Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Ngôn ngữ.


     Lâu nay, thấy mọi người hay bàn tán về chuyện phát thanh viên (PTV) trên sóng VTV giọng Huế có vẻ không ổn. Rồi lại đọc thấy các cmt về chuyện này.


 Đọc cả bài phỏng vấn của NSUT Kim Tiến nữa, tại đây: http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/193484/khong-nen-dia-phuong-hoa-dai-truyen-hinh-quoc-gia.html.

   Bà cho rằng không nên địa phương hóa Đài truyền hình Quốc gia. Có thể lâu không nghe bà nói trên truyền hình, nhưng hẳn ai chả nghe '' Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được. Xin vui lòng gọi lại sau! '' mỗi khi ai đó tắt máy. Giọng nghệ sỹ UT Kim Tiến đấy.

   Thực ra, những ý kiến của NSUT Kim Tiến không phải là không có lý của nó, nếu xét trên bình diện nghề nghiệp mà bà đã cả đời theo đuổi và gắn bó. Cũng chả cần bình luận gì về chuyện đó lẫn chuyện nhà đài sử dụng PTV như thế nào, bởi quan điểm thì mỗi người sẽ mỗi kiểu, nhận thức mỗi người sẽ mỗi cách.

   Tôi thì có thể chả lăn tăn gì mà nói rằng, tôi là người Hà Nội và tôi nói giọng Hà Nội. Nhà tôi, đến đời tôi theo trực hệ thì đã ở mảnh đất này năm đời rồi. Bà nội tôi khi nói chuyện, cụ vẫn dùng từ cũ để chỉ cái nơi cụ sinh ra: phủ Hoài. Phủ Hoài, tức phủ Hoài Đức, một địa danh bao trùm cả đất Nghĩa Đô, giáp kẻ Bưởi. Làng bà nội tôi nằm trên chính đất trường Đảng bây giờ ở góc đường Nguyễn Phong Sắc và đường Hoàng Quốc Việt. Đất làng Nghĩa Đô cũ.

   Tôi vào Sài Gòn. Có một người bạn nói với tôi: Lâu lắm rồi em mới nghe giọng Hà Nội chuẩn từ anh! Chuẩn??? Bấy lâu, bản thân tôi chả bao giờ quan niệm hay suy nghĩ về giọng nói của mình có phải là chuẩn Hà Nội hay không. Tôi cũng không mấy bận tâm lắm. Nhưng tôi đã vài lần phải cố nói thật chậm để diễn giải ý của mình khi đi mua hàng, hoặc diễn đạt ý gì đó với ai và sau đó tôi phải cẩn thận hỏi lại là đã hiểu đúng ý của tôi chưa? Bởi nếu họ hiểu sai thì chính tôi, công trình của tôi phải trả giá ngay lập tức.

   Một lần ngồi uống cafe, tôi không nhớ gọi thêm cái gì đó nhưng sau đó phải thanh toán thêm. Tôi gọi tính tiền. Be nghèn! Tôi hỏi lại là bao nhiêu, thì vẫn là '' be nghèn ''. Tôi sững lại và phải sau vài phút tôi mới luận ra được là tôi phải trả thêm ba ngàn đồng. Cứ vừa đi vừa cười vì quả phát âm đó của bà chủ quán.

   Đối với một người miền Nam, nghe như vậy cũng là điều bình thường. Đối với một người Sài Gòn, nghe giọng các vùng miền Tây, miền Đông là biết ngay. Với người Hà Nội cũng vậy. Giọng Hà Nội khác hẳn giọng Bắc nói chung, khác rất nhiều với các tỉnh khác của Bắc bộ. Thực chất mà nói, giọng Hà Nội thì cũng chỉ là một phương ngữ như bao phương ngữ khác trên cái tổng hòa tiếng Việt mà thôi, được xác lập bởi ba cấu thành chính là tiếng Bắc bộ, tiếng Trung bộ và tiếng Nam bộ. 

   Có thể sẽ có người nói, Hà Nội không phát âm rõ ràng các từ như '' s, gi, d, tr, r '', nhưng vẫn nghe hiểu bình thường, và chẳng ai nói đó không phải tiếng Việt chuẩn Hà Nội, cũng giống như tiếng Việt chuẩn Huế, tiếng Việt chuẩn Sài Gòn, vậy thôi. 

   Cũng có nhiều người nói rằng, tiếng miền Nam khó nghe. Nhưng với chính người Sài Gòn, họ cũng bảo giọng Hà Nội như tôi nói, họ chả hiểu gì. Cái lẽ này, mãi sau tôi mới hiểu sau một thời gian dài sống ở Sài Gòn. Đó không phải sự khác biệt về âm giọng, không phải sự khác biệt về từ ngữ có tính địa phương để dẫn đến không hiểu, mà chính là cách sắp xếp từ ngữ trong một câu nói. Cách hành văn trong một câu nói dẫn đến sự lạ tai. Tôi nghĩ vậy.

   Trong tất cả các vùng tôi qua, có lẽ Nha Trang có giọng dễ nghe nhất. Giọng Đà Nẵng cũng có lúc khó nghe, nếu có người nói nhanh e là sẽ rất vất vả để nắm bắt. Chưa nói giọng Quảng Nam, Quảng Bình hay Quảng Trị. Tôi nhớ hồi sinh viên đi thực tập ở Huế, có màn giao lưu với sinh viên Huế. Bạn đầu tròm người Huế có nói về thể thức một trò chơi để hai bên giao lưu, nhưng kết quả là bọn tôi sai bét nhè cả, bởi chả đứa nào hiểu về thể thức bởi có nghe được bạn kia nói cái gì đâu?

   Nhưng vào Đại nội, nghe hướng dẫn viên nói, giới thiệu lại ngọt như mía lùi, hiểu thông tường rõ luôn, dù cũng là giọng Huế đấy. Hay thỉnh thoảng ti vi có đưa phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh chẳng hạn, giọng bà nghe có ổn không? Quá ổn là đằng khác. 

   Vậy nên, câu chuyện đưa một PTV người Huế lên sóng VTV mà e là khó nghe, là sẽ không chuẩn ngữ thì với tôi, nghe PTV đó cũng chả phải vấn đề. Nhưng vấn đề tôi nghĩ là, sẽ tạo ra những tranh luận hay tranh cãi, thậm chí là GATO không cần thiết nữa. Nếu nhà đài cho Huế là đại diện miền Trung, hẳn rằng Đà Nẵng sẽ không chịu. Nếu các địa phương các cũng muốn VTV đưa một PTV người địa phương đó lên sóng bản tin TƯ, cho nó công bằng, thì e là loạn, là gay go lắm.

   Tôi nhớ đọc một truyện, có một chi tiết là cậu bé người Anh, khi sang Mỹ chơi, nghe người Mỹ nói đã hỏi mẹ rằng: Ở đây, sao người ta nói tiếng Anh buồn cười và kỳ cục vậy hả mẹ?

   Sự biến thiên của ngôn ngữ thì đa dạng. Nên sự tranh luận về những vấn đề xã hội như vậy thì sẽ luôn có. Bởi đơn giản thôi, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, vẫn chỉ là vấn đề biện chứng. Nhưng nói đến nó, thì thà là đi uống rượu.

20 nhận xét:

  1. Lang thang , tò mò , lão lò dò vào đây được nghe một chính kiến khá hay. Nay mai quê choa cũng lên ti vi , " TAU ĐI GA NI / MI ĐI GA MÔ? / GA NI GA CHI / GA NI GA SI ..." hehe - Tiếng Nhật đấy thư ...Cụ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khà khà khà....

      Nghe cái khẩu khí này, yêu phết, yêu cả cái avatar nữa, kkk... :))

      Xóa
  2. Giọng Nha Trang chắc chuẩn nhất í.
    Em là dân Nha Trang đơi!
    Hehe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, tôi rất rõ cô là dân Nha Trang ợ. Tôi còn biết cô là bang chủ bang cafe nữa :))

      Nhưng công bằng mà nói, Nha Trang dễ nghe và dễ nói chuyện hơn cả. Trừ ra cô Di ra Bắc mà lên vùng cao, thì nói nhớ uốn lưỡi, kẻo các bạn H'mong nó chạy mất đấy :))

      Xóa
    2. Dìm hàng quá!
      Cơ bản giọng em nghe hơi bị được.

      Xóa
    3. Chả biết, kkk... :)

      Chưa nghe, cứ dìm phát đã cho ... máo, kkk... :))

      Xóa
  3. Bức ảnh minh họa, hình như rất Chuẩn đấy ạ.:)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuẩn như giọng Hà Nội, không phải '' Hà nhì '' hả, kkk... :))

      Xóa
    2. Suýt nữa thì Thủ đô của chúng ta chuyển lên Ba Vì rồi còn gì phải không anh. Lúc ấy giọng Hà Nội phải là: dân Ba Vi có con bo Vang...ang.:D

      Xóa
    3. Lần đầu tiên em vào Huế là đi du lịch. Bọn em đi xem ca Huế trên sông Hương. Vừa lên bờ sau một chầu ca Huế thì đối mặt với cả một đám xích lô. Chú xích lô nào cũng líu lo mời bọn em đi xe. Em và một cô bạn vừa ngồi lên một chiếc xe, thì có 2 chú xích lô khác xông đến kéo tuột cả hai đứa xuống và chỉ vào xe của họ. Rồi họ cãi nhau. Họ nói toàn tiếng Việt mà hai đứa cứ há hốc miệng không hiểu là gì. Đến khi nghe trong câu nói qua lại của họ rất nhiều hai tiếng ĐÙ MÁ MẦY, thì bọn em hiểu. Hihi. Nên vội vã bỏ ...chạy lên cầu Trường Tiền. Tuy nhiên, như anh viết, hướng dẫn viên người Huế thì nói ngọt lịm mà lại dễ nghe vô cùng. Thế cho nên Chuẩn còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. :)

      Xóa
    4. Câu chuyện Thủ đô chuyển lên Xuân Mai có từ thời ơ kìa chống Khựa Đặng Tiểu Bình. Sau đó thì có anh thứ trưởng húng lìu mới được xách cổ lên ghế vạch 1 đường thẳng tắp từ HN lên Ba Vì, lên báo bi bô như đúng rồi. Báo hại dân chúng tưởng thật, đổ xô lên Ba Vì mua đất.

      Anh ấy còn húng đến mức khi báo chí hỏi về ý nghĩa hồ Gươm, thì anh ấy bảo có khó gì, đào thêm vài cái '' hồ Gươm '' khác ở đất '' Hà nhì '' thì bà con tha hồ tụ tập. Chết cười với cái anh thứ trưởng này của bộ Xây.

      Nói chung, giờ Hà nhì cũng là Hà Nội, nhưng về Thạch Thất mà nghe họ nói thì đấy chính là tiếng Việt chuẩn.... Thạch Thất, chuẩn văn hóa xứ Đoài em ạ, nên câu chuyện chuẩn ngôn ngữ thì nó dài tập lắm :)

      Xóa
  4. Bổ sung Bang chủ mẫu đối thoại, tui nghe được:
    Ga ni ga mô ri eng? Ga Lăng Cô.
    Tui đồ là tiếng . . . Phớp hehe

    Giọọng Nhoa Treng chửng nhứt ! đòòng yế dí CB hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhoa treng chửng như Quẳng năm :))

      Xóa
    2. Đồng chí Nghé có tý GATO gì với cô Chim ấy nhể :))

      Xóa
    3. À, còn chú Lãnh nữa nhể: Quảng nôm nấu cháu gẩu, kkk... :))

      Xóa
    4. Thêm MR Hớ, zảy na đích thị Tuy Quà Phú Yên!

      Xóa
    5. Hớ dạo này chìm trong beer roài, không chấp :))

      Xóa
    6. Số điện thoại nhà Lãnh lão bản: hai ba bữa tắm một bữa!

      Xóa
    7. Á à...

      Cô Di lại ra sát chiêu hả. Chờ lão bản ngủ dậy nhé, kkk... :)

      Xóa
  5. Hà Nội bây giờ là một thủ đô rộng mênh mông -Vậy vùng nào là tiếng chuẩn nhỉ ?

    Trả lờiXóa