Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Trại súc vật - Animal Farm.


  1.    Rất tình cờ, tôi lang thang hiệu sách và tóm được quyển Animal Farm, bản dịch lần này được đặt là '' Chuyện ở nông trại ''. Tấm hình minh họa trên là ở bộ film hoạt hình do Walt Dysney dựng. Đọc xong, tôi mới biết hóa ra cuốn sách này được viết từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, vào năm 1945, và vì sự nhạy cảm chính trị, nó đã bị từ chối xuất bản ở nhiều nước, thậm chí là ở Mỹ.
  2.    George Orwell, tác giả cuốn sách, là 1 người Anh. Ông viết nó sau khi tham gia chiến trận tại Tây Ban Nha, lật đổ ách phát xít tại đây nhưng lại bị Stalin trục xuất. Cuốn sách này đến bây giờ vẫn còn bị cấm xuất bản ở nhiều nước, như Trung Quốc, Iran... Tôi cũng được nghe nói, sau khi xuất bản ở VN hồi đầu năm nay, cuốn sách này cũng đã bị dừng phát hành. Nhưng ở hiệu sách vỉa hè thì tôi vẫn mua được nó, với giá bìa là 52.000đ, nhưng được khấu trừ còn 42.000đ. Ngân sách cá nhân được save 10k.
  3.    Nội dung cơ bản là sự vùng lên lật đổ ách thống trị của ông chủ - Người của các con vật trong 1 nông trại. Các con vật tự làm chủ lấy cuộc sống của mình với khẩu hiệu là làm theo năng lực, và mọi con vật đều bình đẳng với nhau. Đương nhiên, nội hàm cuốn sách là mượn câu chuyện súc vật vùng lên để nói về chuyện xây dựng XHCN ở Liên Xô cũ, với sự nghi ngờ của tác giả về tính vững bền của mô hình chế độ cộng sản. Sở dĩ nó đã từng bị từ chối xuất bản ở Mỹ là vì sự nhạy cảm chính trị của các phe đồng minh, khi mà Stalin vào thời điểm đó vẫn những quan điểm chính trị có qua lại với Mỹ.
  4.  
  5.    Cuốn sách mỏng, có 10 chương, chỉ có 161 trang, đọc 1 buổi sáng là xong, nhưng rất thú vị. Sau khi lật đổ con người, cụ thể là ông Jones, ông chủ cũ, các con vật đã cùng nhau đưa ra 7 điều khế ước, gọi là 7 điều răn, mà ta có thể tạm gọi là '' Luật Súc vật '', như sau:
  6.    THE SEVEN COMMANDMENTS 
  7. 1. Whatever goes upon two legs is an enemy. 
  8. 2. Whatever goes upon four legs, or has wings, is a friend. 
  9. 3. No animal shall wear clothes. 
  10. 4. No animal shall sleep in a bed. 
  11. 5. No animal shall drink alcohol. 
  12. 6. No animal shall kill any other animal. 
  13. 7. All animals are equal.
  14.   
  15. Bất cứ thứ gì hai chân đều là kẻ thù. (Whatever goes upon two legs is an enemy.)
  16. Bất cứ thứ gì đi bốn chân hoặc có cánh đều là bằng hữu. (Whatever goes upon four legs, or has wings, is a friend.)
  17. Không con vật nào được mặc quần áo. (No animal shall wear clothes.)
  18. Không con vật nào được ngủ trên giường. (No animal shall sleep in a bed.)
  19. Không con vật nào được uống rượu. (No animal shall drink alcohol.)
  20. Không con vật nào được giết hại con vật khác. (No animal shall kill any other animal.)
  21. Mọi con vật đều bình đẳng. (All animals are equal.)
  22.    Nhưng sau khi quyền lãnh đạo đã thuộc về lợn Napoleon (được dịch là Nã Phá Luân), thì như 1 sự tất yếu của độc trị, đồng chí Nã Phá Luân đã cho sửa đổi điều 4, hay đúng ra là thêm vào mấy chữ sau cùng: Không con vật nào được ngủ trên giường có trải ga. Khi Nã Phá Luân đuổi được đồng chí lợn cạnh tranh ngôi lãnh tụ là Snowball (Tuyết Cầu) ra khỏi trại và làm 1 cuộc thanh trừng các con vật khác, thì lập tức điều 6 được sửa đổi là: Không con vật nào được giết hại con vật khác vô cớ. Và khi tầng lớp lãnh đạo vi phạm điều 5, thì điều đó được sửa thành: Không con vật nào được uống rượu quá độ. Và chưa hết, tầng lớp lãnh đạo lợn cũng đã mặc quần áo, đi ghệt và thậm chí, đi bằng hai chân, mặc cho những con vật khác nai lưng ra làm mà không có tấm vải nào che thân cả. 
  1.    Và cuối cùng:  
  2.    Khi quyền lực tuyệt đối với bày đàn lợn đã đông đúc đủ để trấn áp tất cả các con vật khác, thì điều 7 đã được sửa lại, và thay thế cho tất cả các điều trên, là: 
  1.    Tất cả các con vật đều bình đẳng, nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác.
   Vậy, quyền lực tuyệt đối tất sẽ dẫn đến độc trị và độc tài là lẽ đương nhiên. Gọi 7 điều răn kia là Hiến pháp thì to tát quá, tạm gọi là '' Luật Súc vật '', bởi trong truyện có đề cập đến khái niệm '' Súc vật chủ nghĩa '' cho phù hợp diễn biến. Tôi không có sự liên hệ mờ ám gì ở đây với những gì đang rùm beng về sửa đổi, tôi chỉ muốn nói đến những cải tổ, những sửa đổi của câu chuyện, khi mà quyền lực tập trung 1 cách tuyệt đối, thì bản chất Luật cũng sẽ thay đổi theo để phù hợp với sự cai trị. Tính pháp quyền đã bị méo mó và biến dạng, chứ không còn là từ nguyên của nó nữa.

   Một cuốn sách hay.

7 nhận xét:

  1. Xem truyện mà nghĩ đến ta
    Bao điều hệ lụy khó là khéo vay.
    ................
    Chúc anh ngày cuối tuần vui và nhiều hạnh phúc nhé

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra câu chuyện là viết về những gì xảy ra ở Liên Xô sau cách mạng tháng 10 Nga, nhưng chủ yếu là ở thời Stalin chứ không phải thời Lenin. Stalin hạ bệ và lưu đày Troysky giống với Nã Phá Luân hạ bệ và đuổi cổ Tuyết Cầu, Stalin không dùng Quốc tế ca nữa giống với Nã Phá Luân không cho các con vật hát bài '' Súc vật Anh quốc '' nữa... Trại Súc vật sau đó bị tấn công mấy lần cũng giống nước Nga hồi xưa, sau cách mạng cũng bị 1 số nước phương Tây tấn công... Đại khái thế.

    Sự đọc và sự ngẫm thì tùy ở mỗi người cảm nhận em à. Và Thanhks về lời chúc nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. Thanhk Mộc nhiều nhé. Chúc an lành và may mắn.

      Xóa
  4. Anh ơi! mai anh quay lại hiệu sách đó mua giúp em 1 quyển dc k?

    Trả lờiXóa