Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Trăng nghẹn.

09:03 27 thg 4 2011Công khai7 Lượt xem 8
   Trăng nghẹn là 1 bài thơ rất hay của Hoài Tường Phong, tác giả người miền Nam. Năm ngoái, bài thơ đã được chấm giải Nhất do sự nhất trí của hội đồng giám khảo cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long,
nhưng rồi lại bị rút giải Nhất bởi nhiều sự lình xình http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/373571/Bai-tho-Trang-nghen-khong-duoc-trao-giai.html của Ban tổ chức và nhất là ông trưởng ban http://lethieunhon.com/read.php/4176.htm
   Dạo này các báo cũng đưa tin nhiều về chuyện gái xứ Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long ... đi lấy chồng Hàn xẻng, chồng Đài khựa. Cũng bắt đầu có ý kiến của nhiều chị thuộc các hội Phụ nữ tỉnh, huyện này nọ lên tiếng về chuyện lấy chồng xa xứ này, và buồn cười là các chị kêu rằng '' cũng có sự can thiệp của cơ quan chức năng nhưng chưa thỏa đáng ...'' ???
   Người ta lấy ai kệ người ta, sao lại can thiệp ??? Nghèo thì lấy chồng giàu để đổi đời, chứ sao lại kêu lên như thế ??? Thay vì can thiệp, sao không  can thiệp để người ta bớt nghèo đi, để cuộc sống người ta tốt lên, để người ta nhìn thấy anh cu hàng xóm tá điền có ruộng có vườn, có thể dựa cậy mà sống thì khỏi fải mong dựa cậy mấy chú ngoại bang xa lạ cả về văn hóa và lối sống ???
   Vả, mấy ông tá điền cũng giỏi nốc rượu lắm cơ, giờ thấy chị em bỏ làng bỏ xóm đi xuất chinh thì cũng tá hỏa mà chợt nhận ra, mình vớ vẩn là ế mịa nó vợ mất. Còn các anh lãnh đạo thì cũng tá hỏa, nỗi tá hỏa của các anh ko phải là sợ chuyện giống nòi thất thoát, mất cân bằng dân số, cá là trách nhiệm đấy các anh coi nó nhỏ lắm, mà các anh lo bị dân họ phản ứng là các anh làm cái mẹ gì mà để dân đói, chị em phụ nữ không nhìn thấy tương lai ở quê hương, phải đi xếp hàng cho bọn ngoại bang nó chấm điểm thế ??? Cái đó nó ảnh hưởng đến cái ghế của các anh các chị, nên chị thì kêu, anh thì hoảng.
   Thế nên, có cái giải nhất bài thơ, anh trưởng ban tổ chức cũng fải lèo lá với tác giả, thô thiển mà mặc cả với tác giả, để vận động tác giả tự rút lui, không nhận giải để anh vẫn tiếp tục ở cái ghế văn nghệ tỉnh, vẫn bòn hút bầu sữa ngân sách được, chứ không thì thằng khác nó lên thay vì cái bài thơ này, có phải hỏng cả xôi lẫn oản không, mà mô Phật, Phật thì vẫn thế.
   Chuyện xảy ra năm ngoái, nhẽ cũng chẳng đăng không post, dưng nó lại liên can đến chuyện các chị ở Phụ nữ cứ hét toáng lên, nên chẳng đừng được nên viết chơi vài dòng. Dưới đây là bài thơ được giải nhưng gây lình xình 1 thời của năm ngoái:
                                           
                        TRĂNG NGHẸN
                                                                     Hoài Tường Phong

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi này ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.


Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.


Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,

Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.

Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,

Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
           
Ảnh của Tiêu Phong
4000
  • HAT CAT _ DIỆU SINH
    Mình  chả hiểu gì về bình và chấm giải văn thơ. Chỉ càng già càng thấy ông cụ không cho theo nghề này là đúng hé.
    làm nghề khác may có cái mà cho vào bụng...
    Chứ nghề mài ngòi bút này khó nhằn hè...
    • Tiêu Phong
      Em cũng không hiểu về cách chấm giải, và cũng không quan tâm lắm. Nhưng cái bài thơ này thì đúng là sự fản ánh của hiện thực.
       
      Và cách mà người ta đối xử với nhau qua cái nhân danh văn nghệ thì quá hèn.
  • met
    • met

    • 15:26 29 thg 4 2011


     Đọc xong bài thơ có cảm giác như người nghẹn .. bánh cuốn.
    • Tiêu Phong
      Văn học hiện thực phê phán chỉ còn tồn tại như 1 sự phản ánh của 1 thời kỳ lịch sử thôi bác.
  • DragonFly
    Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu, Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.  --------------------------- Câu này cực đời, rất tượng hình, chắc Tiêu Phong cũng đã gặp bạn gái nào đó thời PTTH nhỡ nhàng lấy chồng sớm?! Ánh mắt nhìn mấy thằng bạn thân đi học ĐH cười nói rổn rảng vô tư, nhất là trước lại có chút tình cảm với nhau, họ chạnh lòng "bẽn lẽn ngó bàn chân"...mình gặp ánh mắt đó rồi nên đọc thấy ngẫn quá. Hệ Hệ
    • Tiêu Phong
      À, cái bạn lấy chồng khi hết lớp 12 đó của Tiêu mỗ thì bạn ấy giờ hoành lắm. Đi lại bằng xế hộp có chữ Acura, còn chồng bạn ấy thì S500.
       
      Ánh mắt bạn ấy thì tươi khi kể chuyện con trai lái xe cho mẹ, được người bàng quan khen có chú phi công trẻ nhỉ, bọn Tiêu mỗ mới là người cúi xuống ngắm bàn chân mình bác Chuồn ạ. Khà khà khà .....
  • Tiểu Cô Cô
    Tiêu Phong   21:29 28-04-2011 May là bác em không lấy fải đàn ông VN  chả biết may hay rủi...hehe...may vì như ý Tiêu huynh nói...rủi vì...hok vào hang Hùm sao biết hùm dữ nhỉ...
    • Tiêu Phong
      Chiến thắng thuộc về người dũng cảm mà bạn già.
  • VINH
    • VINH

    • 06:06 28 thg 4 2011


    Lần này thì em muốn còm thơ:-). Đọc thơ này nhớ chuyện của Nguyễn Thị Ngọc Tư.
    Tưởng tượng ra một ngày, muốn làm 1 bài thơ cũng phải trình ý tưởng và phương pháp... lên 1 cơ quan chức năng nào đấy thì chán nhỉ?
    • Tiêu Phong
      Chuyện có lạ đâu em. VN đã từng có chuyện đấy rồi đấy. Nhân văn giai phẩm thời trước ấy. Ai dám chắc lịch sử không lặp lại đâu.
  • holan646
    Nói thật là Đàn ông VN chán lắm,  chán từ lúc đang còn là con nít như HS của tui. Trời ơi, người thì cao to ,ăn thủng bát nát nồi mà học thì dốt mà nhác như đang mang bệnh nặng trong người. Nhìn xa hơn thì toàn thấy đàn ông thất học nhiều như lá mùa thu toàn lê la đề đóm ăn bám vợ là nhiều. Đàn ông có học tý chút thì hợm hĩnh lưu manh giả danh trí thức toàn lừa đảo buôn quan bán bạn bè lấy tiền...!
    • Tiêu Phong
      May là bác em không lấy fải đàn ông VN
  • NamCua
    Mà đâu có phải là đi lấy chồng cho cam. Bán tấm thân và cuộc đời làm kiếp vợ hờ thì có, chứ đâu phải làm vợ như người ta, bởi ngôn ngữ chẳng có, nghề nghiệp cũng không, chẳng qua là đi làm người hầu cho người thiên hạ lấy tiền cứu đói gia đình cha mẹ. Đọc chuyện thời xưa thì ca ngợi nàng Kiều, tố cáo chế độ bất công để đến nỗi Kiều bán mình chuộc cha, còn thời nay thì sao? Có bao nhiêu nàng Kiều đã phải làm chuyện đó mà chẳng thấy ghi vào sử sách để truyền dạy cho con cháu sau này lên tiếng mà tố cáo chế độ. Hoan nghênh tác giả bài thơ đã viết lên sự thật: " Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất, Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa"
    • Tiêu Phong
      Vâng chị ạ. Lấy chồng đi máy bay. Hồi hương cũng máy bay, nhưng đựng trong lọ tro. Mả bố mấy thằng Hàn xẻng.
  • tieuthi
    Bài thơ nầy có gì đụng chạm ghê gớm đâu mà họ phải làm vậy nhở ? Chả hiểu 
    • Tiêu Phong
      Biết chết liền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét