Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Tổ cụ các anh!

   Hồi ơ kìa, cái hồi còn bao cấp những năm 80, đã nghe chuyện tiếu lâm về chuyện xây nhà không cần toilette.


  Nhà xây cho sinh viên, cho giới văn nghệ sỹ. Hỏi tại sao không cần toilette, thì được trả lời là sinh viên nó ăn gì đâu mà cần có toilette, còn văn nghệ sỹ thì toàn ị vào mồm nhau, cũng chẳng cần nốt. Thế đấy.

   Còn bây giờ thì sao?


    Hôm trước đọc được cái bài của một anh làm Toán, đi dự cái hội thảo văn học gì đó, đại khái như lời anh Toán này, thì toàn nâng bi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

   Nếu quả đúng như thế, thì nó cũng sống sượng thật. Rồi lại đọc thấy anh Lê Thiếu Nhơn viết một bài, đại ý thì cũng chả ưa gì anh Ánh. Tại đây: http://lethieunhoncom.blogspot.com/2015/09/nguyen-nhat-anh-uoc-cho-khong-mot-huyen.html

   Trong bài của anh Nhơn, thấy có cmt của anh nhà văn Nhật Tuấn: ''... NNA đã đáp ứng xuất sắc yêu cầu của đảng : trong văn chương cấm không cho rơi một giọt nước mắt. Thôi cứ để Nguyễn Nhật Ánh đeo chữ thọ sau đít, ăn dỗ tiền trẻ con và được đảng khuyến khích nhưng chớ ngộ nhận là nhà văn như cái đám "trí thức quốc doanh" ở ĐHSP tâng bốc một cách không còn biết xấu hổ.  ''

    Tổ cụ anh Nhật Tuấn. Phải chửi như thế. Đéo biết anh viết cái gì và ai là đối tượng đọc anh, nhưng cái giọng của anh với cái lời bình phẩm như thế, anh xứng đáng bị chửi và bị coi thường.

   Với anh Nhơn. Cũng chửi tổ cụ anh nốt cho cá mè cùng lứa với bạn anh, anh Nhật Tuấn. Anh Nhơn rao giảng văn hàn lâm, với nào là '' chiều kích tư tưởng, trăn trở thời đại...'', anh chê Nguyễn Nhật Ánh không có mấy cái đó trong '' yếu tố văn học ''. Thật tôi đéo biết anh Thiếu Nhơn với anh Nhật Tuấn văn của các anh viết gì, nên tôi đéo dám chê văn các anh, nhưng tôi biết Nguyễn Nhật Ánh viết gì và biết Nguyễn Nhật Ánh có tiếng tăm ra sao, chứ hai anh văn bựa như các anh, dkm, chắc sau này tôi đéo thừa hơi đọc.


    Anh Nhật Tuấn với anh Thiếu Nhơn, các anh, cũng chỉ là một loại bồi bút thôi các anh ạ. Nó hèn hạ như cái tấm hình minh họa này.

    Với những gì tôi đã đọc Nguyễn Nhật Ánh, chả thấy '' được đảng khuyến khích với ăn dỗ trẻ con '' cái gì như anh Nhật Tuấn hằn học rất thiếu nhân cách như trên. Lại còn khuyên Nhật Ánh đừng '' ngộ nhận là nhà văn...''. Cánh Đồng Mơ nhà anh, khi nào anh viết văn mà bán được như anh Ánh, chứ chưa mơ văn anh được người ta dựng phim như '' Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh '' của anh Ánh, thì anh hãy be lên, hãy rú rít lên như anh đã từng, anh nhé.

    Tôi chỉ đọc những gì anh làm Toán, một người tự nhận là chưa từng đọc một quyển sách nào của anh Ánh viết, tường thuật lại cái buổi hội thảo văn anh Ánh. Tôi tự thấy, nếu tôi được nâng bi như những gì tường thuật, chắc tôi cũng xấu hổ đỏ cmn cả đầu gối. Bởi anh Ánh, chính xác thì chưa phải nhà văn lớn, chưa đến cái tầm như những lời nâng bi của một số nhân vật tại hội thảo.

    Văn anh Ánh có thể chưa hay và sâu như Nguyễn Quang Lập, như Bảo Ninh chẳng hạn về cách nhìn, nhưng nó mang lại cho người ta cái cảm giác nhẹ nhõm. Nó đối lập với trạng thái Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Khi tôi đọc Tư ở Cánh đồng bất tận xong, tôi sợ cái cảm giác nặng nề đó đến nỗi tôi phải mang cuốn sách đi cho chứ không để trên giá sách nữa. Hay, nhưng nó u ám, bi thảm và nó khoét đến tận cùng tôi cảm giác của sự tuyệt vọng.

    Tổ cụ các anh. Cầm bút như loại các anh mới là những kẻ đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm đấy.

    
     

27 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Trong giới viết văn, anh nghe vẫn tồn tại những trò đố kỵ. Lớn thì dìm bé, vớ vẩn GATO có danh. Bọn cô hồn văn học này không biết có hiểu thực sự hai từ VĂN HỌC là gì nữa không.

      Xóa
  2. Hihi. Bệnh của họ mà anh. Bệnh ảo tưởng đố kỵ và ngộ nhận sinh ra từ sự ích kỷ. Em thấy họ còn mù quáng nữa. Những cái ông mà anh nêu ra trên kia, em chẳng biết ông nào. Nhưng Nguyễn Nhật Ánh thì em có tất cả các cuốn sách đã xuất bản. Nguyễn Ngọc Tư thì có một ít. Em đồng suy nghĩ với anh về " Cánh đồng bất tận". Dạo ấy em còn "hung hăng" viết cả một bài dài phản đối, khi biết họ đem cánh đồng u ám đó đi thi quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Em cũng tò mò té sang link anh dẫn để đọc hết bài mới nhất. Lướt danh sách thấy số lượng bài cũng khá nhưng về luôn cho nó lành.

    Trả lờiXóa
  4. Ui dào ơi ! Cái này là " Trâu buộc ghét trâu ăn " cứ có người nào nổi nổi một tý là dìm hàng nhau. Trong xã hội mình không thiếu những kẻ vĩ cuồng , có một ít chữ nghĩa cứ tưởng ta đây là nhất . Hồi trước Salam có đọc một bài viết của ông Phạm đình Thái thách thức cả hội nhà văn cho 50 người đưa 50 bài thơ để đọ với 50 bài thơ của Ổng , nếu thua sẽ mất 20 triệu . Tiếp đó đọc bài viết của ông Lê thiéu Nhơn phân chia thơ ra nhiều loại : Cấp xã , cấp phường , cấp huyện , cấp quận , cấp tỉnh , cấp thành phố ... Thật chả ra làm sao cả (!? )
    Bỏ qua yếu tố nhà văn quốc doanh thì thấy Nhật Ánh viết cho thiếu nhi cũng được nhưng cũng chưa đủ tầm nhà văn lớn , tung hô và ca ngợi như thế thì " Thương nhau như thế bằng mười phụ nhau " .
    Hồi trước Salam cũng hay đọc các tác phẩm văn học nhưng thấy các nhà văn tìm giải pháp an toàn nên những tác phẩm cứ nhàn nhạt đọc xong chẳng còn gì đọng lại . Chỉ có cuốn " Nỗi buồn chiến tranh " của Bảo Ninh thấy hay , còn " Cánh đồng bất tận " thì chỉ đọc một nữa rồi bỏ
    Salam bi giờ chỉ thích vào đọc các trang Blog thôi , vì ở đó có nhiều tay ngang nhưng viết rất hay , câu chuyện gần vói đời hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính vì văn giờ nó nhạt thếch nên anh Ánh lại càng nổi lên. Cái chính là cái cách khai thác câu chuyện của nhà văn. Họ chả đụng chạm gì mà truyện viết ra vẫn bán được, đủ sống, đủ phong lưu. Tôi cho đấy cũng là một cái giỏi.
      Và vì thế, bọn bất tài mới lại càng akay chim cú.

      Xóa
    2. Hì. Bác SaLam nói đọc "Cánh đồng bất tận" có một nửa rồi bỏ?
      Nghi ngờ quá.

      Xóa
    3. Sáng nay cứ thấy hắt xì không hà ? Té ra có người đẹp nhắc đến tên mình , LV nghi là đúng rồi , Salam đọc một nửa ở đây là đúng rồi bỏi vì còn chờ phần hai nhân vật NƯƠNG khi bị 3 thằng cô hồn hiếp xong liệu có bầu hay không ? Nếu có thì đứa bé có tiếp tục chăn vịt hay không ? Rồi nữa thằng Điền có khôi phục được bản năng đàn ông hay không ? Có sống chung với cô Sương hay không ? ..... tò mò quá đê thôi .... he he he
      Đùa dzậy thôi chứ đọc một nửa tuyển tập chuyện ngắn của bà Tư mới bỏ . Chuyện bà viết giống như Tiêu Phong nhận xét : Nặng nề , u ám , không có lối thoát cho nên mới bị uýnh lên bờ xuống ruộng
      Em cứ mải lo " Lắc " bên FB không lo nhà cửa gì hết , mạng nhện chăng đầy hết rồi kìa .... có cần thuê người dọn không ta ?

      Xóa
    4. Cách chọn mảng của Tư (mà nói theo ngôn ngữ kinh doanh, thì là phân khúc :)) ) cũng là 1 cách lựa chọn để thể hiện của văn học. Dù không thích vì đúng là nó u ám, nhưng mình vẫn luôn tôn trọng Tư.

      Xóa
    5. Cách chọn mảng của Tư (mà nói theo ngôn ngữ kinh doanh, thì là phân khúc :)) ) cũng là 1 cách lựa chọn để thể hiện của văn học. Dù không thích vì đúng là nó u ám, nhưng mình vẫn luôn tôn trọng Tư.

      Xóa
  5. Kỷ nguyên blog nó mới khai quật ra mấy cái bóng cô hồn này em ạ. Chứ không có net và blog, bố ai biết đấy là những thằng cầm bút. Hôm qua lại đọc thấy trên báo Tuổi trẻ 1 bài của một tay cũng lạ hoắc xưng danh nhà văn, chê phim là '' Tôi thấy...kinh hoàng trên cỏ xanh''. Bọn bồi bút bây giờ tởm thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh thiết kế nút like ở đây đi cho em bấm cái com này nào!

      Xóa
  6. Quên, nút like để em bấm cho reply của anh. :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Há há... Nhẽ anh nhắn cho ku Ju kờ bớc mua lại cái spot này để chế cái nút like nhỉ :))

      Xóa
    2. Há há... Nhẽ anh nhắn cho ku Ju kờ bớc mua lại cái spot này để chế cái nút like nhỉ :))

      Xóa
  7. Cái spot này già cả cổ lỗ sĩ quá rồi mà ku ấy chả chịu đổi mới. Hihi. Y như cơ chế một cửa ở ta anh ạ.:)

    Trả lờiXóa
  8. Bác Salam gọi chị Ngọc Tư là bà ư?
    Nếu bàn sâu hơn một chút thì thế này nhé: văn phong của chị Ngọc Tư rất hay. Nó có độ đằm sâu của cảm xúc vùng miền rất rõ. Cho nên dù không thích cái kết u ám của Cánh đồng bất tận thì em vẫn rất rất thích văn của tác giả này.
    Chất nhân văn luôn phảng phất trong tâm tư của Nương, nó hiển lộ trong cả những hành động của cô bé. Nó làm người ta day dứt khi đọc đến câu cuối, cũng vì cái ý nghĩ đầy nhân văn về sự sống của một hình hài (nếu có). Và có lẽ vì nó quá nhân văn như vậy nên người đọc mới thấy... uất ức.

    Trả lờiXóa
  9. Ngày xưa ở báo Văn nghệ có "người dọn vườn", nhưng rồi cỏ hoang cỏ dại và cứt trong vườn nhiều quá mà ông lão dọn vườn già không kham nổi nữa nên công việc bị bỏ bê. Cũng may trong vườn văn học có bọn như "Thiếu Nhơn" (không là người) dọn bớt các cục, đẫn ... mà nó và đồng bọn ọe ra nên văn chương cũng đỡ bốc mùi thum thủm Tiêu Phong à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, em vốn rất tôn trọng những người có khả năng, những người có tài và rất ghét cái bọn bất tài vô tướng nhưng lại thiếu cả liêm sỷ.

      Xóa
    2. Vâng, em vốn rất tôn trọng những người có khả năng, những người có tài và rất ghét cái bọn bất tài vô tướng nhưng lại thiếu cả liêm sỷ.

      Xóa
  10. Hiii lâu lắm mới về , ghé anh đọc văn. hè hè...võ chửi của anh ko ngờ còn hơn xưa nhiều nhiều..hii
    em cop thêm ít bài nhé! đề tên tg đàng hoàng, ko lo tranh kiện đâu hiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kinh nhờ, lâu lắm mới thấy xuất hiện.

      Xóa
    2. Kinh nhờ, lâu lắm mới thấy xuất hiện.

      Xóa