Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Giải phóng hay Thống nhất ???



   Tôi vốn vẫn muốn viết 1 điều gì đó về ngày 30/4, chỉ là những suy nghĩ thôi. Nhưng nhiều năm qua, tôi vẫn không viết, bởi không phải sự nhọc nhằn trong những tư lự nào đó làm rào cản, mà có lẽ là vì cảm xúc buồn trong những xử thế, cách gọi cho 1 sự kiện.

   Nhưng hôm nay, tôi đọc được ở đây: http://blog.yahoo.com/vomythuy/articles/1273519/index, 1 bài viết xuất sắc về 1 phận số ngắn ngủi của chiến tranh. Một phận số chẳng làm gì nên tội, nhưng lại là nạn nhân chiến tranh và di chứng đớn đau cho mất mát đó vẫn còn để lại cho đến bây giờ.

   38 năm đã trôi qua. Chiến tranh chỉ còn là 1 danh từ tồn tại như 1 lịch sử đã xa lắc đối với nhiều người. Những nỗi đau chắc cũng đã nguôi ngoai với những phận số của cả 2 bên chiến tuyến. Với phận số đã chia sẻ ở bài viết xuất sắc kia, tôi cũng xin được 1 lời chân thành đến gia đình bạn. Sự cô đọng, ẩn chứa những súc tích với những hoang hoải đau đớn chiến tranh đã được khắc họa, đi sâu vào đến đáy cảm nhận của đau đớn và sự chia sẻ bật phát ra như 1 phản xạ tất yếu.

   Một buổi sáng mùa xuân
   Một đứa ra đồng
   Đạp trái mìn nổ chậm
   Xác không còn đôi chân...


   Tôi nhớ, khi lần đầu tiên tôi nghe những ca từ này từ 1 băng cassette, tôi đã lặng đi bên bàn vẽ. Tôi không thể nhấc tay lên. Thước bút và cả châu thân đứng đơ cho đến khi giọng ca Khánh Ly đã dứt. Những phận số con trẻ của chiến tranh đã được tài hoa nghệ sỹ họ Trịnh đưa vào nghệ thuật âm nhạc như 1 lẽ dung dị mà thấm đẫm nỗi niềm và cảm nhận đau đớn...

   38 năm. Quãng thời gian đó có làm cho những ai đang ở trên chức phận nghĩ về những đớn đau chiến tranh để mà nghĩ đến 2 chữ Dân tộc ? Dân tộc cao hơn hay ý thức hệ cao hơn ? Dân tộc đã bị du đẩy trong lịch sử bởi những quyền lợi của những nước lớn, để mà không tránh khỏi chiến tranh. Bạn sẽ nghĩ gì khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt khi sang Thái Lan nói: Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 cường quốc lớn ! Và được trả lời bởi thủ tướng Thái: Chúng tôi tự hào vì đã tránh được tất cả các cuộc chiến tranh !

   Với tôi, đánh thắng ngoại xâm là sự tự hào, nhưng để ngoại giao bằng sự tự hào đó, nó không giống với tiền nhân. Thoát Hoan chui ống đồng, Liễu Thăng bị chém giữa trận, nhưng tiền nhân đâu có bỏ cống vật ? Dân tộc Việt tuy ngàn năm Bắc thuộc, vẫn có những ứng xử ngoại giao khéo léo đó sao. Ứng xử đó đâu có phụ thuộc vào ý thức hệ ?

   Dân tộc đã bị đẩy vào thế cùng với Giơnevơ 1954. Liên Xô không ủng hộ, Trung Quốc thân thiện với Campot và Phạm Văn Đồng khóc cay đắng với vĩ tuyến 17, cây cầu Hiền Lương. Đó là sự kiện đánh dấu cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản và ý thức hệ tư bản. Liên Xô muốn VN ở thế yếu để phải phụ thuộc phe đồng minh CS, còn Trung Cộng muốn đẩy lùi vĩ tuyến để bảo vệ phên dậu quốc gia, chia cắt VN như Bắc-Nam Hàn. Cái sự chia để trị này, cả ngàn năm đã dụng với tộc Việt, Trung Cộng đâu còn lạ.

   Cuộc chiến với Mỹ, đích thực là cuộc chiến ý thức hệ. Mỹ đánh VN không phải để vơ vét như chính sách thực dân của Pháp. Kể từ 1/1973, cuộc chiến chỉ còn là huynh đệ tương tàn giữa 2 miền Nam - Bắc. Chiến tranh, thì dù là chống xâm lăng, thì dù là ý thức hệ hay huynh đệ tương tàn, thì cũng là điều đau đớn với những cái giá không nhỏ, mà bài viết trên đã nói đến cả những hệ lụy tinh thần. Nhưng nỗi đau sẽ nhân lên, sẽ thành di chứng và nổi hòn nổi cục, nếu sự hòa giải dân tộc không có. Chừng nào, ý thức hệ còn chi phối và tự đặt mình đứng cao hơn ý nghĩa 2 từ Dân tộc, thì chừng đó di chứng chiến tranh vẫn còn tồn tại.

   Đại tá, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thành Trung, người đã ném bom Dinh Độc lập vào ngày 8/4/1975, đã nói: Tôi ân hận là không được chết cho Hoàng Sa. Khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, không quân VN Cộng hòa đã sẵn sàng đánh và cướp lại với F5 là loại máy bay hiện đại nhất lúc đó, đủ nhiên liệu bay từ Đà Nẵng ra đánh và bay về, trong khi Trung Cộng chỉ có Mig21, bay được từ Hải Nam ra Hoàng Sa nhưng không đủ nhiên liệu bay về, dù quãng đường bay từ Hải Nam ra Hoàng Sa bằng từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa. Nhưng hạm đội 7 Mỹ đã làm lơ không cứu đồng minh VNCH, không hỗ trợ tác chiến. Cuộc thăm Mỹ năm 1972 của Đặng Tiểu Bình, với tấm ảnh sặc mùi Marlboro, đội mũ cao bồi, cưỡi ngựa đã làm VNCH mất đi 1 đồng minh trong ván bài chính trị, và đất nước VN mất đi 1 phần lãnh thổ.

   Với tôi, tôi không thích cách gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, tôi thích gọi đó là ngày Thống nhất đất nước. 

12 nhận xét:

  1. Là thống nhất Đất nước, Thụy đồng ý với anh điều này !

    Trả lờiXóa
  2. Ở sg ngày những ngày qua vui k anh? có đi chơi k?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. SG thì có phải lần đầu vào đâu bạn. Mà vào để làm việc thôi. Cũng bình thường như những ngày đã qua thôi bạn ạ. Thanks.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Anh ui! người ta đang nô nức rầm rập đi chơi trong ngày lễ anh bứt rứt, trăn trở chi vậy anh ! vô đó làm vc ngon vào,kiếm nhiều xiền ra HN mời em..uống rượu nhé!!hii

      Xóa
  3. Khó quá anh ah. Cái ngày đáng nhớ của cả dân tộc Việt Nam thì em .... cũng mới nhìn thấy thế giới được 3 tháng nên chưa thấm hết. CHỉ biết qua những trang sử sách thôi anh ạ. CHúc anh vui nhiều nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng chỉ biết qua sử sách, chứ 4 tuổi thì đâu có hiểu gì đâu em. Chỉ nhớ cái năm treo đầy cờ ở đường, cứ đỏ rực, hỏi mẹ thì vẫn nhớ được trả lời là mừng 1 năm ngày giải phóng :))

      Xóa
  4. Anh nói đúng, là thống nhất. Thi thoảng xem thời sự, cứ nghe tin về 2 miền Triều Tiên là em nghĩ, đất nước mình thật hạnh phúc, đúng không anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thống nhất là chuẩn xác. Không quan trọng sự thống nhất đó là do bên nào. Nội chiến Mỹ cũng vậy. Họ đã chôn tất cả những người đã ngã xuống vào cùng 1 nghĩa trang chứ không phân biệt, và họ nói: Tất cả những người này đã ngã xuống vì nước Mỹ.

      Xóa
  5. Hát:
    - Gỉai phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước !.... ÔI xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời ..... Thúc dục ...xông pha ...giết thù !

    Trả lờiXóa