Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Tàu điện leng keng ( ...xưa cũ...)

Nhớ Hà Nội. Nỗi nhớ như 1 sự cồn cào. Nhớ tất cả...
Đây là bài viết đã lâu, đăng lại như 1 sự nhắc nhở về 1 nơi đã thành 1 tâm thế ...
----------------

Tàu điện leng keng !

04:14 13 thg 5 2011Công khai37 Lượt xem 12
   Có một người bạn nói với tôi rằng: Em chưa được biết tàu điện như thế nào ??? Và tôi đã hứa sẽ tặng bạn tôi 1 hình ảnh về tàu điện Hà Nội. Chiếc tàu điện cũ kỹ và già nua cùng những mẩu ký ức về nó cứ vơi nổi, nổi vơi trong tôi, như 1 sự nhắc nhớ về 1 Hà Nội ngày còn khốn khó nhưng thanh bình.


   Tàu điện Hà Nội, cũng như bao nhiêu những vụn vặt ký ức khác về 1 thời bao cấp, đã cùng với tôi như 1 sự đồng hành của sự lớn lên. Ngày đó, tàu điện chỉ chạy dọc theo các tuyến phố chính của trục đường mà không rẽ ngang xương cá, có lẽ bởi tính bất tiện của sự đòi hỏi phải ôm cua rộng của các toa tàu, đó là tôi đoán thế.

   Dọc đường Thụy Khuê, đường ray tàu điện nối 1 đầu lên Bưởi, vùng không gian văn hóa của Hà Nội với các làng nghề, các làng hoa quanh hồ Tây, hồ Tây sương khói của những sáng mùa đông, mà qua ô cửa rộng của trường cấp 3 nơi tôi học, nhìn ra hồ, tôi bỗng có 1 ngày hiểu được, tại sao tên gọi xưa cũ của hồ Tây là hồ Dâm Đàm.

   Sương hồ mù mịt và trắng xóa. Ngày đó, đi trên đường Cổ Ngư - Thanh Niên, nhìn qua bên kia hồ, mạn Yên Thái, Trích Sài thì chỉ thấy mờ mờ xanh của làng xóm. Các làng Tứ Liên trồng quất, làng Nhật Tân trồng đào, làng Phú Thượng trồng hoa, làng Nghi Tàm cây cảnh và cá chọi, cá cảnh, hồ Quảng Bá với những rặng ổi xanh trĩu ... vẫn còn thuộc huyện Từ Liêm. Hết làng Yên Phụ bên hồ, đã là địa giới giáp ranh của nội thành và ngoại đô rồi.

   Đường tàu điện theo đường Thụy Khuê, qua cổng trường cấp 3 của tôi, nơi tôi và lũ bạn thường trốn học bùng tiết chính trị đầu tuần, ra cổng trường lót dạ chén trà chát và điếu thuốc Du Lịch, để đón sẵn tàu qua mà nhảy lên, theo đường Quán Thánh tót thẳng xuống chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, hoặc đầu Gầm Cầu - Hàng Lược là bắt đầu lượn phố. 

   Cái sự nhảy tàu này, nhảy tàu trốn vé, dù bây giờ tôi cũng chẳng nhớ chính xác giá vé nữa, nhưng cũng đâu quãng chén trà mạn hoặc hơn chút xíu, thì cũng là 1 nghệ thuật. Nhảy bất kỳ lúc nào, cả lên lẫn xuống, bất chấp tốc độ, tuy không thể so sánh như Tám Bính, Năm Sài Gòn trong Bỉ vỏ nổi tiếng của cụ Nguyên Hồng, nhưng cũng đã là điệu nghệ lắm. Để mà không trầy trụa tay chân, sứt gối rách quần, hay tệ hơn, cực kỳ kém may mắn, là ngã vào gầm tàu, ngồi nóc tủ hít hương hoa, thì cũng fải thực tập nhiều, từ cách lấy đà, đặt chân, nương theo tốc độ mà thả người, rơi theo mặt đường.....

   Tàu điện theo xí nghiệp xe điện đặt ở phố Thụy Khuê, chạy theo tuyến Bờ Hồ, tập kết tại điểm bến tàu điện đường Đinh Tiên Hoàng, cách không xa nhà Thủy Tạ và đền Ngọc Sơn là mấy. Từ bến đó, tỏa xuống các cửa ô ngoại thành, xuống chợ Mơ, Minh Khai, Mai Động qua Hàng Bài, phố Huế, xuống Cầu Giấy, Hà Đông qua Hàng Bông, Hàng Bột ..... Ngày đó, bãi Cát Linh nối Giảng Võ như 1 sự cam kết ngầm về vùng mới mở rộng của Hà Nội vậy, được đánh dấu bởi nhà máy gạch Đại La, dấu tích bây giờ là cái cột ống khói được giữ lại bởi tính cân bằng, chấn trạch phong thủy của khách sạn Horison, được xây dựng trên nền nhà máy cũ.

   Chiếc tàu điện cũ kỹ với '' Nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya ...'' đã đi vào câu hát như 1 chứng nhân lịch sử của 1 thời Hà Nội khó khăn và vất vả, nhưng sự thanh bình, nét tĩnh lặng trong tiếng leng keng đó của Hà Nội thời bấy giờ, thì bây giờ không thể lấy sự hào nhoáng, bóng bẩy của các cao ốc kính coong ngời rạng, với các phương tiện di chuyển hiện đại chen nhích trên phố, để mà thay thế cho được. 

   Những gánh gồng, thúng mủng của các bà, các cô trên những chuyến tàu điện chạy đón từ ngoại ô vào thành phố, đến những điểm tập trung thương nghiệp hay chỉ là mang những món quà vặt để bán rong hè phố như lá bánh cuốn, thanh bánh gio, lát bánh đúc, hoặc những thùng gỗ đựng tào phớ, thứ quà giải nhiệt mùa hè, vừa mát vừa thanh. Những xúc tào phớ mỏng được ông chủ gánh xúc từng miếng bằng mảnh vỏ trai, cứ ánh lên thứ ánh ngũ sắc nhấp nhoáng chợt tan chợt biến dưới ánh nắng hè, lấp loáng trong sự sóng sánh của nước đường trong vắt và màu ngà sữa của thức quà thanh, đệm tiếng lanh canh trong trẻo của vài viên đá nhỏ.

   Những gánh gồng như thế theo miệt mưu sinh tỏa đi các phố hè Hà Nội, cũng đều bắt đầu từ đâu đó ngoại ô, theo tiếng leng keng mà bắt đầu cũng như khi chiều tà nắng tắt, tất bật xếp thúng chồng gánh, đứng gọn nơi hè đường mà chờ tàu, kết thúc 1 ngày rong ruổi kiếm ăn. 

   Giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố... Chả biết từ bao giờ, nhưng câu nói đó quả là đúng, đúng với nhiều số phận đã gắn bó với vỉa hè Hà Nội từ những thúng mủng trên những chuyến tàu leng keng khuya sớm kia. Cũng chẳng phải rằng bây giờ, khi tàu điện đã đi vào dĩ vãng như là 1 nhắc nhớ không hẳn là nuối tiếc, nhưng gời gợi 1 sự cảm thán nao nao, thì những nhọc nhằn mưu sinh kia đã hẳn là giảm bớt. Vỉa hè Hà Nội, xe bus không còn chỗ cho những gánh gồng thúng mủng nữa, mà đã được lên đời từ nhiều thứ phương tiện khác.

   Tâm khảm tôi, trong cái trôi nổi những đan xen ký ức, tiếng tàu điện như không bao giờ quên. Những trật bánh xe đạp, thậm chí xe máy vào làn rãnh ray tàu, ngã bổ ngang bổ ngửa, thậm chí những đáng tiếc phận người không may dưới làn bánh sắt, cũng chẳng thể nào quên. Những buổi mua sách hiệu Quốc văn, đón tàu không chờ được để về đến nhà mới mở sách, cứ dựa ghế mở ào ra đọc, ngốn ngấu, nghiền ngẫm mà tàu qua Cát Linh lúc nào không hay, đành thêm tiền cho quãng quá bến, mà xuống thẳng Cầu Giấy, rồi cuốc bộ về nhà.

   Tôi đã hứa với bạn tôi, về 1 chiếc ảnh tàu điện Hà Nội, và tôi cũng muốn tặng bạn cả những vụn vặt ký ức của tôi về nó nữa. Một góc Hà Nội, xưa cũ sót lại qua chiếc tàu điện, tuy chẳng thể nói hết cái mênh mang về 1 Hà Nội, nhưng như 1 lời tri ân đến 1 bài tản văn mà tôi đã được đọc.
Ảnh của Tiêu Phong
  4000
  • Nguyen ha
    chúc mừng những ai là ng HN! đã đang và sẽ đọc entry này!
    • Tiêu Phong
      Thanks. Ký ức mà. Tớ viết theo những gì nhớ được thôi.
  • Tử Đinh Hương
    Ôi, "những ngày xưa thân ái..." Tản văn này của em thật đẹp, nhớ lắm những ngày xa xưa ấy, Hà Nội thanh bình biết bao! Hà Nội nhỏ, phố nhỏ... Nhớ lắm đường Láng nhỏ, con đường sinh viên mấy trường mạn Cầu Giấy thường đạp xe qua, với ruộng trồng rau thơm bên đường. Hồ Tây với bờ chưa kè đá, với những chiều  thuê thuyền chèo đón hoàng hôn lao xao ánh vàng trên mặt hồ gợn sóng...
    Lại thấy buồn cho một Hà Tây đã mất, bài hát rất hay này còn được nghe nữa không: "Hà Tây... cửa ngõ thủ đô, cô gái Suối Hai, chàng trai Cầu Giẽ..."
    • Tiêu Phong
      Ngày xưa bọn em hay cuốc bộ vào Láng chơi, Láng Hạ, Láng Trung, Láng Thượng, chỗ con đường của chị, xe tải tập kết đầy dưa hấu dưới hàng cây xà cừ... làng Láng thời đó còn trồng rau thơm nhiều, thơm Láng có mùi vị ko đâu có, giờ thì mất hết rồi.
       
      Cổng chùa Láng ngày xưa với phong cảnh làng, vẫn là nơi lớn 1 chút bọn em hay đến đó vẽ, giờ thành phố rồi.

  • VINH
    • VINH

    • 06:07 18 thg 5 2011


    E rất thích entry này dù chưa từng (chính xác là ko có cơ hội) đc gặp 1 HN như thế.
    Những xúc tào phớ mỏng được ông chủ gánh xúc từng miếng bằng mảnh vỏ trai, cứ ánh lên thứ ánh ngũ sắc nhấp nhoáng chợt tan chợt biến dưới ánh nắng hè, lấp loáng trong sự sóng sánh của nước đường trong vắt và màu ngà sữa của thức quà thanh, đệm tiếng lanh canh trong trẻo của vài viên đá nhỏ. - like so much:-)
    • Tiêu Phong
      Thank em về lời bình, và cả về đoạn trích nữa.
  • saobien
    Hay quá, cảm ơn anh TP đã giới thiệu một nét văn hóa Hà Nội thời chưa (kịp) xưa  Phải tàu này còn chắc giờ anh mần huấn luyện viên nhảy tàu rùi nhỉ!
    • Tiêu Phong
      Ừa, nếu còn tàu, chắc chắn anh thu học phí cao với Sao biển    
  • HAT CAT _ DIỆU SINH
    Chỗ này thì nhận ra chứ . Mình với anh giai đi 5 xu vé từ Cửa Nam ra Bờ Hồ ra Thủy toạ ăn kem , ngồi hóng mát rồi về...Ở chỗ gần nhà mình cũng có Kem Hòa bình gon nổi tiếng hà nội một thời...
    • Tiêu Phong
      Vâng, kem Hòa Bình 1 thời. Cứ đi qua Hàng Bông, kiểu gì em cũng trốn vé tàu để nhảy xuống xếp hàng mua kem.
       
      Cảm ơn tấm ảnh của bác. Em cũng có tấm này, nhưng chẳng hiểu sao ko post được, đành để 1 tấm thôi.
  • lam
    • lam

    • 07:49 15 thg 5 2011


    Em trai  ui... Chị đang xin ngoại trú ở nhà nè. Vẫn băng 1 mắt và hàng sáng phải vô BV thay băng, tiêm, khám... Sáng nay bạn già em gọi cho chị lúc chị đang trong BV, thật cảm động wa...TCC thật là một cô gái nhân hậu và giầu tình cảm. Chị rất mong có ngày được cùng em đón TCC nơi Ha thành. Vô nhà em đọc nè nhưng chi vẫn bị cấm nhìn nhìu nên chưa phát biểu dc mấy.hi hi Chỉ biết nói là rất hay. Cảm ơn bé TP của chị.
    • Tiêu Phong
      Em điện chị sau nhé. Vì em muốn để chị nghỉ ngơi nên ko điện, cũng ko nhắn tin vì sợ mắt chị fải làm việc thì ko tốt.
       
      Khi nào bạn em về, nhất định gặp chị mà. Chị chóng khỏe nhé.
  • Nguyen Nguyen
    "Chiếc tàu điện cũ kỹ và già nua cùng
    những mẩu ký ức về nó cứ vơi nổi, nổi vơi trong tôi, như 1 sự nhắc nhớ
    về 1 Hà Nội ngày còn khốn khó nhưng thanh bình." Đọc đoạn này của TP, mình chợt nhớ tới hôm tết rồi, cậu em út chở 2 mẹ con mình đi chơi phố phường HN, vắng vẻ, tĩnh lặng hơn nhiều ngày thường, em mình nói với con mình một câu: HN ngày xưa vắng, thanh bình gần như thế này cháu ạ? (con mình sinh ra ở nơi khác nhưng về thăm nơi ngoại sinh sống), nghe câu này, quả thật mình cũng cảm thấy tiếc nuối một cái gì đó trong kí ức của tuổi thơ. Hồi cấp 1, mình đi sơ tán ở Cầu giấy, học ở trường Yên Hòa, nhưng không ở đó mà vẫn ở nhà trong nội thành nên hàng ngày, đi học bằng xe Con thỏ của LX cũ, nhưng hôm nào được đi tầu điện ra Cầu Giấy thì thích lắm, qua đường Nguyễn Thái Học, qua chùa Voi Phục là gần đến bến cuối, xuống đi bộ một quãng là đến trường, hôm nào trốn được vé thì sướng âm ỉ. Cám ơn bài viết này của TP nha!
    • Tiêu Phong
      Chị được đi học bằng xe Con thỏ của Gấu mẹ vĩ đại là oách xà loách lắm rồi.    
       
      Ngày xưa bùng học mà đi chơi, xuống làng Yên Hòa thăm ch..
  • DragonFly
    Mình còn nhớ ánh mắt  khẩn khoản của papa xin free vé tàu điện cho thằng con vì hết sạch tiền nhưng chú soát vé không cho nên 2 người đành xuống cuốc bộ Bờ Hồ-Kim Mã. Ngậm ngùi phết. Hệ Hệ
    • Tiêu Phong
      Ngày đó, ko xin được thì nhảy tàu. Nhảy toa đầu xuống lại bám toa cuối lên, cứ như trêu ngươi các chú soát vé.
       
      Các bà gánh gồng mặc cả tiền vé tàu của thúng mủng cũng nhiều chuyện buồn cười, nhưng thôi, cũng chả nhắc đến chuyện đó tại bài viết nữa bá ạ.

19 nhận xét:

  1. Nói về Hà Nội thời bao cấp qua sách báo tôi thấy có nhiều hình ảnh đẹp và bây giờ cười ra nước mắt. Bạn nên khai thác đề tài "những kỉ niệm về Hà Nội" này sẽ hot đó. Chúc bạn thành công!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn về sự động viên của anh. Em viết blog chơi thôi mà. Viết ra những gì mình nghĩ, chia sẻ với mọi người, với bạn bè. Thế cũng là niềm vui anh ạ.

      Xóa
  2. Và bi giờ, có hẳn một nick name là " Tầu điện cũ" đó, huynh bít của anh không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh thích cái kỷ niệm cũ của Hà Nội, chứ anh không '' lái tàu điện đường dài '' đâu nhé cô Lip :)), khà khà...

      Giờ cô đặt cho anh nick mới hả :))

      Xóa
    2. Dạ kg? huynh hỉu sai ý Nip. Ý Nip bảo có một người ( Người HN) đã dùng nick " Tầu điện cũ" . Huynh bít người đó là ai kg? Chắc chắn quen huynh mà

      Xóa
    3. Không, anh không biết nick này em à. Anh thật sự không biết. Anh tưởng em đùa thôi.

      Xóa
  3. Anh bít chị mà, chị có còm trong nhà cũ anh, chị đây nè
    https://www.facebook.com/pages/Kiwi-San-t%E1%BA%A7u-%C4%91i%E1%BB%87n-c%C5%A9/514510291921134

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là nick này có còm bài nào đó hồi còn ở yh, nhưng anh không nhớ. Anh cũng vậy thôi, còm ở đâu đó nhưng sao nhớ hết được. Nhưng chắc chắn là không quen đâu.

      Xóa
    2. Dạ....Nip tưởng anh quen KIWI SAN chứ? vậy thui.

      Xóa
  4. đây là 1 trong những bài đầu tiên em đọc ở nhà anh đây!
    đọc lại vẫn rất cảm xúc!

    Trả lờiXóa
  5. Tiêu huynh ơi ời!!.............................đi đâu nhở????????????????

    Trả lờiXóa
  6. Chiếc tàu điện gắn liền với tuổi thơ của bao người đây ạ?

    Trả lờiXóa