Vào những ngày bận rối lên với Tết này, cứ hư hoặc trong sự bận
bịu, nhớ nhớ quên quên của bộn bề những việc, những sắp xếp, những rảnh
rang chen lẫn tất tưởi của cái cuộc lo Tết, chạy Tết mà điểm xuyết những
ký ức về Tết, những cái Tết đã qua.
Nghịch thế nhưng chưa bao giờ lũ trẻ con bắt chước bọn trên phố là ném pháo vào người khác. Hồi đó cũng ý thức được điều đó là sai quấy lắm. Đến hồi học cấp 3, quấn quả pháo to như bắp chân cũng chỉ giấu ngoài sân vận động của trường, chứ cũng không tìm cách mang vào trường mà đốt, chả dại. Mang vào quả nhỏ thôi, cứ để sẵn cả túi bên ngoài, qua bảo vệ người không là ổn, rồi trèo tường mà lấy que khều túi pháo vào, ngách tường, bờ rào cứ dúi mỗi chỗ 1 ít, qua đâu đốt đấy. Bắt được là kỷ luật, là chào thân ái đời học sinh ngay. Nhảy dây với kỷ luật của nhà trường lúc nào cũng nơm nớp, nhưng mà thú.
Tiếng pháo nổ giờ chỉ là kỷ niệm, hoài nhớ cứ mỗi khi Đông tàn Xuân đến như những độ này. Sự rộn rã chả cần xem đồng hồ cũng biết thời khắc Giao thừa đã đến, những tiếng pháo ing iêng tống cựu nghinh tân giờ sẽ chỉ còn tồn đọng nơi tâm thức. Mùi thuốc pháo nồng nàn quyện khói lan vu vi khắp không gian sau những tiếng đanh giòn của cả băng pháo cũng chỉ là sự thèm nhớ của bây giờ, của lãng đãng thời gian trôi trong đón đợi Xuân tới mà thôi. Âu cũng là dĩ vãng của những thời đã qua. Nhớ lại để mà tưởng, mà da diết thêm cho tuổi đời của mỗi con người.
Những khi bé, thì cái sự háo hức của chờ đợi ngày
Tết nó mới mong mỏi, mới xốn xang làm sao. Cứ đếm từng ngày đến ngày
được nghỉ học trước Tết. Để mà khỏi phải dậy sớm, để được nướng mình
trong chăn bông ấm mà nghĩ xem lát nữa dậy sẽ chơi cái gì... Bởi chả
phải nghĩ đến trường đến lớp nữa nên rảnh óc để bày trò với chúng bạn.
Đốt pháo là chuyện đương nhiên rồi và cái chuyện lấy đâu ra pháo thì đã
được chuẩn bị từ trước. Các anh lớn đi tận Bình Đà mãi trong Hà Đông mua
thuốc pháo thì bọn nhóc đã gửi trước mua vài lạng với ít dây ngòi.
Không gửi mua được thì đã có người buôn pháo bán kèm thuốc pháo lậu, chỉ
sợ không có tiền mà mua thôi. Lớn thêm 1 chút thì lớp 5 đã rủ nhau đạp
xe vào Bình Đà rồi. Bốn, năm ông nhõi con nhổn nhển đạp xe đi rồi về.
Cái thứ thuốc pháo màu xám cứ ánh tinh lên cái sáng bạc, thuốc đấy mới
tốt. Giấy vở cũ đã được sắp sẵn, cắt gọt theo khổ quấn pháo rồi, được
giấu kỹ để các bố các mẹ không phát hiện ra.
Rồi tụ nhau ở nhà 1 thằng, mang đồ lề ra. Mỗi thằng có mấy cái
que tre đã vót tròn thân, đường kính phụ thuộc vào khổ pháo. Nhưng hồi
lớp 4, lớp 5 quấn pháo thì chỉ quấn quả to lắm là bằng cổ tay thôi, còn
thì toàn quấn pháo đùng to cỡ ngón tay người lớn hoặc ngón tay mình. Cái
công đoạn quấn cũng phải khéo, nếu chặt quá, khi nổ xác không tan mảnh
vụn mà lại để lại cái đuôi còn nguyên, cứ chẻ hoe cụt lủn những tơ rơ
trôn pháo, nhưng nếu mà lỏng quá thì quả pháo nổ không đanh, không giòn.
Thuốc pháo đã chọn là loại hảo hạng rồi, cực nhậy nên cái khâu nhồi
pháo cũng rất cẩn thận. Ít thuốc quá thì pháo nổ cái bục, vớ vẩn còn xịt
luôn, nhiều quá thì phí mà không hiệu quả. Dùng tuốc nơ vít để nhồi
chặt giấy bít trôn pháo và đầu ngòi. Cái chuyện quấn pháo mà nổ đa phần
bị ở cái khâu thủ công này. Bởi kim loại mà xiết mạnh vào thuốc pháo hay
dây ngòi nhậy là coi như xong phim. Nhẹ thì đi ngón tay, bình bình thì
đi bàn tay, nặng hơn thì cặp pha soi mói cuộc đời lên tiếng chào tiễn
biệt, từ đây em bước chân vào hội vót tăm tre của người khuyết tật. Còn
những vụ nổ mà sập cả nhà với đi gặp người thân ở nơi cực lạc thì là do
sơ sểnh của hỏa hoạn mà ra cả. Về sau khôn ra, lấy que tre vót tù đầu
như các tuốc nơ vít cạnh bằng là ổn.
Cái khâu bít đầu dây ngòi cũng đòi hỏi kinh
nghiệm. Dây ngòi được quấn chặt vừa đủ để không cháy nhanh quá, cướp cò
thì cũng coi như tung tay, quấn vừa vừa đủ độ cháy vừa phải, để tiếp xúc
qua các lớp giấy bít vẫn cháy bình thường. Những quả pháo quấn xong,
lại được giấu kín vào nơi khô thoáng để mang ra thi thố giữa những ông
mãnh với nhau. Xem pháo thằng nào nổ to, nổ đanh và xác tan ra tơi tả
thì mới đúng là điệu nghệ. Mà có phải thằng trẻ ranh nào cũng có gan mà
quấn pháo đâu. Đầy chú cáy ngày cứ thích có pháo nhưng đến cái đoạn xem
quấn cũng đã té đái ra quần rồi. Nhưng chúng nó biết giữ bí mật hộ đã là
tốt rồi, trả công chúng nó ít quả là okie. Bố mẹ đã phải giấu, hàng xóm
mà biết mấy ông con trời mua thuốc về quấn pháo thì cũng coi như cái sự
sung sướng của thưởng thức tiếng nổ do chính tay mình làm ra cũng sẽ
chìm lỉm ngay với dây lưng, với roi đòn ngay tắp lự. Thế nên phải kín
đáo. Đúng là trẻ con, thích khoe nhưng rồi phải hối lộ mà vẫn dek biết
Những cái sân để các tấm bê tông lắp ghép thành nơi bọn trẻ tụ
bạ thi pháo. Những lon sữa bò cũ được úp lên quả pháo, bên trên để đủ
các loại rác rưởi nhặt nhạnh được. Quả pháo nổ, cái lon cùng đám rác bay
tung lên trời để đám trẻ con chạy dạt ra tránh. Những quả pháo được cắm
vào các đống cát, khi nổ cát bay tung tóe. Mặt các tấm bê tông đầy
những vết xám xịt của pháo nổ từ cuộc thi của lũ trẻ. Chán sân bê tông,
mang pháo ra các bờ ruộng nước giữa các khu nhà, đốt cho cháy gần ngún
ngòi thì ném xuống, nước bắn tung tóe cùng rau, cùng rong hoặc lục bình,
đủ thứ... Nghịch ngợm thì vươn tay vào vườn nhà người ta, buộc quả pháo
vào cây vào cành mà đốt, mọi thứ cứ vung tý mẹt lên là ù té biến. Các
túi quần túi áo đầy pháo tự quấn, cứ lang thang khắp các ngõ ngách của
khu tập thể, thấy cái gì hay hay là lại đốt cho nổ vang lên. Đi qua 1
chỗ, thấy có 3 viên gạch với ít than và củi để giữa, đút liền 3 quả pháo
vào rồi ngắt 1 dây pháo dài làm dây cháy chậm, chạy nấp vào chỗ rào
khuất thì pháo nổ, ỏm tỏi tiếng chửi bới quát tháo của mấy ông mấy bà
công nhân ...Nghịch thế nhưng chưa bao giờ lũ trẻ con bắt chước bọn trên phố là ném pháo vào người khác. Hồi đó cũng ý thức được điều đó là sai quấy lắm. Đến hồi học cấp 3, quấn quả pháo to như bắp chân cũng chỉ giấu ngoài sân vận động của trường, chứ cũng không tìm cách mang vào trường mà đốt, chả dại. Mang vào quả nhỏ thôi, cứ để sẵn cả túi bên ngoài, qua bảo vệ người không là ổn, rồi trèo tường mà lấy que khều túi pháo vào, ngách tường, bờ rào cứ dúi mỗi chỗ 1 ít, qua đâu đốt đấy. Bắt được là kỷ luật, là chào thân ái đời học sinh ngay. Nhảy dây với kỷ luật của nhà trường lúc nào cũng nơm nớp, nhưng mà thú.
Tiếng pháo nổ giờ chỉ là kỷ niệm, hoài nhớ cứ mỗi khi Đông tàn Xuân đến như những độ này. Sự rộn rã chả cần xem đồng hồ cũng biết thời khắc Giao thừa đã đến, những tiếng pháo ing iêng tống cựu nghinh tân giờ sẽ chỉ còn tồn đọng nơi tâm thức. Mùi thuốc pháo nồng nàn quyện khói lan vu vi khắp không gian sau những tiếng đanh giòn của cả băng pháo cũng chỉ là sự thèm nhớ của bây giờ, của lãng đãng thời gian trôi trong đón đợi Xuân tới mà thôi. Âu cũng là dĩ vãng của những thời đã qua. Nhớ lại để mà tưởng, mà da diết thêm cho tuổi đời của mỗi con người.
- E chui vào đây vì thấy blog mang tên một nhân vật mà em yêu thích... rồi đọc... thấy thích nhiều entry của A. Như entry này. Rất vui được làm quen với A.Trả lời nhận xét này
- Chèn Clip không được. Xem qua link này vậy http://www.youtube.com/watch?v=OcCNqfFFTSATrả lời nhận xét này
- Ơ! mình chèn Clip mà nó không hiện lên nhể.Trả lời nhận xét này
- Đọc bài này của Phong mình lại nhớ hồi nhỏ, nhẽ trên 3chục năm rồi. Hồi ý mình cũng nhờ người sang Bình đà mua thuốc pháo về tự cuốn và cũng xẩy ra tai nạn tương tự như Phong viết. Mình cuốn quả pháo to bằng viên pin cối, sau khi cho thuốc pháo vào và nhồi chặt đít lại, mình nấu xi cho nóng chảy để đổ vào (xi là thứ hay dùng để niêm phong các kiện hàng gửi bưu diện hồi đó) thế là bị cháy luôn cuống ngòi, mình chỉ lịp buông tay thì nó nổ ngay trên bếp, lửa than bắn tung tóe mù mịt. May mình chỉ bị bỏng nhẹ nhưng không bao giờ tự cuốn pháo nữa. Mình không bị "nhớ" pháo như bạn, bởi bên tây không cấm pháo. Tuy nhiên, pháo chỉ được phép bán trong 4 ngày cuối năm. Tết năm nào bọn mình cũng tụ tập đông vui cùng nhau đốt pháo đón giao thừa (tết tây) với đủ các loại pháo khác nhau, đặc biệt là pháo hoa. Tiện đây mời Phong xem clip mà bọn mình dón giau thừa năm ngoái.Trả lời nhận xét này
- Chuẩn bị tết xong chưa huynh ? nghe Huynh nói tết đi chùa phỏng? đi zới em hông. . kekeTrả lời nhận xét này
- @TCC : Oh, vậy mà chị thấy bọn em gọi nhau là " bạn già" làm chị cứ tưởng hai đứa học cùng từ phổ thông, nên nghĩ TCC cũng là người HN. hì hì ( chị lk hiền lắm TCC à, chị cũng mới vô Plus này mới có mấy tháng nên chưa quen thế giới ảo lắm. Thiệt tình đó. ) Em là bạn TP nên cũng là em chị mà, nếu em về HN là yên tâm có chị lk làm hướng dẫn viên nhiệt tình nữa nha. @TP : Em vẫn bận lắm hả? chị xin lỗi mượn nhà nói chuyện với bạn già của em tí nha. Chúc Bé ngủ ngon nhé.Trả lời nhận xét này
- chị Lam Khê. cho em nổ như pháo tí chị nhé, cho tết bạn già em vui tí... quan hệ của em và bạn già phức tạp lắm chị ạh... hứa hôn trong bụng mẹ, gia đìnhg em vào Nam "1954" hahahha,.... vậy nên từ đó cách biệt. Chị iu... tuy vậy em và TP củng như từ nhỏ là Thanh Mai Trúc Mã vậy chị ạh, chị hok cần ngại em đâu chị nhé. Iu chị nhiều. Nhà TP ít khách, nói chuyện tiện hơn.Trả lời nhận xét này
- Ui...em vẫn chưa xong việc à. Thương Bé quá. Cố gắng vậy nha TP. Mấy ông bạn già của chị cũng chạy như điên, nhậu như điên...mà hổng bít các ổng chạy đi đâu? he he ( hình như bận rộn ....mới là đàn ông?! ) Hum qua Chị cũng phải tự thưởng cho mình một buổi chiều thảnh thơi để lắng lại và mơ mộng...chút chút Bé à. Lát nữa hai mẹ con lại lo đi mua sắm và nấu nướng nè. ( ui, chị cứ nghĩ TCC là bạn thời nhỏ của TP ?)Trả lời nhận xét này
- Đỡ bận chưa em trai? Cái ảnh này giống quán nhà bà Ngộ và bé TP năm xưa thì phải?! hị hịTrả lời nhận xét này
- cái ảnh bạn già post lên thật đẹp... àh bạn già hok cần lo lắng nhé... CC ... sẽ nói với bạn già sau, nhưng củng là chuyện vặt, và hok ngờ lại thuận lợi như ý, nhưng củng không biết có phải là họa hay không...nên vẫn bồn chồn..kha kha kha ôm bạn già để lấy thêm tinh thần... àh nếu mình gọi cho bạn già, hay nhắn tin cho bạn già bằng cell phone, vậy bạn già có tốn kém hay hok...? cho mình biết nhéTrả lời nhận xét này