Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Méo mó tư duy.




   Không biết có ai đọc bài này, đã từng tham gia cái chương trình 135 của Chính phủ chưa ? Đó là cái chương trình do CP tổ chức và chỉ đạo các bộ, ngành của TW triển khai công tác hỗ trợ toàn diện cho các xã vùng sâu, vùng xa. Nói toàn diện là trên tất cả các phương diện, từ kinh tế cho đến khoa học kỹ thuật, quy hoạch... Tôi có tham gia cái chương trình đó, là lập quy hoạch cho cái xã tên là xã Sapả, thuộc Lào Cai, cách Sapa khoảng 5km. 

   Cưỡi ngựa xem hoa thì đúng hơn. Vì chúng tôi là KTS, nhưng người ta phân công 2 anh em tôi phải chạy '' mia '', tức là cầm cái thước đo và theo chỉ đạo của người ngắm đo máy kinh vĩ, bảo chạy đâu thì co cẳng đến đấy. Tôi có hỏi anh đo đạc đó là các anh học trình độ nào, thì 1 anh bảo '' tớ học trung cấp, còn cậu này (chỉ  cậu phụ tá) còn đang đi học, cho nó đi để học việc ''.

   Lúc đó tôi bắt đầu thắc mắc về vai trò của sự phân công lao động. Tôi và chú em học trầy vẩy 5 năm giời, chân ướt chân ráo về cơ quan Viện, được đích thân thứ trưởng xuống động viên các '' viện sỹ '' tạm rời bỏ môi trường '' hàn lâm '' cũng như sự vụ đánh quả để lên đường phụng sự bà con vùng cao, dân tộc thiểu số...nhưng lại phải chạy '' mia '' thế này ? Môn trắc đạc trường có dạy, nhưng làm sao bảo ông kia bỏ máy chạy mia để mình ngắm, và ông ấy bảo thằng phụ việc phải đứng cạnh để còn dạy nghề, 2 thằng bọn tôi không cãi được.

   Điều đáng nói là cái địa hình đó không bằng phẳng, nó toàn khe dốc. Bạn thử leo xuống 1 cái khe như vậy ở vùng cao thì sẽ biết, hoặc thôi, 1 chuyến du hý dừng chân bên đường ngắm suối, bạn sẽ biết cái khe đó dốc và sâu thế nào thôi. Hai thằng KTS chỉ biết bút thước, kể cả tôi cũng tập thể thao, nhưng nhìn cái địa hình toàn khe với dốc thì chán hẳn. Tôi đang nghĩ kế để phân công lại lao động trong nhóm thì cực may, có 1 chú H'mong đi qua. Tôi vẫy lại và hỏi đi đâu đấy, chú H'mong trả lời là đi kiếm củi, tôi hỏi được bao nhiêu/ngày, chú ấy bảo nhiều thì 7-8k/ngày, còn trung bình là 5k. Tôi bảo: Vậy cầm cái này, ông kia bảo chạy đi đâu thì cầm đến đó, khi nào xong việc tôi cho 20k. Chú ấy gật và mắt như mắt anh Kim Đồng khi nhận nhiệm vụ liên lạc. Thời 1997 đầu 1998 đánh giày có 1k/đôi thôi, nhưng tối nào anh em cùng Viện cũng đóng góp cho anh em tôi khi tá lả giải buồn khoảng đôi trăm, nên tôi hào phóng chuyện chia lại lợi nhuận kia lắm.

   Có chú đó, anh em tôi chỉ ngồi chơi và thành ra là nhóm hoàn thành bản đồ đo đạc nhanh nhất đoàn. Các bạn H'mong trèo đèo lội suối thì nhanh như chim bói cá kiếm mồi, cắt phát đã đứng đáy khe, thoát cái đã lên đỉnh đồi... Nhưng rồi khi cái bản vẽ quy hoạch kia nó ra đời thì tôi chẳng hiểu nó sẽ được sử dụng ntn nữa ? Bởi nhóm thu thập số liệu, gọi là xã hội học ấy, họ chỉ thu thập trong phạm vi xã, chứ không có con số lân cận để xác lập tính kết nối, và cũng chính họ là nhóm lập quy hoạch. Về sau tôi không quan tâm đến chuyện đó nữa, bởi nồi cơm của tôi, bởi tôi còn phải tranh thủ đánh quả... Về sau, người ta bảo: 135 nghĩa là 5 cho CP, 3 cho tỉnh, huyện và 1 thì cho xã !!!


   Hôm rồi đọc báo về chuyện chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC. Đã thống kê đổi được 9 tấn rồi. Chuyện vàng vọt này tôi đã có bài về nó, bài Mưu vàng. Giờ muốn xem nó diễn tiến ra sao thôi. Chỉ biết người đứng đầu doanh nghiệp SJC thì nhăn nhó, nói có nhiều cái không thể nói ra. Tôi hiểu tâm sự đó của ông. Ông chỉ được cầm 50k/lượng vàng tiền công kiểm định, còn số tiền 2 triệu/lượng chuyển đổi từ phí SJC sang SJC thì ông không  được động vào. Vậy câu hỏi ở đây là: Số tiền đó chảy về đâu ??? Và bạn nên nhớ: Đã có 9 tấn vàng được chuyển đổi. Đơn vị quy đổi như sau: 1 chỉ vàng = 3,75gram, vậy 1 cây vàng = 37,5gram. Vậy, 9 tấn vàng là 240.000 cây vàng, x với 2tr/cây, con số là 480 tỷ. Con số không tồi.

   
   Và thật khó lựa chọn, phải không các bạn ???


   Việt Nam có đang ở thời kỳ khủng hoảng kinh tế không ? Và nếu bạn không lựa chọn theo biểu ngữ kia, chắc chắn bạn không phải người sáng suốt rồi. Và bạn sẽ bị mắng đấy.

   
  Nhà thơ Chính Hữu xưa có bài thơ Đồng đội rất hay. Nhưng phải có những hy sinh như vậy, với hình ảnh '' đầu súng trăng treo '' thì đồng đội lúc này mới sánh vai sành điệu thế này chứ. Một sự kêu gọi không thể thuyết phục hơn về sự gia nhập lực lượng vũ trang. Dù theo tôi, từ '' lực lượng vũ trang '' chỉ nên dùng cho quân đội, vì có đủ khí tài quân sự hạng nặng thì mới nên dùng từ vũ trang. Nhưng thôi, cãi tranh vô ích...

   Và hôm nay, thời sự VTV1 hết tin hay sao, hay vì chuyện sửa đổi Hiến pháp cứ bạt ngàn dư luận rồi nên đưa chuyện cái hiệp hội bất động sản xứ Gia Định kiến nghị đánh thuế tiền gửi tiết kiệm lên bản tin, lại mời cả chuyên gia đến trao đổi, và ông Lê Hoàng Châu, đầu sỏ hiệp hội có giải thích là chỉ đánh từ sổ nào có số dư từ 500 triệu trở lên thôi, vì thế là giàu rồi, đánh thuế để người ta phải bỏ tiền ra mà lưu thông, mà kinh doanh BĐS cho đỡ xót đồng tiền xương máu !!! Mẹ khỉ. Tôi chưa thấy có cái trò thiếu đạo đức nào như cái kiến nghị trên từ những con buôn nhà thổ* đấy cả. Những cái kiến nghị vớ vẩn đấy mà lại để vào tai, rồi nhà đài, lại là chương trình thời sự chính trị VTV1 đưa lên nữa ??? Tôi cứ tưởng làm quản lý nhà nước thì 3 cái lăng nhăng như vậy người ta phải cười ruồi mà không thèm chấp đếm, chứ lại tốn xu tốn hào thuế dân đi làm cả cái phóng sự chương trình để đưa cái tào lao ba chi khươn đấy lên hình, lên sóng ???

  Tư duy doanh nhân đấy. Thảm lắm. Dân chủ mà như thế này thì Cuội còn ngồi gốc đa mà khóc cha ời ời... Và đấy là doanh nhân. Còn quản lý nhà nước thì sao ? 

  Một ông vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước giải thích thế này về chuyện thu phí nội mạng đối với thẻ ATM: “người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp” (Người Lao Động, 27-2).

   A, lợitỉnh ngộ sẽ mất phí nhé. Hưởng gió biển với hít khí giời quen rồi ???!!! Nhưng việc đó nó liên quan gì đến thao tác sử dụng ATM ? Hay vì gió giời với khí hậu biển ô nhiễm nên người ta bị đầu độc nên lú lẫn trong sử dụng à ? Tiền lương người ta bị, hay phải nhận qua ATM thay vì xuống tài vụ mà lĩnh, giờ ông tận thu thì im luôn cái mồm nhí nhố đi cho xong, người ta cũng đâu vì 1000đ/lần rút tiền mà than phiền, lại phải để ông lên giọng dạy bảo kiểu vừa thiếu tử tế lại vừa khuyết đạo đức như vậy ??? À nói thêm, ông vụ trưởng này tên là Bùi Quang Tiên, vụ trưởng vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước.

Note: * Thổ có nghĩa là đất.

16 nhận xét:

  1. Vỗ tay! vỗ tay!
    Em nghe thấy trong máu mình cũng rần rật lên đấy! Vùa mới cùng mấy người hàng xóm "chửi" cái vụ thu thuế tiền gửi tiết kiệm. Đúng là ..khốn nạn thật! (em k muốn dùng từ đó một chút nào nhưng phải dùng đó) k biết rồi sẽ còn những trò gì nữa..
    À! mà anh này! em sống trong vùng 135 suốt 6 năm trời đấy! tiếc là k kể hết dc với anh cho anh viết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy chuyện tào lao của mấy thằng nhà thổ đấy mà. Chỉ bực cái bọn truyền thông ấm ớ, coi nó như chuyện chính đáng phải bàn phải mổ xẻ kinh như góp ý sửa đổi Hiến pháp ấy. Bọn con buôn nó kiến nghị lung tung thôi chứ có phải quản lý NN đâu em.

      Không kể cho anh chuyện 135 thành 531 thì em viết đi :))

      Xóa
    2. Viết dc thì còn nói gì!!!
      Mà này! em xem thời sự thấy người ta bảo "tạo điều kiện tốt nhất để từng người dân dc ham gia góp ý sửa đổi hiến pháp .." đấy anh ạ! Và "kịp thời ngăn chặn một số phần tử dựa vào sửa đổi hiến pháp để tuyên truyền những suy nghĩ sai lệch..." Thế thì thích thật anh nhỉ! anh có tham gia đóng góp ý kiến gì k vậy??

      Xóa
    3. Em chưa nghe câu: Miệng quan trôn trẻ à ?

      Xóa
    4. haha! giờ mới nghe đó anh!:))

      Xóa
    5. Thế nên đừng quan tâm xem mình có được lắng nghe và có được tham gia vào cái chuyện sửa đổi kia làm gì em à. Mình tuổi gì ? Nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp đích thân đến trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của 72 vị nhân sỹ, trí thức, những bậc Giáo sư, tiến sỹ lão làng, các tướng lĩnh quân đội, CA, các cựu đảng viên lão thành mà còn bị Tổng Bí thư mắng cho là '' suy thoái đạo đức...'' vì đòi hỏi bỏ điều 4 Hiến pháp, phi chính trị hóa quân đội, đa nguyên đa đảng... đấy.

      Nữa là cái loại trên răng dưới toàn khoai với sắn như mình :))

      Xóa
  2. HI! xem cái hình minh hoạ đầu tiên em phì cười! nhưng rồi cười mãi ..ra nc mắt!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ, sự thực thì cười ra nước mắt thật đấy em à. Lúc nào có dịp, anh sẽ viết dẫn chứng về cái này nhé.

      Xóa
  3. méo mó tư duy ? chả biết chúng có tư duy gì ko nhỉ ? cứ thấy lợi là làm, chả kể gì nữa ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó có tư duy chứ ? Nhưng nó lệch chuẩn đến độ không thể xếp loại về đạo đức và sự tử tế thôi.

      Xóa
    2. Đem cô con gái 2x chưa chút kinhnghiệm về làm chef một cti mấy ngàn công nhân; xúi xây bảo tàng hàng ngàn tỉ, xúi đóng thuế tiền tiết kiệm ..
      Noi thật mình ko nghĩ những việc như thế là "có tư duy". Làm bừa theo lòng tham thôi, ko suy nghĩ và ko cả liêm sĩ.

      Xóa
    3. Nếu họ có liêm sỷ thì họ đã chả nại đảng ra làm bình phong bảo vệ cho những trò khua khoắng. Họ bảo mấy chục năm theo đảng, họ chỉ làm theo sự phân công của đảng mà thôi...

      Bầy sâu vẫn đục và ngày càng đục mạnh...

      Xóa
  4. Đầu năm đến giờ Jen bận việc nhiều quá. Ghé thăm Tiêu Huynh và xem mấy mẫu chuyện chỉ biết thở dài ngao ngán thôi.
    Luôn an lành Tiêu Huynh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bận lắm hả J. Bận là tốt đấy. Tiêu huynh cũng chỉ mong bận thôi, vì thế sẽ cảm thấy mình còn có ích...

      Cứ bận cho cả năm là tốt,, thật đấy J ah. Năm nay sẽ còn mệt mỏi và khốn đốn nhiều nữa đấy, bận rộn là sự tự cứu mình tốt nhất rồi.

      Xóa
  5. Tư duy méo mó- buồn nhất là không phải số ít mà tư duy đó hình như đang vận hành xã hội và được hiểu đương nhiên của nhiều thế hệ trẻ, buồn anh nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại đồng ý lần nữa với Ru.

      Anh đã có lần viết 1 bài là '' Xã hội khủng hoảng niềm tin '' rồi. Từ sự mất phương hướng dẫn đến bạo lực xã hội là khoảng cách rất gần. Và với 1 xã hội thiếu niềm tin như vậy, đương nhiên sự thờ ơ sẽ là tất yếu. Người ta sẽ chẳng thèm quan tâm đến thời cuộc nữa, vì việc lớn nhất và hữu ích nhất với người ta là kiếm sống, chỉ có thế mà thôi. Và người ta kiếm sống không cần biết đến ai đang điều hành thể chế nữa, mà chỉ quan tâm là bao nhiêu, như thế nào để qua được. Khi người ta coi chuyện nhũng lạm, chuyện làm luật là lẽ đương nhiên và không cần ngạc nhiên, thì xã hội sẽ có những '' giá trị '' mới, những '' chuẩn '' mới về phạm trù đạo đức em ạ. Lúc đó thì khủng khiếp lắm...

      Xóa