Khi chuyện bắn người xảy ra tại UBND thành phố Thái Bình, tôi đã không nén được tiếng thở dài. Cảm nhận về sự bất an lại trỗi dậy.
Khi tôi làm các đồ án quy hoạch, tôi đã ngồi với rất nhiều các anh thuộc các sở, ngành có liên quan đến đất đai của Hà Nội. Đủ cả. Từ Tài nguyên - Môi trường đến Quy hoạch - Kiến trúc, từ Kế hoạch - Đầu tư đến Xây dựng.. Trong những cuộc rượu đó, các anh bàn luận và trao đổi rất nghiêm túc về vấn đề thu hồi đất, chính sách đất đai và đặc biệt là khái niệm Sở hữu toàn dân về đất đai.
Họ đều là cán bộ Nhà nước cấp lãnh đạo phòng thuộc các Sở. Họ đều trải qua đủ các lớp đào tạo cán bộ công chức, từ trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đến Học viện chính trị Quốc gia HCM. Họ thuộc chính sách và cách vận dụng chính sách đến thuộc lòng. Họ thông hiểu cả chính sách của 1 số nước trên thế giới về lĩnh vực quản lý đất đai và phát triển bất động sản. Những câu chuyện trao đổi quanh những bàn rượu hồi đó, làm tôi vỡ vạc ra rất nhiều về những sự bất cập.
Tôi chỉ làm tư vấn. Nhưng đó là cả 1 sự may mắn khi tiếp xúc với những cuộc trao đổi bên chén rượu như vậy. Tôi vẫn gọi đùa đó là giao ban các sở. Tất nhiên không ai dại dột đưa ra ý kiến thẳng thừng về sự bất cập và cách giải quyết cả, bởi đã là công chức Nhà nước, vai trò tham mưu thì việc sểnh miệng là cực kỳ hạn chế, bởi công danh sự nghiệp, bởi miếng cơm manh áo. Nhưng qua những trò chuyện như vậy, tôi hiểu khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai cần phải được sửa đổi thì mới có được sự tích cực trong công tác quản lý.
Quản lý Nhà nước về ngành, về lĩnh vực không có nghĩa chỉ là quản lý theo chính sách, mà còn phải nắm bắt xu thế phát triển để có tham mưu định hướng. Nhưng họ, những cán bộ tham mưu đó có thể nói ra khơi khơi và đấu tranh để có sự sửa đổi đó được không, tôi nghĩ là khó. Nhưng ngồi với nhau, câu chuyện đưa ra để mà giúp nhau những ý kiến thì chả ai cấm cả. Khi mà bất cập đó chỉ được cười và kết luận là: Nếu mà như thế thì bảo vệ chế độ thế nào được !!!
Một câu nói đầy hàm ý và chả ai có thể vin vào câu nói ấy để mà bắt bẻ người nói rằng anh có ý định nói xấu chính sách và chế độ cả. Tất cả đều ngầm hiểu về sự bất cập, nhưng chỉ để dùng làm mồi nhậu mà thôi.
Sở hữu toàn dân có nghĩa là toàn dân làm chủ về đất đai, và đưa Nhà nước quản lý. Khái niệm toàn dân và Nhà nước ở đây rất khó cụ thể. Nó mù mờ lắm. Ai cũng là dân và cũng là toàn dân. Nhà nước thì Nhà nước nào là cụ thể. Chỉ biết chính quyền là cơ quan đại diện của Nhà nước, và có ở các cấp. Cái khái niệm sở hữu toàn dân xuất phát từ thành trì cách mạng thế giới, từ thời Liên Xô. Họ quy định nước nào được công nhận là CNXH khi mà nước đó phải có sản lượng công nghiệp chiếm 60% trở lên trong tổng sản phẩm của nền kinh tế. Và muốn như thế thì mọi tư liệu sản xuất đều nằm từ đất đai, dù điều này cực kỳ khó giải thích.
Đặc trưng XHCN là tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về khái niệm sở hữu trên. Dù có sự trái khoáy trong lý luận này là đã gần 3 thập kỷ nay (từ 1986), Nhà nước đã công nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Vậy thì, đang có sự bấp bênh không vững chắc trong lý luận về điều này.Tôi không biết lý giải đã đành, mà câu hỏi này là món nợ của chính Hội đồng lý luận TW với người dân.
Khi Chí Phèo say rượu và chửi vung tàn tán, ai cũng nghĩ họ chừa mình ra, ai cũng nghĩ trời chả phải của riêng ai... Vậy thì cái khái niệm toàn dân và Nhà nước này nó cũng na ná như thế, của tất cả mà chả của riêng ai.
Ai cũng biết 1 đất nước muốn giàu có phát triển thì phải có nội lực giàu mạnh. Nội lực đó chính là người dân. Dân phải giàu thì nước mới mạnh. Nhưng lý luận để làm sao vẫn đảm bảo quyền lực Nhà nước mà hài hòa với quyền lợi người dân thì trách nhiệm đó người cầm cân phải giải quyết. Nhưng mặt khác, chính sự bất cập đó mới làm giàu cho '' 1 bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa về lối sống, tư tưởng và đạo đức cách mạng ''. Họ có quyền thu hồi, có quyền ban phát và có quyền xin cho.
Người nông dân xưa nay, vùng lên theo cách mạng là để họ có được mảnh đất cắm dùi mà sinh sống. Đọc các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan... hẳn ai ai cũng nhớ hình ảnh lão Hạc mang tiền sang gửi giáo Thứ để làm đám cưới cho con, con chó mà lão vẫn gọi âu yếm là cậu Vàng cũng bán để lấy tiền. Giáo Thứ hỏi lão gửi tiền vậy, lão lấy gì để sống ??? Lão bảo lão còn mảnh vườn, lão bòn vườn để sống cũng đủ... Tôi không đi vào chi tiết cái kết nghẹn ngào của câu chuyện này, mà chỉ muốn nói rằng, với người nông dân, mảnh vườn nhỏ cũng là tài sản để họ sinh tồn. Họ bòn vườn từ buồng chuối, giàn trầu đến mớ rau cằn cỗi. Trong 1 truyện ngắn khác, chỉ nhìn thấy nhà người ta có giàn trầu được mùa mấy năm, mà chức dịch trong làng đã nửa ép, nửa lừa cho anh nông dân mang hết cả tiền bán lá trầu không ra mà mua lấy cái chức con con...
Nữa là thửa ruộng để trồng lúa. Từ bao đời nay, nông dân thì gắn với thửa ruộng, thành thị thì gắn với nhà cửa. Mảnh đất từ chí nông thôn tới phù hoa đô thị, luôn luôn là tài sản đối với họ. Là thứ tài sản gắn với sự trường tồn của phát triển, của sinh sôi này nở và là của để dành cho con cháu, cho mai hậu.
Không cho họ sở hữu tư nhân, cứ khư khư cố định cái tư duy lợi ích thể chế thì điều phải xảy ra đã xảy ra. Tôi không muốn đăng ảnh của 1 người dân đã tự thiêu vì bị thu hồi đất năm 2011. Anh tên là Nam. Anh viết di ngôn, muốn đăng ảnh của anh lên trên mạng cho công luận biết. Anh muốn anh sẽ thành 1 hình ảnh đầu tiên của việc phản đối chính sách bất cập.
Rồi việc Tiên Lãng. Anh em họ Đoàn chỉ là dùng súng hoa cải với bình gas làm bom tự chế để cảnh cáo sự trái luật của chính quyền thôi. Nhưng sau sự việc đó, quan chức mất chức là quan bé như quả me. Quan cấp trên thì tại vị, quan chỉ huy nổ súng trấn áp (từ chỉ dành cho tội phạm) thì tự khen '' trận đánh đẹp, có thể viết sách '', và lên tướng. Một sự việc lớn như vậy mà chỉ có tổ chức đảng cơ sở bị kỷ luật, còn tổ chức đảng cấp trên thì an nhiên. Đảng lãnh đạo và chính quyền thực thi. Nhưng cố sự xảy ra thì lãnh đạo an nhiên, còn chính quyền thì kỷ luật !!!
Vụ việc anh Vươn ở Tiên lãng cuối cùng cũng chả thức tỉnh được cái gì. Dù kết luận là chính quyền sai thì cũng chỉ chính quyền cơ sở mất chức, còn anh Vươn và các anh em thì vào kho. Cái đó không thuyết phục được dân chúng. Nếu như có bản án nghiêm khắc hơn trong khi chưa tìm được bài giải cho mâu thuẫn lý luận, thì sẽ an lòng dân hơn.
Vậy nên, chuyện xảy ra ở Thái Bình sẽ là điều tất yếu. Một người hiền lành, bố bị liệt và anh thì nhiễm chất độc da cam. Anh bị như vậy là do bố đi bộ đội. Bồi thường hơn 500 triệu nhưng gia đình sẽ lấy gì mưu sinh. Anh Đặng Ngọc Viết đã muốn thay đổi, muốn lấy đất nhưng không được. Không biết những đối thoại ra sao, nhưng kết quả thì có thể hiểu là sự cùng cực của người dân rồi. Một phản ứng tiêu cực nhưng lại là thể hiện sự cùng đường của không lối thoát. Lại nhớ đến câu '' Ai cho tao làm người lương thiện '' của anh Chí.
Cần có 1 sự thay đổi của tư duy mang tính tích cực. Cần coi đất đai như 1 tài sản của người dân và đặt nó vào đối trọng của quan hệ dân sự. Theo cách thức '' việc dân sự cốt ở 2 bên ''. Có như vậy thì mới tạo ra sự bình đẳng khi thu hồi đất cho các mục đích phát triển kinh tế, xã hội nói chung, bất kể là vốn nào và là vì an ninh quốc phòng, phúc lợi xã hội hay phát triển kinh tế của tư nhân hay của nhà nước. Có sự bình đẳng trong quan hệ giao dịch thì sẽ dẫn tới bình ổn.
Nhưng, câu hỏi sẽ là sự thay đổi bắt đầu từ đâu. Câu trả lời là: Từ tư duy cai trị. Tôi đọc được 1 câu chuyện rất hay về sự thay đổi tư duy này, xin tóm tắt nó thay cho lời kết. Thế kỷ 18, người ta thấy cái bàn có thể cháy, quần áo có thể cháy, giày dép có thể cháy..., và các nhà khoa học hóa học nghĩ là vậy thì trong những vật thể có thể cháy đấy chắc phải có 1 tố chất chung nào đó, và họ lao vào tìm kiếm, nghiên cứu. Nhưng họ cũng không tìm ra và câu hỏi cứ lơ lửng. Cho đến khi có 1 nhà khoa học khác vào cuộc. Tôi quên tên ông rồi. Ông đã đảo ngược tư duy tìm kiếm. Ông không kiếm nó từ các vật thể kia nữa, mà ông tìm cái tố chất chung ấy từ bên ngoài. Và bây giờ, ai cũng biết nếu không có Oxy thì chả có cái gì cháy được. Tố chất ông tìm ra chính là Oxy.
Phải bứt phá về tư duy thì mới có sự sáng tạo. Không có sự bứt phá mạnh mẽ và quyết liệt thì đừng nói đến phát triển.
Đề tài này nhức củ sọ quá Tiêu huynh ui. Nipem tem thui nhé!
Trả lờiXóaThì bây giờ em thấy đấy, người ta dùng súng hoa cải không xong thì dùng súng quân dụng, còn tại sao thế thì anh cũng nhức sọ lắm :))
Trả lờiXóaLuật trong tay kẻ mạnh, luật vẽ ra để phục vụ lợi ích của kẻ cầm quyền, đừng có mà mị dân nhé,chẳng có dân nào làm chủ hết đâu, em thân mến ui.Chẳng vậy mà tranh nhau thi và đút lót để làm công chức, hòng mong một ngày đẹp trời để trèo lên làm quan, nắm quyền bính để vơ vét. Chẳng thế mà nuôi con nhanh lớn, hoặc chưa kịp lớn bắt chúng phải lớn nhanh để nhồi vào guồng máy vơ vét.
Trả lờiXóaThì các lãnh đạo chả đang nơm nớp lo mọi cách để bảo vệ chế độ đấy thôi chị. Nhưng bảo vệ chế độ với tư duy cai trị độc đoán mà không chịu sửa đổi thì nước lật thuyền ụp có ngày.
XóaGia tài của Mẹ là nước Việt buồn!
Trả lờiXóaPhải gửi câu này xuống dưới kia cho bác Trịnh thôi HV nhỉ :))
XóaDạ thôi để bác ấy lên trên này đòi lại, huhu
XóaThôi để bác ấy yên nghỉ. Lên rồi lại buồn thôi :))
Xóa_ Một người đang ở với bố, sức khỏe rất yếu - cùng một người anh trai bị chất độc màu da cam, thần kinh không ổn định, đồng thời phải nuôi hai con...
Trả lờiXóa_ Từ một người rất hiền lành bỗng hóa thành "hung thủ" giết người và sau đó là tự sát ...
Em nghĩ đâu phải là đơn giản - nhất là anh ĐNV đã chuẩn bị sẳn di ảnh cho mình ...
Những cái chết được báo trước !
Và nếu chỉ đứng ở góc độ một phụ nữ, Thụy thấy lo cho tất cả những miệng ăn đang trông cậy vào "hung thủ" ĐNV ... Rồi đây họ sẽ ra sao ?
??? :((
* Phần Bổ Sung :
_ Ôxy được phát hiện bởi 1 Dược sĩ người Thụy Điển là Carl Wilhelm Scheele năm 1771, nhưng phát hiện này không được công nhận ngay vì một phát hiện độc lập khác của Joseph Priestley vào ngày 1 tháng 8 năm 1774 đã được công bố trước. ( Em nhớ ông này vì ngành nghề đặc biệt của ông ấy ! ) :)
Anh đọc thêm được về sự bình luận của 1 số hàng xóm gần nhà anh ĐNV, tuy nhiên là không có kiểm chứng. Họ nói là '' Chúng nó thích ăn đất thì cho chúng nó ăn đất '', 1 người khác nói: Nếu tôi không giải quyết được chuyện như vậy, có lẽ tôi cũng dùng súng...
XóaNếu quả thật những lời bình kia là có thật, thì nó thật sự nguy hiểm. Khủng hoảng niềm tin đã trở thành sự cực đoan.
Phần bổ sung của em làm rõ thêm tên của người đã đưa ra 1 cách nhìn mới trong nhận thức: Không thể tìm được từ bên trong thì phải tìm nó từ bên ngoài. Quan trọng hơn, sự tìm tòi và nghiên cứu phải là sự sáng tạo.
Anh ui... :((
Trả lờiXóa???????.......
Xóa???????.......
XóaCái "hay hớm" nhất của xứ này là luôn làm cho người dân lầm tưởng đất nước này thuộc về họ! Chừng mô giật bồn cầu được câu "....do dân vì dân" thì mới may ra...
Trả lờiXóaTự nhiên thích cóp bài thơ đã đọc bên quán cồng vào đây quá!
THƠ A-MA-TƠ
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
Ông Tản Đà nói như chôn cột
Vài trăm năm chưa hẳn đã lung lay.
Đất nước này không thiếu những bàn tay.
Cả khối óc và con tim nóng đỏ
Sao phận người mãi như trâu, như chó
Kiếp lênh đênh trên non nước gập nghềnh.
Ai đó bảo nước ta hình chữ S
Thế là ngu, ngu quá mất rồi
Lại có kẻ bảo đầu rồng mình phượng
Thế càng ngu như thể thủ dâm nhiều.
Đất nước này liệu có hình hài không?
Để người mãi ra đi tìm hình của nước
Nhiều thế hệ đi trước
Bảo đất nước này hình tia chớp đêm giông.
Nước gì đâu sao lắm bến không chồng
Cảnh đò ngang, cây cầu sập gãy
Con gà nhép bỗng dưng biết gáy
Gà mẹ chết rồi rát cổ hoàng hôn.
Nếu như tin đất nước có tâm hồn
Hình hài đâu để mà trú ngụ
Hay cứ mãi phập phù nơi cư trú
Để một ngày hồn bỏ xác đi hoang.
Bốn nghìn năm vẫn canh cánh nỗi bàng hoàng
Không lớn nổi trong đùng đoàng khói lửa
Hùng tài sinh trong loạn thế
Thái bình ăn thịt lẫn nhau.
Giờ chín mươi triệu vẫn không ai người lớn
Tại làm sao và cớ làm sao
Dấu hỏi móc vào hình tia chớp
Beng leng rung giật trong giông.
Ôi thương những cánh đồng
Đàn cò trắng
Bầy trâu già
Lời ru vấp ngã
Ôi thương hạt mưa sa
Giếng khơi
Cây đa
Tơi tả
Ôi thương thân ta
Một đời
Nghiệt ngã
Bởi đất nước
Quá già
Hình hài
Vô định
Mất mát
Đớn đau
Thương chuyện trầu cau
Tưởng hay
Nhưng cay
Và đắng
Chút hồn thiêng còn lắng
Sao không ai gọi về
Đất nước
Ê chề
Ê chề
Ê chề
Hê hê!
Bữa ni rảnh tý nên chạy sáng Bác phá làng phá xóm chơi tý. Bình an cho Bác nhé!
Ơ ... Thụy xin lỗi Phong Ca 5 giây để làm việc tên NKT này nhé ...
Xóa* NKT - Cậu mà không ló cái mặt qua nhà tớ thì cậu biết tay tớ, nhá ...
ù ôi! Khiếp khiếp là...
XóaNhà cậu ghép hình xí hoắc, chả sang mô. hô hô
Nhà anh phá thoải con gà mái. Chú Thiên cứ kháng bét nhè chè đỗ đen đi :))
XóaƠ ... Cái đồ NKT ...có mới nới cũ ! Tớ chơi với cậu bao nhiêu năm rồi hử ? Giờ mới thấy Đả cẩu bổng là cậu quay ngoắc sang đá tớ roài . Giờ hồn !!!
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaPhong Ca, anh còn xui NKT đá em à ?
XóaBạn bè bao nhiêu năm hắn chưa bao giờ có một câu nào ngọt ngào để gọi là với em cả ...
Giờ tới lượt anh nữa chứ ... Hix ...
:(( :(( :((