Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Khúc tấu buồn tênh.


    Phải gọi là buồn tênh, bởi nó buồn với 1 sự đăm đắm đã lắng đến tận sâu trong con người, chứ nó không có sự man mác như những nỗi buồn của những tình nhân khi nhớ về nhau của những thuở xa xưa nữa. Nó tênh tểnh và lắng dịu những xa nhớ, cái buồn của những kiếp mệnh không đến được với nhau. Nhưng cái sự buồn này, buồn tênh này, nó không lắng sâu, dịu dàng và tha thiết thế, mà nó '' tênh '' bởi đã bị dồn lắng, đến mức chỉ bật ra như thêm 1 lời chửi đổng, chứ chẳng vống vác lên được nữa.



   Tôi đã cố, cố để thực hiện 1 lời hứa với gia đình, với con trẻ của mình, là sẽ ra Hà Nội và đưa cả nhà đi chơi 1 chuyến xuyên Việt, điểm kết thúc sẽ là Sài Gòn, nơi mà tôi sẽ tiếp tục cuộc mưu sinh của mình. Nhưng hành trình đã phải cắt lại điểm đến là Đà Nẵng, với chuyến bay của cả nhà về Hà Nội, và tôi lại 1 mình 1 ngựa thiên lý vào Sài Gòn.



   Tôi ra Hà Nội muộn mất 1 tuần so với dự định, nhưng đó cũng không phải lý do cho cuộc đi bị cắt ngắn, mà chỉ bởi tôi không hề biết học sinh cấp 2 sẽ phải nhập học đồng loạt vào ngày 15/8, chứ không phải là đầu tháng 9. Sau 9 tháng '' sáng đưa con đi, tối đón về '', tôi xa nhà để tìm kiếm cho mình 1 cơ hội làm việc, và sau 3 tháng rưỡi, tôi muốn làm điều gì đó cho gia đình mình, cho con trẻ có 1 niềm vui, nên đã cố hết sức để đêm 1/8 bay ra Hà Nội, không thể ở thêm dù chỉ 2 ngày nữa là khai trương cái công trình mà tôi đã mất rất nhiều công sức và thời gian, chỉ để càng sớm càng tốt thực hiện lời hứa. Nhưng với 1 chuyến đi xuyên Việt bằng xe hơi, làm sao có thể thực hiện trong 1 tuần, nên điểm đến đành kết thúc ở Đà Nẵng. 


   Tôi phải giải thích với bọn trẻ vì sự thất hứa, hay nói đúng hơn, là sự thực hiện lời hứa chỉ 1 nửa của mình, là '' Cha không biết con phải nhập học vào ngày đó, đó là lỗi của cha, nên nhà mình sẽ đi đến đó thôi con. Năm sau cha sẽ đưa cả nhà đi 1 chuyến khác ''. Lũ trẻ sau sự buồn bã ban đầu, thì với sự vô tư thuộc tính, cũng đã bỏ qua, nhưng vẫn không quên những câu: Thế là lại không biết công trình cha đã làm rồi, không biết nơi mà cha sống thế nào rồi...

   Tôi tự hỏi mình, Bộ GD-ĐT bắt học sinh đi học sớm nửa tháng thì sẽ đào tạo ra những thần đồng chăng ? Con trai lớn của tôi năm ngoái thiếu mất 0,2 điểm môn Văn thì được 8,0, đủ tiêu chuẩn Giỏi, nhưng tôi kiên quyết không xin điểm. Tôi chỉ đồng ý có quà cho cô giáo vào ngày 20/11, còn những ngày 8/3, 20/10, lễ Tết hay màn '' chào sân '' đầu năm, tôi đã đánh bài lơ. Con tôi cũng đã bị cảnh cáo mời bố mẹ đến bằng được, chỉ vì 1 lỗi đơn giản là quên vở ghi chép. Đó là vì đầu năm, tôi không đến '' chào sân '', cô có lý do để nói rằng, cô chủ nhiệm mà không biết mặt cha mẹ học sinh !!!

   Suốt 1 chặng đường đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, tôi đã đi qua những cung đường rất đẹp. Biển Cà Ná của Bình Thuận với 1 bên là xanh biếc đại dương với những ngọn sóng trắng đánh vào bờ và 1 bên là vách núi, gió thổi lộng trời. Chặng qua huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên cũng rất đẹp với những cánh đồng vừa gặt chưa kịp vàng chân ruộng, tầm mắt phóng khoáng... Tôi cứ nghĩ, nếu GD Việt Nam vẫn còn như thế này, thì làm sao cải thiện được cái căn bản. Học đủ thứ để làm gì ở bậc phổ thông, để đến nỗi phải lấy lẹm vào ngày nghỉ của con trẻ ??? Tôi vào đại học mới biết đến Toán cao cấp với tích phân, vi phân, ma trận... vậy mà giờ cấp 3 đã học những cái đó. Đi chợ, có cần đến tích phân với vi phân để tính tiền không ? Đi buôn chăng nữa, có cần ma trận để giải bài toán mua bán không ??? Thay bóng đèn không biết thì học môn cơ học lượng tử để làm gì ???

    Tôi bất giác so sánh chuyện đào tạo của học sinh với chuyện lình xình trả xét nghiệm lởm ăn tiền khống của bệnh viện Hoài Đức. Đạo đức xã hội băng hoại đến cả lời thề Hypocrat của ngành y. Hẳn rằng, nếu chỉ 1 mình cái ông giám đốc bệnh viện thì có làm nổi trò biển lận đến hàng chục tỷ đó không ? Chắc là không. Xem clip mới thấy các cán bộ làm xét nghiệm tuổi chỉ độ 30. Đó là độ tuổi của các loại chuột bạch cải cách từ hàng chục năm nay trong cái mớ loay hoay của bộ Học, và nó có kết quả ngay rồi.


                             Bác sỹ Hoàng Thị Nguyệt

                             Bác sỹ Khuất Thị Định

   Các bác sỹ này là những người đã tố cáo vụ lình xình ở bệnh viện Hoài Đức - Hà Nội. Và trong buổi trao thưởng được diễn ra nhanh gọn là 30 phút, không cờ không hoa không chụp ảnh, tiền mặt thưởng là 320k/người, các bác sỹ đã khóc. Họ khóc vì sao, họ khóc vì những đồng nghiệp của họ đã bị đình chỉ.

   Và rồi, sinh viên Phương Uyên được trả tự do tại tòa với bản án 3 năm tù treo, 3 năm quản thúc vì tội '' Yêu Tổ quốc không có nghĩa là yêu Đảng ''. Những cảnh đẹp đất nước tôi đã qua, những thửa ruộng bậc thang rẻo cao Tây Bắc, những cánh đồng trắng 1 màu hoa cải, những chập chùng mướt mát ánh xanh trong nắng vàng vùng Mộc Châu, những cung đường chạy trong sương miệt Hà Giang, những nối tiếp chập chùng 1 màu xám bắt quanh những uốn lượn cung đường cua tay áo dải Đồng Văn - Mèo Vạc. Đỉnh Lũng Cú có cột cờ Tổ quốc hiên ngang vòi vọi, đánh dấu cương thổ quốc gia. Lũng Cú là đọc trệch đi của Long Cổ, tức là trống của vua. Khi xưa, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã treo ở đó 1 quả chuông rất to, ngày 3 buổi đều đánh vang rền rã để nhắc cho Mãn Thanh biết, đó là đất Việt.

   Những tình yêu đất nước qua những nơi tôi đã đi, đã đến. Những buổi chiều tà mắc màn uống rượu nơi Đồng Tháp Mười hay những lúc dừng xe đứng trên đỉnh đèo lộng gió của Hải Vân, tôi tự ngẫm mình, những cảnh mình đã thấy của quê hương đất nước là đã tự ngàn xưa, cả ngàn năm Bắc thuộc vẫn vậy, vậy thì tình yêu đó tại sao lại được gắn với cái danh từ chỉ 1 chế độ cai trị hay 1 thể chế cầm quyền ??? Nước Việt, từ Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê... trải bao triều đại, trải bao thể chế cầm quyền, từ Vạn Xuân đến Đại Việt, Đại Ngu... có khi nào không phải là nước Việt của huyền sử con Rồng cháu Tiên ???

   Chúng ta sẽ dạy nhau cái gì, khi nhớ lại thuở bé, được dạy là yêu Tổ quốc, yêu CNXH và cứ hô vang mỗi sáng chào cờ ngày thứ 2. Để đến lớn lên, dần hiểu, dần biết, dần tự khám phá, cũng đã rất khó chịu khi các anh chị đi xuất khẩu lao động về, mở miệng là nói xấu chế độ. Chỉ đến khi đọc nhiều, tự vỡ và tự lung lay cái khái niệm đất nước với thể chế là 2 mặt của 1 vấn đề thôi, nhưng là không đồng nhất về ý nghĩa được. Hậu sinh khả úy, khi ở tuổi 20, mình đã chẳng thể tách bạch được khái niệm như Phương Uyên.

   Không kết được vỹ thanh, bởi khúc tấu với điệu tênh tênh buồn bã này vẫn còn nhiều các đoạn khúc.

16 nhận xét:

  1. Nipem TEM một cí ẻn buồn tênh đây huynh. Hix hix.......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Buồn tênh mà vẫn hix hix được hả cô Lip ? Èo èo phát nhá :))

      Xóa
  2. Đi dài thế thì thấy mệt là phải, đi ngắn ngắn sẽ không thấy mệt và được cái thế của ếch ngồi đáy giếng.

    Chúng ta đang sống trong một hố vuông, dù có cố gắng vẫy vùng hay gào to đi nữa thì cũng chỉ chúng ta nghe thôi. Nhiều khi sản sinh ra hệ quả ù tai, nhức óc...Túm lại bức tường chưa vỡ thì nước bên ngoài chưa thể tràn vao để làm mới lại môi trường được.

    À! mà đồng chí hiện công tác ở đơn vị nào, phân cục nào vậy sao lại chậm trễ khai báo thế? Nghiêm túc phê bình thái độ và cách hành xử đầy tính chất tiểu tư sản của đồng chí nhé! :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú Lãnh lại quen kiểu mũ ni che tai chắp tay nhắm mắt roài, haizzz....

      Đường xa mới biết ngựa hay và tài tốt. Còn còi thì vẫn phải bấm cho bọn nhí nhố nó tự biết mà đi cho gọn lại. Đương nhiên nó không dẹp vào thì mình cũng đâu thể cứ đâm đụng bỏ mẹ nó đi, phỏng chú :)), dưng vẫn phải còi chứ :))

      À, hôm vào anh tưởng đường có ghé BD, hóa chạy thẳng Đồng Nai rồi né Biên Hòa phi thẳng xa lộ HN, không rẽ BD nữa. Anh tưởng ghé qua anh ới chú Lãnh bú 1 lọ rửa họng, đành để hôm khác nhóe :))

      Xóa
    2. hiii! đọc cái còm này lại nhớ đến những cái còm của "đồng chí" lanh dien bên bài gì gì mà "hổ nc bọt vào bát cơm" ấy! thích nhất những cái còm của đồng chí ấy! cười chết đi dc, vừa cười vừa..đa4 tai. hôm đó định nh72 anh gửi 1 cái ...like! hôm nay gặp gửi lun ở đây nhé! khàkhà...!

      Xóa
  3. "...Nó không có sự man mác như những nỗi buồn của những tình nhân khi nhớ về nhau của những thuở xa xưa nữa. Nó tênh tểnh và lắng dịu những xa nhớ, cái buồn của những kiếp mệnh không đến được với nhau. Nhưng cái sự buồn này, buồn tênh này, nó không lắng sâu, dịu dàng và tha thiết ... "

    Phần mở bài ngọt ngào và dịu dàng đến mức Thụy tưởng sắp được đọc một câu chuyện tình nào đó ... Ngờ đâu ...thất vọng tràn trề từ thân bài cho đến kết luận ... Haha ...

    Đúng là ... Buồn như ly rượu đầy không có ai cùng cạn ...

    Ông Bố ạ, xin ông đừng buồn .

    Em nghĩ, ông còn lạ gì về ngành giáo dục VN nữa, nó thay đổi và thay đổi xoành xoạch đến chóng mặt ( y chang ngành y - tế cao quý của chúng ta vậy ! ) ... Bởi thế ông sẽ còn phải áy náy dài dài vì không thực hiện tròn lời hứa với con cái...

    Nếu ông muốn cập nhật kịp thời thông tin về cái sự học hành cũng như nghỉ hè, nghỉ tết ... của con, thì ông phải dẹp hết công cuộc mưu sinh của một đấng nam nhi vai năm tấc rộng thân mười thước cao mà ở nhà làm ...nội trợ đi thôi ! Mà khi ở nhà làm nội trợ rồi cũng chưa chắc ông đã " theo kịp " sự thay đổi của ngành GD vô cùng cao cả kia đâu. Em đơn cử một chuyện bé tý như Thời khóa biểu của bọn trẻ chẳng hạn, một tuần có thể thay đổi đến mấy lần cơ, anh liệu có cập nhật kịp không ? ...

    ... Nói đến đây Thụy hết biết nói gì nữa rồi, xin gởi Phong ca một lời chia sẻ vậy !




    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ờ, phần mở đầu đúng là viết kiểu '' câu khách '' mà, Thụy tinh nhể :))

      Còn chuyện '' sáng đúng chiều sai mai lại đúng '' và loanh quanh luẩn quẩn của xh này thì còn nhiều tổ khúc viết cho nó lắm. Nên cứ khóc, cười với nó thôi em.

      Xóa
  4. Hèn gì mà em học quá trời trời ( khúc này là nổ đó - bói không hà, có học chữ nào đâu ) , thế mà sáng ôm giỏ đi chợ, tính nhẩm còn thua...bà bán cá. Suy cho cùng, lận lưng cộng trừ nhân chia là đủ chơi rùi. Nhiều đồ nghề quá, tới khi lâm trận, chả biết móc món nào ra chơi cho đúng thời điểm, nội thời gian loay hoay tìm kiếm, án người ta xử xong rùi cũng nên. hì hì

    320K - chà , nhiều chứ bộ Ca. Khen thưởng một là cực cao, hay là cực thấp, có dzậy mới ...nổi tiếng - vụ này đang là mốt á. Và...họ đang chơi game show " Hãy Chọn Giá Đúng ". Mấy vị này ngồi cao lâu quá, lâu lâu xuống thấp cái thiên hạ giật cả mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh phải thừa nhận 1 điều là ngày xưa các cụ học rất tốt và nền giáo dục của ông Hoàng Xuân Hãn với '' i thì có móc tờ thì gạch ngang '' vẫn đào tạo ra những con người học ra học. Anh vào đại học, học môn Cơ kết cấu và Sức bền vật liệu, loay hoa loay hoay vì lúc đó học vẽ, học sáng tác là chính nhưng vẫn phải học các môn kia, vậy mà ông già anh trước học Bách khoa, bỏ cả hơn 30 năm rồi mà vẫn lôi bài ra giảng cho anh làm bài tập được. Mình học xong thì quên luôn.

      Anh nhớ giảng bài cho cô em sinh năm 1975, nhưng nó không thi thẳng được vào 10 mà phải học qua lớp 9, nên hồi nó học cấp 3, anh phải giảng bài giải tích, tuyến tính gì gì đó cho nó. Mình vừa học xong ở trường nên vẫn nhớ nên giảng lại cho nó, nhưng giật mình vì mình vào đại học mới học mấy thứ đó mà nó cấp 3 đã học rồi, ngán ngẩm luôn.

      Còn vụ thưởng 320k/người thì theo lời của anh khốt nào ấy, có trích dẫn Thông tư đàng hoàng, là mức thưởng quy định. Nó hài ở chỗ, thưởng 320k nhưng người được thưởng phải có công an bảo vệ, nếu không là gặp nguy hiểm. Ưu việt gúm luôn.

      Xóa
  5. Giáo dục của Việt Nam mình là thế anh ạ. Càng lúc càng thấy quá nhiều bất cập luôn á. Nhồi nhét cho cố nhưng đến khi ra trường, các em dù bằng giỏi cũng không chi ra hồn anh há. Chúc anh tuần mới vui hé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế đấy em. Hôm nọ có anh nghị nào ấy ở diễn đàn QH nổ là: Nền GD của ta chưa mang tầm thời đại. Đùa chứ, hiểu được thế nào là '' tầm thời đại '' thì đúng là biết chết liền.

      Hồi anh học đại học, nếu từ cuối năm 2 mà không đi làm thêm, tức là ko xin vào các xưởng vẽ kiến trúc mà học hỏi, chỉ dựa vào kiến thức ở trường dạy thì không thể làm nghề khi ra trường được. Các doanh nghiệp bây giờ, hầu hết nhận sv mới ra trường thì đều phải đào tạo lại hết.

      Xóa
  6. ui! ở em còn khiếp hơn, nghỉ hè dc thông báo 15/7 các cháu đi học (riêng cái lớp chọn của trường) em vội vội vàng vàng cho cháu về quê ngay kẻo dc ở quê ít quá! Tới gần ngày gỏi cô, cô bảo vừa có đoàn kiểm tra về, nên chưa học dc, hoãn tới 1/8, rồi sau đó là 15/8.. Toán của con học lớp 4 (những bài này ngoài sgk) mà đưa nhờ cô giáo dạy lớp 4 luôn,( cũng có "danh hiệu gv giỏi nhé) nhưng cô ko fải gv luyện hs đi thi hs giỏi, thì nhiều bài cô ko làm dc....huuu..phụ huynh "nông dân " tụi em>..khóc thui...hiiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế em có gửi thư cảm ơn đoàn kiểm tra ko ? Có đoàn nên con em ko bị ăn cắp 1 tháng hè còn gì :))

      Xóa
  7. Đọc bài này từ dạo trước rồi. Nhưng hôm trước mình có bức xúc vì cái sự học của bọn trẻ nên hôm nay vào đọc lại để thấy việc bạn viết khúc tấu này rất chi là chí lí.
    Con trai mình học lớp 2. Riêng môn Toán và Tiếng Việt thì có những quyển vở này để làm bài tập về nhà hàng ngày:
    - Toán xanh (bìa bọc màu xanh): bài tập ở sách học trên lớp buổi sáng.
    - Toán hồng (bìa bọc màu hồng): bài tập học buổi chiều.
    - Toán cuối tuần ( bìa bọc màu nâu nhạt)
    - Toán siêu nhân ( bìa có hình mấy thằng siêu nhân)
    Với môn Tiếng Việt thì cũng tương tự như thế, cũng từng ấy quyển. Mình phải bọc bìa với các màu khác nhau để con dễ phân biệt.
    11h đêm con buồn ngủ díp cả mắt lại vẫn cố ngồi làm bài. Mình giục đi ngủ không đi, mà giải thích: không làm hết bài cô phạt.

    Không biết trình độ lớp 2 của một đứa trẻ thì cần gì nhiều bài tập thế nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, có câu '' Không thày đố mày làm nên '', nhưng vì cuộc sống của các cô ở thành phố giá cả sinh hoạt cao quá, lại thêm không có thành tích thì nồi cơm lại bị đe dọa, nên mới thêm câu nữa là '' Không trò đố thày dạy ai ''.

      Vậy nên lớp 2 học như thế là để chuẩn bị cho trẻ con làm quen với áp lực học tập dần đi là vừa, để các lớp sau nữa đăng ký cho con đi học thêm với các cô, bạn ạ :))

      Xóa