'' Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh ''
Lý Bạch
Tạm dịch: Xưa nay thánh hiền đều lặng lẽ
Chỉ người uống rượu mới còn danh.
Lý Bạch, vốn là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời thịnh Đường, đã viết 2 câu thơ trên. Cổ thi này, có lẽ là luôn luôn đúng.
Tôi cũng là kẻ thích uống rượu, và trong đời này, cũng uống không ít các loại rượu. Phải chăng cái thú tửu ẩm của kẻ thất phu, chỉ đáng gọi là đệ tử Lưu Linh, nên luôn nghĩ đến những bậc thánh hiền được ví thành bậc tiên tửu như Lý Bạch, mà cứ ngẫm nghĩ về cái thú uống rượu, cái đạo của rượu.
Quả thật, văn hóa rượu là một bể của đạo, của dẫn dắt và các luân lý đi kèm. Nó rộng lớn và đa sâu lắm lắm. Vậy với những thô thiển của kẻ thất phu lỗ mãng, không thể ví mình như '' duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh '' được, mà chỉ soát xét trong cái phạm vi mà mình có thể tưởng, có thể biết, và với chừng mực nào đó, xin được gọi là lạm bàn.
Rượu, trong các tiểu thuyết của Kim Dung, của Cổ Long, và cả trong các trước tác như Thủy Hử, Tam Quốc diễn nghĩa, là một thứ không thể thiếu, nhất là với các bậc anh hùng hảo hán. Võ Tòng đả hổ, chính là say nên mới qua đồi Cảnh Dương, chỉ dùng nắm đấm mà đấm chết con hổ dữ. Tống Giang say ở lầu Tầm Dương, mới viết thơ phản nghịch, mới thành '' Tầm Dương giang, Tống Giang ngâm phản thi ''... Lỗ Trí Thâm say, mới nhổ cả cây tùng cổ thụ để thị oai với đám du côn...
Trong truyện của Cổ Long, chả có nhân vật nào mà rượu không uống như thần cả. Lục Tiểu Phụng bốn hàng lông mày có thú uống rượu khi đang nằm trên giường, đặt chung rượu đầy ở ngực, rồi bỗng vận công, đẩy rượu thành vòi mà chảy thẳng vào miệng. Diệp Khai, truyền nhân duy nhất của Tiểu lý phi đao Lý Tầm Hoan, hay còn gọi là Lý Thám Hoa (vì đỗ Thám Hoa), cả thày lẫn trò, đều uống rượu như uống nước lã. Sở Lưu Hương, đi đến đâu vương mùi hương, vương hương tình đến đấy, lãng tử ghẹo gió chơi trăng, phong hoa tuế nguyệt chả thua kém gì họ Lục, cũng là một vò rượu di động... Lạnh lùng như đại kiếm khách Tây Môn Xuy Tuyết, bạn hữu của họ Lục, trước khi giết người là trai giới 3 hôm liền, cũng chả từ chối rượu và cũng chả thấy say bao giờ... Nhưng có lẽ, ám phận của nhân vật lại là kết quả nhân duyên cuộc đời của '' giang hồ đệ nhị thiên hạ '' Cổ Long, ông vốn được coi là '' truyền nhân '', là người đứng thứ 2 về tiểu thuyết kiếm hiệp, sau Kim Dung. Ông chết khi mới ngoài 50 tuổi, chết vì rượu.
Cổ Long có viết về một thiên kết bằng hữu cũng hay. Tất nhiên xét về cấu trúc văn chương hay ngữ cảnh thì chưa được như của Kim Dung đã tả, nhưng lại có nét hào sảng của bậc anh hiệp.
Trong Anh hùng vô lệ, khi Hùng Sư đường chủ Châu Mãnh một thân một ngựa với đệ tử Đinh Hài, xâm nhập cấm địa của Tam thập cửu Đại tiêu cục, chém đầu Dương Kiên. Giữa lúc sống chết, chỉ vì thích cái vẻ thản nhiên của Cao Tiệm Phi, mà bất chấp tất cả để nán lại uống rượu kết bằng hữu.
Mấy nét phác họa trên, bởi tuy là rượu, là anh hùng, nhưng với các nhân vật của Kim Dung, có lẽ văn hóa tửu ẩm đã được ông đưa lên mức thượng thừa. Nét anh hùng hào sảng đẫm chất bi ca của Tiêu Phong tại Tụ Hiền Trang, khi chỉ vì muốn cứu A Châu, mà chấp nhận đơn thân phó hội, mạo hiểm tính mạng.
Giữa nơi quần hùng tụ họp để tìm cách giết mình, Tiêu Phong chẳng quản. Ông xin với Du thị song hùng, là 2 anh em đồng chủ nhân của Tụ Hiền Trang mang nhiều vò rượu ra. Ai là bạn thì mỗi người uống cùng ông một bát, như là đoạn tuyệt ân tình, nhất là với các huynh đệ Cái Bang mà ông từng là bang chủ, với các bằng hữu các môn phái, bởi cái thế phải vậy, phải đại khai sát giới, thân mình chẳng quản, chỉ lo cứu mạng cho A Châu. Những vò rượu hết nhanh theo từng cái bát uống hết là đập vỡ, và trường sát giới gió tanh mưa máu theo cơn vùng vẫy cuồng nộ của người đại anh hùng, đã thành nỗi kinh khiếp cho võ lâm Trung Nguyên, để Tiêu Phong sau đó, lần thân đơn bạc ra Nhạn môn quan...
Bi ca của hùng chí tại Tụ Hiền Trang, lại khác với hào sảng thống khoái tại thành Vô Tích, khi Tiêu Phong kết nghĩa với Đoàn Dự. Đoàn Dự vốn không uống được rượu, nhưng muốn thù tiếp để tỏ vẻ trọn tình mời khách, nên đành chịu trận, vận Lục mạch thần kiếm cho rượu chảy qua ngón út mà rơi xuống đất, nhưng Tiêu Phong thì cứ thô hào vô tư, thấy bạn tiếp mình như vậy thì lại càng hào sảng, hết bát này đến bát khác mà uống đến mấy chục cân rượu, rồi thi chạy sau khi Đoàn Dự thú thật, đã hết bạc để mời khách. Tiêu Phong anh hùng sẵn có, thần lực trời sinh nên khinh công độc bá thiên hạ, cứ chạy như thường cho hả hơi men, còn Đoàn Dự thì khinh công Lăng ba vi bộ, lại thêm cơ duyên nội lực, nên cũng không để bị bỏ rơi.
Thiên kết bạn bởi trai mến vì tài này của cặp anh hùng, cũng là một sự đặc sắc của Kim Dung. Rượu tạo nên tình bạn, nhưng nét hào sảng ngút trời thì cũng đẹp vô ngần. Hào khí anh hùng của rượu cũng được nói đến, khi ở chùa Thiếu Lâm, một lần nữa Tiêu Phong lại bị vây hãm bởi quần hùng 2 đạo hắc bạch, khi 36 túi da dê đựng rượu của Tiêu Phong được mang ra uống, và Đoàn Dự uống cùng, thì Hư Trúc cũng nhảy ra hét lớn: Đại ca với tam đệ uống rượu sao không gọi ta ??? Sự kết bái giữa Tiêu Phong với Hư Trúc ngay tại chiến địa, trước mặt quần hùng cũng là 1 sự hào khí, mặc kệ thân phận nhà sư là cấm tửu, cũng vẫn cứ uống như thường. Rượu kết bái đã làm thành 1 chiến trận hy hữu, Tiêu Phong nắm gáy Cô Tô Mộ Dung như nắm cổ mèo, Hư Trúc vận Bắc minh thần công cấy Sinh tử phù bằng rượu vào kẻ đại gian Đinh Xuân Thu, Đoàn Dự dùng Lục mạch thần kiếm đánh cho Mộ Dung Phục thất điên bát đảo...
Nhưng nét văn hóa, có lẽ là độc nhất vô nhị về tửu ẩm, là khi Kim Dung tả về chuyện Tổ Thiên Thu vì muốn cứu Lệnh Hồ Xung, nên vẽ ra chuyện uống rượu thì rượu nào phải là chén ấy. Lệnh Hồ đại hiệp cũng vốn là kẻ quý rượu như quý tính mạng, nên dù đang bệnh hoạn đến mất hết cả công lực, nhưng khi nghe nói rằng, có 8 thứ rượu và 8 loại chén, thách chàng đại hiệp lãng tử, thì nộ khí nổi lên, Lệnh Hồ Xung uống sạch. Nguyên Tổ Thiên Thu ăn cắp rượu và chén bởi muốn cứu Lệnh Hồ Xung mà thôi, nhưng lại không rành về y lý, vì Lệnh Hồ Xung bị khí âm hàn, mà 8 loại thuốc Tổ Thiên Thu ăn cắp lại là thuốc âm tính để trị bệnh suy dinh dưỡng, thì khác nào nước đã đầy cốc lại muốn rót tràn thêm, nên mới có chuyện như vậy.
Nhưng nghe tả: Danh sỹ uống rượu, phàm là phải biết rượu nào chung nấy, chứ không thể phàm tục được. Ví như rượu trắng là phải uống trong sừng trâu, lấy mùi tanh của sừng để chế ngự mùi nồng của men rượu; rượu Trúc Diệp Thanh phải uống trong chén Dương chi bạch ngọc, mà lại phải Dương chi bạch ngọc đời bắc Tống; lại rượu bồ đào thì phải uống trong chung dạ quang; rượu Bách thảo mỹ tửu, được chế từ 100 loại hoa cỏ thơm, phải uống với chung bằng trúc thì rượu mới thơm hơn... Quả thật, với đoạn tả này về rượu, văn hóa rượu đã được Kim Dung đưa lên 1 hàng bực là tửu đạo rồi.
Và cũng ở truyện của Kim Dung, tên các loại rượu nổi tiếng của Trung Hoa được biết đến như: Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Bồ đào tửu, Thiệu Hưng Trạng nguyên hồng, Mai quế lộ, Bách thảo tửu, Biên bái tửu, Hầu nhi tửu, Ngũ gia bì, Kim tước tửu... Mỗi loại tên đều có cách giải nghĩa rõ ràng cả. Nhưng với phạm vi này, nhẽ là không cần đàm đến.
Cách uống rượu như hâm nóng vào mùa đông, hay để lạnh vào mùa hạ cũng được Kim Dung đề cập đến. Tôi cũng đã từng có lúc, khi có điều kiện, chưng 1 nồi nước sôi trên bếp, và đặt rượu vào đó để hâm nóng, uống khi ngoài trời sầm sậm mưa lạnh, và gió quét hàng tràn trên lũ lá rụng ướt nước bên ngoài, nơi cái quán mà bà chủ cứ thoảng là nhao nhác ngó về cái bếp mượn, xem mấy ông khách cỏn này bày đặt ra cái thú gì mà nhiêu khê cách rách...
Về rượu trong Kim Dung, khai thác ra có lẽ được cả quyển sách. Nhưng tôi đồng tình, trong 1 quãng nào đó khi đọc ông lúc xưa, ngộ được ra rằng: Uống rượu, quan trọng nhất là mình uống với ai. Đối ẩm với ai mới đáng để uống, bởi đó là tính cách, là phẩm hạnh. Điền Bá Quang, vốn là kẻ thái hoa đạo tặc, nhưng vì quý trọng nhân cách Lệnh Hồ đại hiệp, nên đã lẻn vào cung cấm ăn cắp 2 bình rượu quý Thiệu Hưng để lên núi uống cùng Lệnh Hồ Xung. Và vì rượu quý đãi bạn hiền, Điền Bá Quang vung chân đá vỡ sạch sẽ mấy ngàn hũ rượu còn lại trong cung, để khỏi cho bọn vua quan được uống nữa, bởi trên đời này, '' chỉ còn Điền mỗ với Lệnh Hồ huynh đệ là xứng đáng để uống nó mà thôi ''...
Nho gia vẫn nói: Quân tử dĩ văn hội hữu, tức người quân tử lấy văn kết bạn. Nhưng xem ra, với cuộc đời, tôi vẫn thích lấy rượu để kết bạn hơn. Khi uống rượu, con người ta dễ bộc lộ mình hơn. Những ồn ào của tính cách, khoa trương, nông nổi hay biết kiềm chế, làm chủ bản thân, cũng thường được lộ tỏ qua chén rượu. Rượu nào uống mà không say, uống nhiều thì đều say cả. Nhưng say thế nào lại là điều nói lên phẩm cách. Rượu, phải là sự kết nối bạn bè, phải là sự thể hiện niềm quý trọng nhân sinh người với người. Bởi vậy, nên trong những lúc muốn nhâm nhi, tôi vẫn thường có thể là độc ẩm, bởi cái sự đa đoan trong chọn lựa cách uống.
Bi ca của hùng chí tại Tụ Hiền Trang, lại khác với hào sảng thống khoái tại thành Vô Tích, khi Tiêu Phong kết nghĩa với Đoàn Dự. Đoàn Dự vốn không uống được rượu, nhưng muốn thù tiếp để tỏ vẻ trọn tình mời khách, nên đành chịu trận, vận Lục mạch thần kiếm cho rượu chảy qua ngón út mà rơi xuống đất, nhưng Tiêu Phong thì cứ thô hào vô tư, thấy bạn tiếp mình như vậy thì lại càng hào sảng, hết bát này đến bát khác mà uống đến mấy chục cân rượu, rồi thi chạy sau khi Đoàn Dự thú thật, đã hết bạc để mời khách. Tiêu Phong anh hùng sẵn có, thần lực trời sinh nên khinh công độc bá thiên hạ, cứ chạy như thường cho hả hơi men, còn Đoàn Dự thì khinh công Lăng ba vi bộ, lại thêm cơ duyên nội lực, nên cũng không để bị bỏ rơi.
Thiên kết bạn bởi trai mến vì tài này của cặp anh hùng, cũng là một sự đặc sắc của Kim Dung. Rượu tạo nên tình bạn, nhưng nét hào sảng ngút trời thì cũng đẹp vô ngần. Hào khí anh hùng của rượu cũng được nói đến, khi ở chùa Thiếu Lâm, một lần nữa Tiêu Phong lại bị vây hãm bởi quần hùng 2 đạo hắc bạch, khi 36 túi da dê đựng rượu của Tiêu Phong được mang ra uống, và Đoàn Dự uống cùng, thì Hư Trúc cũng nhảy ra hét lớn: Đại ca với tam đệ uống rượu sao không gọi ta ??? Sự kết bái giữa Tiêu Phong với Hư Trúc ngay tại chiến địa, trước mặt quần hùng cũng là 1 sự hào khí, mặc kệ thân phận nhà sư là cấm tửu, cũng vẫn cứ uống như thường. Rượu kết bái đã làm thành 1 chiến trận hy hữu, Tiêu Phong nắm gáy Cô Tô Mộ Dung như nắm cổ mèo, Hư Trúc vận Bắc minh thần công cấy Sinh tử phù bằng rượu vào kẻ đại gian Đinh Xuân Thu, Đoàn Dự dùng Lục mạch thần kiếm đánh cho Mộ Dung Phục thất điên bát đảo...
Nhưng nét văn hóa, có lẽ là độc nhất vô nhị về tửu ẩm, là khi Kim Dung tả về chuyện Tổ Thiên Thu vì muốn cứu Lệnh Hồ Xung, nên vẽ ra chuyện uống rượu thì rượu nào phải là chén ấy. Lệnh Hồ đại hiệp cũng vốn là kẻ quý rượu như quý tính mạng, nên dù đang bệnh hoạn đến mất hết cả công lực, nhưng khi nghe nói rằng, có 8 thứ rượu và 8 loại chén, thách chàng đại hiệp lãng tử, thì nộ khí nổi lên, Lệnh Hồ Xung uống sạch. Nguyên Tổ Thiên Thu ăn cắp rượu và chén bởi muốn cứu Lệnh Hồ Xung mà thôi, nhưng lại không rành về y lý, vì Lệnh Hồ Xung bị khí âm hàn, mà 8 loại thuốc Tổ Thiên Thu ăn cắp lại là thuốc âm tính để trị bệnh suy dinh dưỡng, thì khác nào nước đã đầy cốc lại muốn rót tràn thêm, nên mới có chuyện như vậy.
Nhưng nghe tả: Danh sỹ uống rượu, phàm là phải biết rượu nào chung nấy, chứ không thể phàm tục được. Ví như rượu trắng là phải uống trong sừng trâu, lấy mùi tanh của sừng để chế ngự mùi nồng của men rượu; rượu Trúc Diệp Thanh phải uống trong chén Dương chi bạch ngọc, mà lại phải Dương chi bạch ngọc đời bắc Tống; lại rượu bồ đào thì phải uống trong chung dạ quang; rượu Bách thảo mỹ tửu, được chế từ 100 loại hoa cỏ thơm, phải uống với chung bằng trúc thì rượu mới thơm hơn... Quả thật, với đoạn tả này về rượu, văn hóa rượu đã được Kim Dung đưa lên 1 hàng bực là tửu đạo rồi.
Và cũng ở truyện của Kim Dung, tên các loại rượu nổi tiếng của Trung Hoa được biết đến như: Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Bồ đào tửu, Thiệu Hưng Trạng nguyên hồng, Mai quế lộ, Bách thảo tửu, Biên bái tửu, Hầu nhi tửu, Ngũ gia bì, Kim tước tửu... Mỗi loại tên đều có cách giải nghĩa rõ ràng cả. Nhưng với phạm vi này, nhẽ là không cần đàm đến.
Cách uống rượu như hâm nóng vào mùa đông, hay để lạnh vào mùa hạ cũng được Kim Dung đề cập đến. Tôi cũng đã từng có lúc, khi có điều kiện, chưng 1 nồi nước sôi trên bếp, và đặt rượu vào đó để hâm nóng, uống khi ngoài trời sầm sậm mưa lạnh, và gió quét hàng tràn trên lũ lá rụng ướt nước bên ngoài, nơi cái quán mà bà chủ cứ thoảng là nhao nhác ngó về cái bếp mượn, xem mấy ông khách cỏn này bày đặt ra cái thú gì mà nhiêu khê cách rách...
Về rượu trong Kim Dung, khai thác ra có lẽ được cả quyển sách. Nhưng tôi đồng tình, trong 1 quãng nào đó khi đọc ông lúc xưa, ngộ được ra rằng: Uống rượu, quan trọng nhất là mình uống với ai. Đối ẩm với ai mới đáng để uống, bởi đó là tính cách, là phẩm hạnh. Điền Bá Quang, vốn là kẻ thái hoa đạo tặc, nhưng vì quý trọng nhân cách Lệnh Hồ đại hiệp, nên đã lẻn vào cung cấm ăn cắp 2 bình rượu quý Thiệu Hưng để lên núi uống cùng Lệnh Hồ Xung. Và vì rượu quý đãi bạn hiền, Điền Bá Quang vung chân đá vỡ sạch sẽ mấy ngàn hũ rượu còn lại trong cung, để khỏi cho bọn vua quan được uống nữa, bởi trên đời này, '' chỉ còn Điền mỗ với Lệnh Hồ huynh đệ là xứng đáng để uống nó mà thôi ''...
Nho gia vẫn nói: Quân tử dĩ văn hội hữu, tức người quân tử lấy văn kết bạn. Nhưng xem ra, với cuộc đời, tôi vẫn thích lấy rượu để kết bạn hơn. Khi uống rượu, con người ta dễ bộc lộ mình hơn. Những ồn ào của tính cách, khoa trương, nông nổi hay biết kiềm chế, làm chủ bản thân, cũng thường được lộ tỏ qua chén rượu. Rượu nào uống mà không say, uống nhiều thì đều say cả. Nhưng say thế nào lại là điều nói lên phẩm cách. Rượu, phải là sự kết nối bạn bè, phải là sự thể hiện niềm quý trọng nhân sinh người với người. Bởi vậy, nên trong những lúc muốn nhâm nhi, tôi vẫn thường có thể là độc ẩm, bởi cái sự đa đoan trong chọn lựa cách uống.
Zậy chuẩn bị xuống đây nhậu đi, để thấy đời đẹp như một ly rượu :))
Trả lờiXóaĐồng ý. Sẽ có 1 ngày xuống hầu tiếp :))
XóaHai ông này hẹn hò rồi à? :))
XóaÀ, thì cứ hẹn đại vậy vậy mà. Chắc sẽ có dịp đối ẩm SB à, khà khà...
XóaChắc sang tuần này nhở...Thật tình cái bụng nó đang sôi lên rồi đây Tiêu h :))
XóaNếu có time, nhất định sẽ không để Lãnh huynh sôi ruột đâu :))
XóaHay. Em cũng chuẩn bị rượu kết bạn đây, không thèm kết bạn văn :)
Trả lờiXóaChai rượu đã nói sẽ thuộc về anh. Có nhận không? :))
Tặng rượu thì không bao giờ từ chối. Vì như thế sẽ thấy có lỗi với bản thân :)
XóaTuyệt lắm anh ạ. Nếu có dịp vào Sài Gòn thì anh nhớ alo cho BN biết nha. Nhất định anh em ta sẽ nâng ly đấy nhé
Trả lờiXóaTieu Phong ca đang ở SG mà Bình Nguyên
XóaChính xác, anh ở SG được tháng rưỡi rồi BN à. Nếu có dịp chạm ly thì ok.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaAnh sẽ gọi BN nhé. Nhưng Ru thì hình như ở Đà Nẵng thì phải BN à.
Xóa"Uống rượu, quan trọng nhất là mình uống với ai" Hoàn toàn nhất trí với cái này. Bởi vậy cụ NK mới có câu bất hủ "Rượu ngon không có bạn hiền/Không mua không phải không tiền không mua".
Trả lờiXóaÀ, ước giề em có thể xử lục mạch thần kiếm như Đoàn Dự để khỏi ngồi uống trà đá nhìn Tiêu Phong uống rượu nhể :))
Cô có thể dùng trà thay rượu, không cần phải như cổ nhân '' hòa nước sông chén rượu ngọt ngào '', miễn là có tấm lòng mà :))
Xóa
Trả lờiXóa" Rượu nào uống mà không say, uống nhiều thì đều say cả. Nhưng say thế nào lại là điều nói lên phẩm cách..."
Thụy không biết uống rượu và cũng đặc biệt ác cảm với chuyện rượu chè, thế nhưng có một người bạn đã làm Thụy thay đổi cách nhìn về chuyện uống rượu ... Đúng là người ta có thể - thể hiện phẩm cách rất rõ qua chuyện uống rượu ... Rượu không phải lúc nào cũng là đám đông tung hô, là ồn ào náo nhiệt ... Rượu có khi chỉ là ngồi hàng buổi trời với vài ba ly con con, thức nhắm thì giản đơn, chủ yếu chỉ là để ngắm phố và chuyện vãn hàng giờ với một người bạn tâm đầu ý hợp . Rượu có khi là từ chối một đám đông với lời mời mọc long trọng chỉ để sau đó ngồi một mình, một ly và một quyển sách trên tay ...
'' Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh ''
Hai câu thơ mở đầu một entry ... khá dài và tỉ mẩn về rượu lẫn cách uống rượu bỗng dưng làm Thụy liên tưởng đến 2 câu thơ này ...
" Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu "
Những nhân vật chính trong entry này của Phong ca có lẽ cũng thế ...
" Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu " ...
Thật ra, những nhân vật của Kim Dung tiên sinh đều có sự độc đáo cả, nhưng sự so sánh của Thụy về 2 câu cổ thi, cũng có sự thú vị...
XóaNhưng đúng, anh thích uống rượu 1 mình hơn...:))
Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta!
Trả lờiXóaCổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa
Tay mềm mại bước còn chưa chuếnh-choáng.
Chưa cuối xứ Mê Ly, chưa cùng trời Phóng Đãng.
Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men.
Say đi em! Say đi em!
Say cho lơi-lả ánh đèn
Cho cung-bực ngả-nghiêng, điên rồ xác-thịt.
Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!
Ta quá say rồi Sắc ngả màu trôi
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư ảnh sát bờ môi.
Chân rã rời Quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi gần rơi
Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi, Đất trời nghiêng-ngửa
Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ;
Đất trời nghiêng ngửa
Thàng Sầu không sụp đổ, em ơi!
.....................................
Một năm mười hai tháng,
Một tháng ba mươi ngày.
Hũ lớn cạn, hũ bé cạn,
Hay!..
Tổng hợp: Rượu qua thi ca Việt
Uống mà '' đất trời nghiêng ngửa, tháng sầu không sụp đổ '' thì mới đáng uống. Like :))
XóaSáng nay tiểu muội "khai đao" bằng entry này trong loạt tản văn của huynh.
Trả lờiXóaChuyện rượu cũng "nhiêu khê" phết nhỉ. Cô nương ta hay có màn độc ẩm, rất hiếm khi đối ẩm với ai (vì có lẽ chưa chọn được bạn rượu).
Xem phim cảnh Tiêu Phong uống rượu thấy... uổng tiền, đổ tùm lum, phí quá.
Dù gì em vẫn thích Lý Tầm Hoan uống hơn, em thích hình ảnh của Lý Tầm Hoan.
Anh thì nói nghiêm túc không thích Lý Tầm Hoan bằng một số nhân vật khác của CL. Tên là Tầm Hoan nhưng cuộc đời chả có tý vui vẻ nào. Nhường vợ, lại nhường cả gia sản cho bạn để làm một thân lãng tử nay đây mai đó thì Lý Thám Hoa đúng là một nhân cách lớn, nhưng cái sự nhịn nhường này nó không mang tính cách anh hào.
XóaAnh nhìn hắn góc độ đó. Còn em nhìn dưới góc độ đàn bà, thì thích. Thích cái vẻ bất cần đời mà lại rất yêu đời, thích cái tuyệt đỉnh công phu, thích cái sự yêu đương chung tình của hắn. Đại khái vậy.
XóaĐọc được đoạn hay:
Xóa"Tất cả cái đẹp trên cõi đời luôn luôn mỏng manh như áng mây, thấy đó rồi mất đó, nếu kẻ nào tham lam định ôm giữ, đòi lại bao giờ cũng là bất hạnh và đau thương. Tiểu Phi nhẹ buông tiếng thở dài, thu lại thanh kiếm của mình trên chiếc bàn nơi góc nhà, trên tường có treo một bức thi tứ, chính là thủ bút của Lý Tầm Hoan, trong đó có một câu:
" Tình này xin đợi thành ký ức "
Hai hôm trước đây, Tiểu Phi không làm sao hiểu nổi ý tứ của câu thơ trên nhưng bây giờ... bây giờ chàng đã rõ lắm rồi. Chỉ có ký ức mới hoàn toàn là vĩnh cửu. Và chỉ có những ngọt ngào của ký ức mới mãi mãi giữ gìn được".
Định làm cô nương họ Thượng Quan hay sao mà lại nhắc đến Tiểu Phi thế em :))
Trả lờiXóa