách ruộng đất '' ở nông thôn là 1 sai lầm và vết nhơ lịch sử, không chối bỏ được. Ông Trường Chinh đã mất chức TBT sau thời kỳ đó. Hôm họp QH vừa rồi, ông Dương Trung Quốc đứng giữa QH chất vấn TT về văn hóa từ chức thì có nhắc đến sự mất chức ngày đó của ông TC đấy.
    • Jen
      • Jen

      • 00:24 9 thg 12 2012


      Vâng...Một vết nhơ lịch sử không thể gội rửa sạch. Nó luôn trường tồn cùng với thời gian như ngày mùng 4 tháng 6 xảy ra sự kiệnThiên An Môn của Trung Quốc khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng trước con số thương vong của người dân vô tội .
      Chỉ có chế độ độc tài , độc đảng mới đối xử với người dân mình như những con vật bắn giết không thương tiếc.
  • Thụy
    Em đọc xong rồi ... Phong ca viết hay lắm, nhưng nếu muốn xuất bản vẫn cần có 1 biên tập như ...em
    Tải thêm trả lời
    • Thụy
      Ngất vì được hâm mộ quá chừng phải hông ?
    • Tiêu Phong
      À, cũng suýt. Hồi đọc còm của Thụy, cũng suýt... thế
      May định lực...vững vàng
    • Thụy
      Dạ, là ...nội công thâm hậu chứ !
    • Tiêu Phong
      Ko, cái đó là định lực thôi, có chịu đòn đâu mà bảo nội công
    • Thụy
    • Tiêu Phong
      Em đã tính dời nhà đi đâu chưa ? Anh định sang blogspot, thấy bên đấy giao diện cũng đc đấy.
    • Tiêu Phong
      Thế em quên bạn Poll ah? Mà kiểu này thì ... tốn cafe lém đới
      Vào SG chăc ko dám gọi các bạn đi mất , mời rượu nhẽ là hay hơn nhể
    • Thụy
      Dạ chưa, em đang buồn nên chưa tính gì hết ... Em thấy mọi người cũng rủ nhau sang đó nhiều ... mà giờ phải mò mẫm làm lại em ngán quá ... Ca ca sang đó à ?

2 nhận xét:

  1. Mình ghé vào blog của bạn từ khi được bạn Lãnh giới thiệu (cũng lâu lâu rồi). Đã đọc rất nhiều bài, nhưng hôm nay mới đọc cái nhãn Chuyện của Nhật. Từ sáng đến giờ đọc đến phần này. Bạn có kiến thực thực tế trại giam thật phong phú, khắc họa nhân vật rất sắc nét. Mình sẽ đọc tiếp.:)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả những cái đã viết cũng chỉ là 1 phần nhỏ so với sự thực cuộc sống thôi bạn ạ.

      Xóa