Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Tích hợp và phân hóa.



   Hôm nay xem ti vi, thấy nói đến cải cách giáo dục. Họ nói bộ Học kỳ vọng lắm vào cái chương trình cải cách này, sẽ áp dụng từ 2016 đến 2019. Nhưng lúc đó bận, nghe đại khái thôi, sau đó vào mạng đọc. Ở đây http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/141305/bo-giao-duc-ky-vong-lon-vao--tich-hop--va--phan-hoa-.html


   Thật, đọc mấy dòng đầu sau cái kỳ vọng của ông phó thượng thư nghe rất chém gió: ''  việc này phù hợp với quy luật nhận thức của loài người và quy luật phát triển của khoa học '', thì bật ngửa ra, vì không hiểu '' tích hợp '' cái gì cho trẻ lớp 1, 2, 3 cái '' lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động giáo dục '' ???


   Trẻ con lớp 1, 2, 3 được tích hợp mấy cái đó, chắc để đạt mục tiêu sau 2020, VN cơ bản là nước CN hóa như nghị quyết đảng vừa nêu ra, thế thì 2050 là kịch, xứ Lừa hóa rồng cả lượt !!!

   Làm người lớn thì hãy xứng đáng là người lớn. Nhất là người lớn có học hàm học vị cả. Một cái chương trình thực nghiệm của ông Hồ Ngọc Đại được thực nghiệm đúng 35 năm giờ mới được công nhận 1 cách chính thức bằng việc cho phép phổ biến sách giáo khoa do hệ thống này soạn ra, vậy thì cái trò cải cách tích hợp với phân hóa này sẽ có như lời anh Hiển chém gió hay không ??? Nếu được thì nó là phúc của dân tộc, mà nếu không được, nếu không nói là không ra gì, thì nhận thức loài Lừa sẽ là cái mà các ông nhận được.

   Năm 1978, chúng tôi là thế hệ đầu tiên của chương trình thực nghiệm đó khi bắt đầu học vỡ lòng. Và giờ chúng tôi đã là những thằng đầu có 2 thứ tóc mới hết thực nghiệm !!! Mà nếu ông Hồ Ngọc Đại không phải là con rể ông Lê Duẩn, thì chắc chắn 100% cái chương trình của ông cũng chết non khi ông hoài bão nó từ khi ông làm luận án ở nước Nga Xô viết. Giờ bọn nhóc nhà tôi mỗi lần khen cái gì, nó bảo: Chuẩn như Lê Duẩn !!! Giật hết cả nảy luôn. Nhưng đúng, không có ông Lê Duẩn, thì không có sự ra đời của trường thực nghiệm này, và cái chuẩn nhất của ông, có lẽ là có 1 ông con rể đã xây dựng thành công 1 chương trình và kiên trì theo đuổi nó đến 35 năm mới được chính thức ok.

   Tôi không biết gì về tích hợp với phân hóa của cải cách giáo dục lần này của bộ Học có chính thức làm trẻ con đỡ khổ trong việc học hay không, có mang lại điều gì tích cực hay không, nhưng tôi nghi ngờ tính trí tuệ khi cho trẻ con lớp 1, 2, 3 học về môi trường, biến đổi khí hậu và nhất là sức khỏe sinh sản. Kỹ năng sống thì nên hình thành cho con trẻ 1 khái niệm từ ngay khi nhỏ, nhưng những khái niệm về môi trường, biến đổi khí hậu với sức khỏe sinh sản thì dùng cái gì, phương pháp nào để hình thành khái niệm cho đầu óc 1 đứa trẻ 6 tuổi và 8 tuổi ??? Và nhất là, để làm gì ???

   

14 nhận xét:

  1. Nipem cũng không hỉu Phong ca à, hưc hưc......Bộ Học này vốn là bô nuôn nuôn cải tiến thành cải lùi í mừ, anh coi thời Nguyễn Thiện Nhăn làm bộ trưởng hô hào mấy khẩu hiệu rùm beng rỗng tuếch mần cí bàn đạp phóng lên ghế phó thủ tướng đó, lên rùi khẩu hiệu của ổng cũng dẹp lun.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, anh này giờ sang Mặt trận rồi. Anh này có quả Bài ca không quên đình con nhà bà đám hồi còn ở bộ Học, là chỉ đạo ghi nợ vào bằng tốt nghiệp đại học của sinh viên đấy. May thằng bố nó lú thằng chú nó khôn nên dừng lại, chứ không là có cả loạt ét-vê ra trường với kỷ niệm ghi nợ :))

      Xóa
  2. Ai cha... Cái này thì phải nói là NQ 24 của TW đã được ngành giáo dục đưa vào thực hiện sớm nhất, thậm chí là mang áp dụng với đối tượng "mầm" nhất. Lần trước em mới nói về NQ 25 nhỉ? Nội dung của NQ 24 là “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”... Xem ai dám bảo những người đi họp lơ mơ là nguyên nhân sản sinh ra tiêu cực trong xã hội nữa nào, phổ cập giáo dục rồi nhé, chuẩn bị học theo con đi thôi. :-))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng đi vào đời sống nhân dân thiết thực nhỉ, gọi là đi sâu vào quần chúng 1 thời ấy. Giờ trẻ con 6 với 8 tuổi sẽ biết cơ chế mà chúng nó sinh ra được thực hiện thế nào, thế là mẹ chúng nó đỡ phải trả lời chúng nó là đẻ chúng nó ra từ nách. Thiết thực lắm, bộ Học vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế :))

      Xóa
  3. Tiêu ca ơi, mấy ổng rảnh mà Tiêu ca há. Suốt ngày ngồi ở trên cao, có thấu hiểu mô tê gì đâu nên mấy ổng cứ đề thoải mái. CHúc huynh một tuàn mới an vui nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn này mà rảnh. Lại càng không như BN nói là không hiểu mô tê gì đâu. Trái lại đấy em. Toàn thằng sỏi như cái nắm đấm ấy. Ok, tuần mới vui vẻ nhé em.

      Xóa
  4. Lúc còn bé, em cũng có hỏi con được sinh ra từ đâu ? Và vì em chẳng giống ai trong nhà nên Mẹ chỉ trả lời là Mẹ nhặt con ngoài gốc đa đầu ngõ ... Em đã tin và vẫn lớn lên bình thường, sau này vẫn biết con người ta được sinh ra từ đâu ... Mà chả bị sao cả ... ( May quá !!! )

    * Em ...có vấn đề gì về đọc hiểu không ta ... ???

    _ Trẻ con từ 6-8 tuổi thì quan tâm đến sức khỏe sinh sản với mục đích gì ???

    _ Ai sẽ đủ trí tuệ, đủ lòng dũng cảm để giảng dạy cho chúng về điều đó ???

    _ Hay là sắp tới bộ Học sẽ lại bắt đầu một cuộc thực nghiệm dài hơn nữa đời người nữa ???

    Túm lại : Em có cần xin toa thuốc bổ ...thần kinh để uống không ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh hứa 1 cách long trọng nhất với em, trong quá trình chạy việc, làm việc và tiếp khách cũng như ăn mày, nếu tình cờ anh gặp đồng chí Phạm Vũ Luận, đồng chí Nguyễn Vinh Hiển, đồng chí Bùi Văn Ga (tác giả cộng điểm đại học cho Bà mẹ VN anh hùng) tại các cơ sở ăn nhậu hay đàn đúm tay vịn..., thì anh sẽ chuyển ngay những thắc mắc này của em cho các đồng chí ấy.

      Xóa
    2. Nhớ gởi dùm cả cho đồng chí gì ở bộ Y ấy, vì em cần toa thuốc bổ ...thần kinh mà ... :(

      Xóa
    3. À, mợ ấy ko la cà ở mấy chỗ các anh kia la cà đâu, mợ ấy chắc đi spa thoai, mừ cái món đóa, anh lại ko hợp khẩu vị :))

      Xóa
  5. Chuyện Tích hợp nói nghe kêu và thời thượng thế thui, thật ra là chuyện cũ mèm. Này nhé

    Khi cái đề toán cho: Một dũng sĩ diệt được 13 tên Mỹ, 17 tên chư hầu Hàn quốc và 35 tên ngụy. Hỏi .. hay bài học thuộc lòng viết: Em có năm ngón tay / ko đủ đếm máy bay / của bọn đế quốc mỹ / rơi trên đất nước nàythì đấy là tích hợp toán / văn với gì nhỉ .. ah, lòng căm thù cách mạng (cách mạng đây là adj làm định ngữ cho danh từ "lòng căm thù" nhé, đừng hiểu nó là danh từ, còn trước nó là động tự .. chết em :) )
    Khi cô giáo kiểm tra bài trò ko thuộc, cô ca cải lương một hồi thì đấy là tích hợp dạy văn hóa với đạo đức :)
    Khi thầy giáo dạy thơ Xuân Diệu rồi nhân tiện kể chuyện tình ngày xửa ngày xưa của mình thì đấy là tích hợp dạy học với chém gió :)

    Thật ra, như nước, ko bao giờ thuần H2O, vàng ko bao giờ ròng Au .. Mọi thứ bao giờ cũng ở dạng tích hợp.

    Vấn đề chuyện tích hợp ấy là có ý thức, có chủ động hay làm bừa tùy tiện ?

    Thời mình đi học tiểu học, có môn học gọi là Khoa học thường thức nó gồm một chùm gồm các môn gọi theo tên ngày nay là sinh học, lịch sử, địa lí và ở mức độ nào đó, cả vật lí .. Nghe đâu sắp tới, ở Tiểu học sẽ có 2 môn Khoa học và Công nghệ (chủ yếu dựa trên cơ sở môn học này ở lớp 4, 5 của chương trình hiện hành); và Tìm hiểu xã hội (chủ yếu dựa trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4, 5 của chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội) tức là gần giống chương trình thời xưa.

    và quan trọng hơn, mức độ tích hợp ấy như nào ?
    Khi dạy các môn học, tìm cách lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu .. Uh, cũng hay chứ sao mọi người phản đối nhở ? dạy về con cá, nhắc học trò: đánh bắt cá thì cũng lựa con to tí, đừng bắt tận vét tuyệt .. Hay. GV có thể làm được. Nhưng đấy là cấp một. lên cấp hai, cấp ba cũng lập lại thế thì .. ai thèm nge ? Nếu triển khai sâu, rộng hơn thì .. xin đào tạo lại GV cho với, vì thực trạng gv hiện nay, môn mình phụ trách kiến thức còn lôm côm, nói gì kiến thức khác ? và đào tạo lại thì .. xin hẹn ..
    Nhớ đọc đâu đó chuyện vui: Trong một buổi tập huấn dạy học tích hợp, Thuyết trình viên đưa ví dụ khi phân tích câu: Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ (Bình Ngô Đại cáo), giáo viên nên tích hợp giảng về vấn đề môi trường, rằng giặc Minh ngoài giết chóc con người còn giết cả côn trùng cây cỏ, xâm hại đến môi trường của đất nước ta. Có người hỏi: Thế khi phân tích đến câu Đánh một trận sạch sanh kình ngạc. Đánh trận nữa tan tác chim muông thì tích hợp làm sao, Thuyết trình viên đang lúng túng, một người vọt miệng Thế cũng hỏi. Tội ác của địch thì ta khều ra, còn của ta thì lấp lại :)

    Hihi, tóm tắt: nói phiếm tí cho vui, thật ra nội dung cũng chuyện dạy học tích hợp ko đơn giản chỉ là sự kết hợp, lồng ghép .. Và chuyện tích hợp thì rất hay rất cần, nhưng cần nhất bây giờ là .. thở. Dạy sao để học trò còn thở :) các ngài cứ chém gió, chết học trò

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài còm của bác K dài như 1 entry với đầy đủ ý tứ.

      Thực chất không phải em không hiểu cái nghĩa của tích hợp hay phân hóa, mà cái này ngày em học lớp 6, thày dạy Địa lý đã là tấm gương cho bọn em hiểu về khái niệm này rồi. Nhưng ngày đó, với những thày cô như vậy, bọn em chỉ biết 1 từ gọi là thích thôi, và sau hiểu rằng đó mới là những nhà sư phạm.

      Nhưng cái trò tích hợp cho trẻ 6 với 8 tuổi này, nó kinh quá. Ông Hoàng Xuân Hãn trước kia phổ cập giáo dục tích hợp thế này, mà chắc bác K cũng đã từng học: '' O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu... i thì có chấm trên đầu, t thì chân móc trên đầu gạch ngang ...'' Đại khái em nhớ thế, có thể không chính xác hoàn toàn, nhưng nó ăn vào đầu luôn để mà vẽ chữ.

      Nhưng rồi sau họ cải cách đi. Họ dạy khác. Cái chữ h (hờ) em được học viết có nét tròn trên đầu, rất mềm mại, sau mấy đứa em học thì gạch 1 đường thẳng tưng trông rất lố bịch, rồi giờ người ta lại Trở về Eden... Giáo dục VN như mốt thời trang ấy, quanh đi quẩn lại thì cũng xào xáo lại cả.

      Cuối cùng, ok với bác: Dạy sao để học trò còn thở :) các ngài cứ chém gió, chết học trò...

      Xóa
    2. Thích cả còm và rep của hai bác.

      Xóa
    3. Thế sao không vỗ tay :))

      Xóa