Cồ Nam Vệ, năm Chính Sản thứ 67, đời Vệ Kính Vương.
Lúc này đã là mùa Thu, tiết trời dịu mát, gió đã phất phơ hơi heo may mỗi lúc đêm xuống. Nhưng lại nóng nơi hàng trà quán tửu. Sức nóng của lòng người trông ngóng về vận nước.
Cựu Vương dời nhiệm, để lại 1 chính sự đầy bất ổn. Ngài khi đương nhiệm cũng chẳng để lại điều gì to tát cho đất nước cả, ngoài việc làm ngơ cho bọn Khựa lấy tài nguyên đất Tây Nguyên, chỉ đào lên mà bán. Rẻo cao biên thùy hàng ngàn km với Khựa bị dời mốc quốc gia lùi sâu vào nội địa Nam Vệ, nhưng lại được bộ Ngoại tuyên lên như thắng lợi quốc gia. Thác bản Giốc miền biên viễn Cao Bằng bị Khựa lấy mất phân nửa, đảo Cát Vàng bị lấy mất hoàn toàn, đảo Cát Dài 3 phần giữ được 2, hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và dành cho an ninh quốc gia bị đem cho thuê, 2/3 số thuê là từ bọn Khựa sang...
Năm ấy tiếng khóc váng trời 1 vùng biển miền Trung, bởi ngư dân bị bọn Khựa bắt cóc đòi tiền chuộc. Triều đình nghị họp ra đối sách, nhưng Tuyên nghị đại thần họ To, tên Như Thế khuyên cáo rằng, không nên chỉ đích danh Khựa, gọi là nước lạ, và tàu cướp đó, gọi là tàu lạ. Tuyên nghị đại thần To Như Thế lo cho triều Chính Sản của Cồ Nam Vệ, lại thêm nỗi lo chung về mối hữu hảo với Chính Sản của nhà Khựa với 4 tốt, 16 chữ vàng, nên ra sức can gián, cuối cùng bọn lạ vẫn được tiền chuộc, chuyển thẳng vào tài khoản Khựa, chẳng còn lạ nữa. Bốn tốt, 16 chữ vàng với cái lưỡi bò la liếm hết biển Đông, thể hiện thiện chí của Chính Sản Khựa với Chính Sản Cồ Nam Vệ.
Cựu Vương dời nhiệm nhưng bù lại, sức khỏe trời phú răng chắc khu bền, lấy vợ tre trẻ. Nghĩ công lao ngài, triều đình xây cho ngài tại nơi Tây Hồ 1 cư dinh an lão cũng bề thế, giá trị sơ tính cũng vài ngàn tỷ ngân lượng cho duỗi gân cốt tuổi chiều xế bóng với tân nương. Tân nương tử cựu Vương cũng từng là đại thần Quốc vụ Viện, tài kinh doanh buôn bán. Chuyện đồn đãi nơi phố phường rằng, gặp ngày khó khăn, nương tử khóc lóc, cựu Vương vì thương vợ mà đồng ý cho thế chấp ở tiền trang cái cư dinh bên bờ Tây Hồ gió lộng ấy. Ấy cũng chuyện đồn thổi, cứ chép hầu vui nơi bạn đọc mà thôi.
Lại nói chuyện tân Kính Vương tiếp nhiệm. Nhà Chính Sản vốn vẫn sợ chuyện quyền lực 1 tay dễ bề thao túng, nên chủ trương mà chia đều cho các đại thần. Nhà Chính Sản lập nên Toàn Chân phái, treo ảnh râu xồm Tây phương làm chủ, lấy lý luận '' Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại '' làm kim chỉ nam, lại phong thánh cho Tiên đế để giương cao ngọn cờ chính giáo, thu nạp đệ tử tính quãng 3 triệu người, gọi là nòng cốt, tuyển chọn ngặt nghèo theo thành phần xuất thân, lý lịch 3, 4 đời. Trong số đó, lại chọn ra 175 cá nhân xuất chúng hơn cả mà cử vào các vị trí cốt cán của giáo phái, lại từ đó mà định ra các chức, các việc. Lại bầu tiếp ra các Chính nghị đại thần cùng lo quản việc việc triều chính, gồm 14 vị, gọi là Chính mật Viện. Chính mật Viện chủ trương mọi sự trên cơ sở quyền lực bình đẳng chia đều, lấy thống nhất toàn giáo để bảo vệ chế độ. Nội bộ bảo ban nhau, giữ uy tín cho Toàn Chân giáo chứ nhất quyết không để bọn dân ngu khu đen được phép mà can luận...
Trong tứ trụ triều đình, Bắc Vương thường đứng đầu Chính mật Viện, cũng là giáo chủ Toàn Chân. Nam Vương vị trí thứ 2, tuy vẫn gọi Chủ tịch, nhưng quyền thực thì không phải. Thứ 3 là chủ trì Quốc vụ Viện, chuyên quản việc lập pháp, thứ 4 là Tể tướng, điều hành các Bộ và bổ nhiệm các Thượng thư.
Năm Chính sản thứ 66, Bắc Kính Vương lên ngôi. Định lệ chia quyền với Nam Vương, lại cắt cử chủ trì Quốc vụ Viện họ Sành tên Điệu, Uy Vũ tể tướng vẫn nguyên chức như từ thời trước. Nguyên tể tướng đời trước tên Tấu, cũng muốn gồm thâu quyền lực, nên đã sắp xếp để Uy Vũ tể tướng kế nhiệm, rồi thực thi theo sách lược đã định trước. Theo pháp chế đã được định sẵn từ thời Tiên đế, thì bộ Hình, bộ Binh, bộ Ngoại thuộc quyền Nam Vương, đồng thời chủ trì việc hành pháp, Quốc vụ Viện xử lý việc lập pháp và giám sát theo dõi các Bộ, tể tướng đương việc điều hành kinh tế và hoạt động của các Bộ, giáo chủ Toàn Chân giáo ngôi thượng tối cao, dưới quyền giúp việc có các Ban như Ban Kinh tài, Ban Cử sự, Ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo, đứng đầu toàn các đại thần Nghị chính cả.
Toàn Chân giáo vốn vẫn muốn có thực lực kinh tài riêng để mà hoạt động, nên định bổ ra nhiều ban, ngành thuộc giáo, hoạt động như 1 thể chế song hành với các Bộ do tể tướng điều hành. Nhưng dưới thời Uy Vũ tể tướng thì lại không hẳn thế. Cựu Vương vốn được coi là ôn hòa giữa các thế lực, nên giữ vững 2 nhiệm kỳ, nhưng cũng để cho các ban, ngành thuộc nội của Toàn Chân giáo suy yếu. Các bộ trước do Nam Vương quản chế như bộ Hình, bộ Binh, bộ Ngoại thì nay do tể tướng nắm về, nên thời Uy Vũ tể tướng, các tướng quân được sắc phong mọc như sao đêm trời hạ. Ra ngõ gặp quan, về nhà đụng tướng.
Ban Kinh tài giải tán. Toàn Chân giáo còn lại 3 ban chủ chốt. Ban Cử sự, vốn trước là nơi đánh cờ, điều binh khiển tướng cho triều đình, nay chỉ còn chức năng tham vấn về điều lệ giáo phái, vì bổ nhiệm sắc phong các chức việc đã đều do tể tướng định liệu cả rồi, có bộ Nội vụ giúp việc bày cờ. Ban Kiểm tra, trước cũng uy trời lệch đất, nay cũng chỉ còn chức năng kiểm điểm sai phạm các giáo đồ chức việc, bởi không có chức năng bày cờ lẫn đánh cờ, chỉ là các giáo đồ làm sai thì chiểu theo giáo quy mà trừng phạt thôi, nhưng nếu 1 trong các Chính nghị đại thần mà bỏ nhỏ, thì lớn cũng thành bé, bé thành chả có gì. Giữ gìn uy tín cho giáo mà.
Lại nói đến ban cuối cùng, là ban Tuyên giáo. Chủ trì ban này là To thượng thư, tên chữ là Như Thế. Ban này phụ trách việc tinh thần cho giáo chúng và định hướng tư tưởng cho toàn dân, trách nhiệm lớn lắm. Bảo toàn thể chế, cũng do tư tưởng. Định hướng sách lược, cũng tại tư duy. Nên việc giữ phần hồn của Toàn Chân, không do ban này không xong. Giữ được hồn đã, xác gửi nơi đâu tính sau, thậm chí mượn xác cũng được, miễn không gửi hồn. Qua bao đời chủ trì, đến thời nhậm sự của To Như Thế thượng thư, cái nhiễu nhương thế sự càng lắm. Bọn văn nhân mặc khách, vốn xưa đã là cựu thù của thể chế. Cái bọn suốt ngày bầu rượu túi thơ, mở miệng là văng mạng, lại hay ăn quàng nói xọ, dễ làm lay động bọn quần chúng chỉ biết cắm mặt cho đất, bán mông cho giời, hiểu biết không qua ngọn cỏ như đờn bà đái ngồi, thì chí nguy, thậm là thậm chí nguy. Thế nên, xưa đã phải dằn mặt bằng '' Nhân văn giai phẩm '', thì nay lại càng phải lưu tâm mà chỉnh ý.
Thế nhưng, vẫn biết trách trọng thì lớn, nhưng thế sự đổi thay, nguyên cái việc giữ sao cho tư tưởng của giáo chúng lẫn bọn thảo dân không lệch ra khỏi định hướng của Toàn Chân phái đã là khó lắm rồi, đã là việc phải đối phó hàng ngày rồi, nói gì đến việc an dân bằng tư tưởng. Xoay xỏa mãi hơn 20 năm, mấy đời trị nhiệm qua các Vương triều, Chính Sản tuy vẫn giữ, nhưng làm thế nào để an trí dân tình bằng '' định hướng XHCN '' của nền kinh tế, và '' pháp quyền XHCN '' của trị nước, thì không làm sao mà làm cho nổi.
To thượng thư có 1 nữ tử, tài sắc mức trung trung. Ngày nọ nằm mơ, thấy Quỷ cốc tử tiên sinh giáng mộng, phán rằng nữ tử có thể làm to. Ngài giữ trọng trách về tư tưởng toàn dân, cũng biết điều hơn lẽ thiệt, nhưng nữ tử đương xuân, lại là tinh cha huyết mẹ, nên cũng tặc lưỡi mà ừ, để nữ tử giữ trọng nhiệm 1 doanh nghiệp thuộc hàng quả đấm thép. Tin đồn nhanh như gió thổi ngày bão lớn. To nữ tử, tên chữ là Linh Hương, được biết đến như 1 nhân tài mới mọc của Nam Vệ ở tuổi còn rất trẻ, mới ngoài đôi mươi. Chuyện chưa được bao lâu, lại có tin To nữ tử đã từ nhiệm. Nơi hàng quán nọ, có kẻ phàm phu ngồi uống rượu mà kể chuyện cho đám tục tử rằng: To nữ tử tuổi còn trẻ mà đảm nhiệm chức cao, có gì mà phải ngồi lê đôi mách ??? Hãy hỏi nữ tử tuổi còn trẻ thế, lấy ngân lượng châu xuyến ở đâu để mà mua ngân phiếu, giữ chức vụ cao ??? Kẻ nọ nghe thế, bèn đánh bạo hỏi phàm phu kia rằng:
- Túc hạ tiên sinh trí ở cao xanh, lòng gửi biển biếc, hiểu biết sâu rộng như thăm thẳm núi xanh, vậy cho tại hạ hỏi 1 câu, được chăng ???
Phàm phu bèn đáp:
- Phàm ở đời, kính nhân mời rượu, kính sỹ mời cơm. Ta tuy chẳng được như lời các hạ nói, cũng xin rửa tai hầu chuyện, duy chỉ xin các hạ 1 chung rượu nữa mà thôi.
Kẻ nọ nghe thế, lập tức rót rượu, hai tay bưng lên rất chiều cung kính, rồi hỏi:
- Vậy theo túc hạ, Linh Hương cô nương có gì mà phải từ nhiệm. Tuổi trẻ tài cao, tuy khó nhưng không phải không thể. Tuổi trẻ chưa có tiền, thì cha mẹ lưu dung, cô dì giúp đỡ, có nhọc gì đâu ???
Phàm phu cười lớn, rung cả mái tranh rồi nói:
- Các hạ nói đúng, chẳng sai chẳng sai. Thế nên đã có Linh Hương, thì nếu không biết, cũng thành Linh Trưởng. Nói rồi phất tay đứng dậy, rũ áo bỏ đi, bước đi nhẹ nhàng phiêu dật mà như bay như biến, duy tiếng cười vẫn còn ở lại. Chỗ ngồi của phàm phu nọ, còn nguyên hình chiếc mai rùa. Mọi người tá hỏa mới biết, hóa là Quỷ cốc tiên sinh hiển thánh.
Nam Vệ đời Kính Vương, còn có chuyện về thượng thư bộ Vận.
Bộ Vận sau bao biến thiên, xuất đầu tân thượng thư. Tân thượng thư họ Điên, tên chữ là Luyên Thuyên, tự là Tặc. Điên thượng thư xuất thân nha lại làm sổ sách, sau có khiếu văn nghệ, được điều chuyển giữ việc mua vui đoàn thể. Ngài nổi tiếng gấu ó, quân cán sợ 1 phép. Ngài trảm tướng tại trận, thách đấu có thưởng với nha lại dưới quyền, hô hào đi ngựa công bỏ ngựa tư, lại ra tuyên buộc cấm các nha lại chơi golf, đòi quan thái thú kinh thành đổi giờ làm việc của các nha lại, công sai, khơi dậy lòng yêu nước của thảo dân bằng cách đóng phí lưu vận... Có lẽ trong các đại thần triều Chính Sản, ngài là kẻ mạnh miệng lớn gan nhất. Cũng phải thôi, mạnh vì gạo, bạo vì tiền là cái lẽ đương nhiên.
Đầu Thu năm Chính Sản thứ 67, lòng dân hoang mang đã lên mức cùng cực. Chuyện của các Nghị chính đại thần lan khắp các hang cùng ngõ hẻm. Kính Vương lòng thấy âu sầu lắm, bèn nghị họp với Nam Vương, quyết điều chuyển thế cục, gom thâu lại quyền lực mà chỉnh đốn Toàn Chân, ngõ hầu giữ gìn thể chế. Khắp các nơi nơi, từ chốn kinh sư hoa lệ đến nơi điền thảo thôn dã, ai ai cũng tán bàn chuyện nghị sự cấp cao. Kẻ đồn người đoán, không ra sao mà biết tường cho đặng. Nơi thôn quê, chốn thị thành, câu thơ đầy hình ảnh lãng mạn của 1 nhân sỹ từng 1 thời giữ chức thượng thư bộ Lại được cất lên từ cửa miệng kẻ thôn phu đến bậc học sỹ:
'' Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy ''
Họ khăng khăng chắc chắn, có kẻ ra đi và rụng rơi sa số các chức việc, theo kiểu xóa cờ đánh ván mới của hội nghị Toàn Chân 6. Đúng sai chẳng rõ, nhưng điều đó đủ biết lòng dân đã ly tán và chán chường rất nhiều.
Duy chỉ có kẻ sỹ trong am sâu, gieo quẻ bốc phệ mà nhìn ra vạn kiếp, thì nói rằng: Cũng chỉ là phân chia lại mà thôi. Điền phu thôn dã cho chí học sỹ kinh kỳ, nghe thế mà thở than...
Chuyện Nam Vệ, xin để hồi sau kể tiếp ...
Lúc này đã là mùa Thu, tiết trời dịu mát, gió đã phất phơ hơi heo may mỗi lúc đêm xuống. Nhưng lại nóng nơi hàng trà quán tửu. Sức nóng của lòng người trông ngóng về vận nước.
Cựu Vương dời nhiệm, để lại 1 chính sự đầy bất ổn. Ngài khi đương nhiệm cũng chẳng để lại điều gì to tát cho đất nước cả, ngoài việc làm ngơ cho bọn Khựa lấy tài nguyên đất Tây Nguyên, chỉ đào lên mà bán. Rẻo cao biên thùy hàng ngàn km với Khựa bị dời mốc quốc gia lùi sâu vào nội địa Nam Vệ, nhưng lại được bộ Ngoại tuyên lên như thắng lợi quốc gia. Thác bản Giốc miền biên viễn Cao Bằng bị Khựa lấy mất phân nửa, đảo Cát Vàng bị lấy mất hoàn toàn, đảo Cát Dài 3 phần giữ được 2, hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và dành cho an ninh quốc gia bị đem cho thuê, 2/3 số thuê là từ bọn Khựa sang...
Năm ấy tiếng khóc váng trời 1 vùng biển miền Trung, bởi ngư dân bị bọn Khựa bắt cóc đòi tiền chuộc. Triều đình nghị họp ra đối sách, nhưng Tuyên nghị đại thần họ To, tên Như Thế khuyên cáo rằng, không nên chỉ đích danh Khựa, gọi là nước lạ, và tàu cướp đó, gọi là tàu lạ. Tuyên nghị đại thần To Như Thế lo cho triều Chính Sản của Cồ Nam Vệ, lại thêm nỗi lo chung về mối hữu hảo với Chính Sản của nhà Khựa với 4 tốt, 16 chữ vàng, nên ra sức can gián, cuối cùng bọn lạ vẫn được tiền chuộc, chuyển thẳng vào tài khoản Khựa, chẳng còn lạ nữa. Bốn tốt, 16 chữ vàng với cái lưỡi bò la liếm hết biển Đông, thể hiện thiện chí của Chính Sản Khựa với Chính Sản Cồ Nam Vệ.
Cựu Vương dời nhiệm nhưng bù lại, sức khỏe trời phú răng chắc khu bền, lấy vợ tre trẻ. Nghĩ công lao ngài, triều đình xây cho ngài tại nơi Tây Hồ 1 cư dinh an lão cũng bề thế, giá trị sơ tính cũng vài ngàn tỷ ngân lượng cho duỗi gân cốt tuổi chiều xế bóng với tân nương. Tân nương tử cựu Vương cũng từng là đại thần Quốc vụ Viện, tài kinh doanh buôn bán. Chuyện đồn đãi nơi phố phường rằng, gặp ngày khó khăn, nương tử khóc lóc, cựu Vương vì thương vợ mà đồng ý cho thế chấp ở tiền trang cái cư dinh bên bờ Tây Hồ gió lộng ấy. Ấy cũng chuyện đồn thổi, cứ chép hầu vui nơi bạn đọc mà thôi.
Lại nói chuyện tân Kính Vương tiếp nhiệm. Nhà Chính Sản vốn vẫn sợ chuyện quyền lực 1 tay dễ bề thao túng, nên chủ trương mà chia đều cho các đại thần. Nhà Chính Sản lập nên Toàn Chân phái, treo ảnh râu xồm Tây phương làm chủ, lấy lý luận '' Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại '' làm kim chỉ nam, lại phong thánh cho Tiên đế để giương cao ngọn cờ chính giáo, thu nạp đệ tử tính quãng 3 triệu người, gọi là nòng cốt, tuyển chọn ngặt nghèo theo thành phần xuất thân, lý lịch 3, 4 đời. Trong số đó, lại chọn ra 175 cá nhân xuất chúng hơn cả mà cử vào các vị trí cốt cán của giáo phái, lại từ đó mà định ra các chức, các việc. Lại bầu tiếp ra các Chính nghị đại thần cùng lo quản việc việc triều chính, gồm 14 vị, gọi là Chính mật Viện. Chính mật Viện chủ trương mọi sự trên cơ sở quyền lực bình đẳng chia đều, lấy thống nhất toàn giáo để bảo vệ chế độ. Nội bộ bảo ban nhau, giữ uy tín cho Toàn Chân giáo chứ nhất quyết không để bọn dân ngu khu đen được phép mà can luận...
Trong tứ trụ triều đình, Bắc Vương thường đứng đầu Chính mật Viện, cũng là giáo chủ Toàn Chân. Nam Vương vị trí thứ 2, tuy vẫn gọi Chủ tịch, nhưng quyền thực thì không phải. Thứ 3 là chủ trì Quốc vụ Viện, chuyên quản việc lập pháp, thứ 4 là Tể tướng, điều hành các Bộ và bổ nhiệm các Thượng thư.
Năm Chính sản thứ 66, Bắc Kính Vương lên ngôi. Định lệ chia quyền với Nam Vương, lại cắt cử chủ trì Quốc vụ Viện họ Sành tên Điệu, Uy Vũ tể tướng vẫn nguyên chức như từ thời trước. Nguyên tể tướng đời trước tên Tấu, cũng muốn gồm thâu quyền lực, nên đã sắp xếp để Uy Vũ tể tướng kế nhiệm, rồi thực thi theo sách lược đã định trước. Theo pháp chế đã được định sẵn từ thời Tiên đế, thì bộ Hình, bộ Binh, bộ Ngoại thuộc quyền Nam Vương, đồng thời chủ trì việc hành pháp, Quốc vụ Viện xử lý việc lập pháp và giám sát theo dõi các Bộ, tể tướng đương việc điều hành kinh tế và hoạt động của các Bộ, giáo chủ Toàn Chân giáo ngôi thượng tối cao, dưới quyền giúp việc có các Ban như Ban Kinh tài, Ban Cử sự, Ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo, đứng đầu toàn các đại thần Nghị chính cả.
Toàn Chân giáo vốn vẫn muốn có thực lực kinh tài riêng để mà hoạt động, nên định bổ ra nhiều ban, ngành thuộc giáo, hoạt động như 1 thể chế song hành với các Bộ do tể tướng điều hành. Nhưng dưới thời Uy Vũ tể tướng thì lại không hẳn thế. Cựu Vương vốn được coi là ôn hòa giữa các thế lực, nên giữ vững 2 nhiệm kỳ, nhưng cũng để cho các ban, ngành thuộc nội của Toàn Chân giáo suy yếu. Các bộ trước do Nam Vương quản chế như bộ Hình, bộ Binh, bộ Ngoại thì nay do tể tướng nắm về, nên thời Uy Vũ tể tướng, các tướng quân được sắc phong mọc như sao đêm trời hạ. Ra ngõ gặp quan, về nhà đụng tướng.
Ban Kinh tài giải tán. Toàn Chân giáo còn lại 3 ban chủ chốt. Ban Cử sự, vốn trước là nơi đánh cờ, điều binh khiển tướng cho triều đình, nay chỉ còn chức năng tham vấn về điều lệ giáo phái, vì bổ nhiệm sắc phong các chức việc đã đều do tể tướng định liệu cả rồi, có bộ Nội vụ giúp việc bày cờ. Ban Kiểm tra, trước cũng uy trời lệch đất, nay cũng chỉ còn chức năng kiểm điểm sai phạm các giáo đồ chức việc, bởi không có chức năng bày cờ lẫn đánh cờ, chỉ là các giáo đồ làm sai thì chiểu theo giáo quy mà trừng phạt thôi, nhưng nếu 1 trong các Chính nghị đại thần mà bỏ nhỏ, thì lớn cũng thành bé, bé thành chả có gì. Giữ gìn uy tín cho giáo mà.
Lại nói đến ban cuối cùng, là ban Tuyên giáo. Chủ trì ban này là To thượng thư, tên chữ là Như Thế. Ban này phụ trách việc tinh thần cho giáo chúng và định hướng tư tưởng cho toàn dân, trách nhiệm lớn lắm. Bảo toàn thể chế, cũng do tư tưởng. Định hướng sách lược, cũng tại tư duy. Nên việc giữ phần hồn của Toàn Chân, không do ban này không xong. Giữ được hồn đã, xác gửi nơi đâu tính sau, thậm chí mượn xác cũng được, miễn không gửi hồn. Qua bao đời chủ trì, đến thời nhậm sự của To Như Thế thượng thư, cái nhiễu nhương thế sự càng lắm. Bọn văn nhân mặc khách, vốn xưa đã là cựu thù của thể chế. Cái bọn suốt ngày bầu rượu túi thơ, mở miệng là văng mạng, lại hay ăn quàng nói xọ, dễ làm lay động bọn quần chúng chỉ biết cắm mặt cho đất, bán mông cho giời, hiểu biết không qua ngọn cỏ như đờn bà đái ngồi, thì chí nguy, thậm là thậm chí nguy. Thế nên, xưa đã phải dằn mặt bằng '' Nhân văn giai phẩm '', thì nay lại càng phải lưu tâm mà chỉnh ý.
Thế nhưng, vẫn biết trách trọng thì lớn, nhưng thế sự đổi thay, nguyên cái việc giữ sao cho tư tưởng của giáo chúng lẫn bọn thảo dân không lệch ra khỏi định hướng của Toàn Chân phái đã là khó lắm rồi, đã là việc phải đối phó hàng ngày rồi, nói gì đến việc an dân bằng tư tưởng. Xoay xỏa mãi hơn 20 năm, mấy đời trị nhiệm qua các Vương triều, Chính Sản tuy vẫn giữ, nhưng làm thế nào để an trí dân tình bằng '' định hướng XHCN '' của nền kinh tế, và '' pháp quyền XHCN '' của trị nước, thì không làm sao mà làm cho nổi.
To thượng thư có 1 nữ tử, tài sắc mức trung trung. Ngày nọ nằm mơ, thấy Quỷ cốc tử tiên sinh giáng mộng, phán rằng nữ tử có thể làm to. Ngài giữ trọng trách về tư tưởng toàn dân, cũng biết điều hơn lẽ thiệt, nhưng nữ tử đương xuân, lại là tinh cha huyết mẹ, nên cũng tặc lưỡi mà ừ, để nữ tử giữ trọng nhiệm 1 doanh nghiệp thuộc hàng quả đấm thép. Tin đồn nhanh như gió thổi ngày bão lớn. To nữ tử, tên chữ là Linh Hương, được biết đến như 1 nhân tài mới mọc của Nam Vệ ở tuổi còn rất trẻ, mới ngoài đôi mươi. Chuyện chưa được bao lâu, lại có tin To nữ tử đã từ nhiệm. Nơi hàng quán nọ, có kẻ phàm phu ngồi uống rượu mà kể chuyện cho đám tục tử rằng: To nữ tử tuổi còn trẻ mà đảm nhiệm chức cao, có gì mà phải ngồi lê đôi mách ??? Hãy hỏi nữ tử tuổi còn trẻ thế, lấy ngân lượng châu xuyến ở đâu để mà mua ngân phiếu, giữ chức vụ cao ??? Kẻ nọ nghe thế, bèn đánh bạo hỏi phàm phu kia rằng:
- Túc hạ tiên sinh trí ở cao xanh, lòng gửi biển biếc, hiểu biết sâu rộng như thăm thẳm núi xanh, vậy cho tại hạ hỏi 1 câu, được chăng ???
Phàm phu bèn đáp:
- Phàm ở đời, kính nhân mời rượu, kính sỹ mời cơm. Ta tuy chẳng được như lời các hạ nói, cũng xin rửa tai hầu chuyện, duy chỉ xin các hạ 1 chung rượu nữa mà thôi.
Kẻ nọ nghe thế, lập tức rót rượu, hai tay bưng lên rất chiều cung kính, rồi hỏi:
- Vậy theo túc hạ, Linh Hương cô nương có gì mà phải từ nhiệm. Tuổi trẻ tài cao, tuy khó nhưng không phải không thể. Tuổi trẻ chưa có tiền, thì cha mẹ lưu dung, cô dì giúp đỡ, có nhọc gì đâu ???
Phàm phu cười lớn, rung cả mái tranh rồi nói:
- Các hạ nói đúng, chẳng sai chẳng sai. Thế nên đã có Linh Hương, thì nếu không biết, cũng thành Linh Trưởng. Nói rồi phất tay đứng dậy, rũ áo bỏ đi, bước đi nhẹ nhàng phiêu dật mà như bay như biến, duy tiếng cười vẫn còn ở lại. Chỗ ngồi của phàm phu nọ, còn nguyên hình chiếc mai rùa. Mọi người tá hỏa mới biết, hóa là Quỷ cốc tiên sinh hiển thánh.
Nam Vệ đời Kính Vương, còn có chuyện về thượng thư bộ Vận.
Bộ Vận sau bao biến thiên, xuất đầu tân thượng thư. Tân thượng thư họ Điên, tên chữ là Luyên Thuyên, tự là Tặc. Điên thượng thư xuất thân nha lại làm sổ sách, sau có khiếu văn nghệ, được điều chuyển giữ việc mua vui đoàn thể. Ngài nổi tiếng gấu ó, quân cán sợ 1 phép. Ngài trảm tướng tại trận, thách đấu có thưởng với nha lại dưới quyền, hô hào đi ngựa công bỏ ngựa tư, lại ra tuyên buộc cấm các nha lại chơi golf, đòi quan thái thú kinh thành đổi giờ làm việc của các nha lại, công sai, khơi dậy lòng yêu nước của thảo dân bằng cách đóng phí lưu vận... Có lẽ trong các đại thần triều Chính Sản, ngài là kẻ mạnh miệng lớn gan nhất. Cũng phải thôi, mạnh vì gạo, bạo vì tiền là cái lẽ đương nhiên.
Đầu Thu năm Chính Sản thứ 67, lòng dân hoang mang đã lên mức cùng cực. Chuyện của các Nghị chính đại thần lan khắp các hang cùng ngõ hẻm. Kính Vương lòng thấy âu sầu lắm, bèn nghị họp với Nam Vương, quyết điều chuyển thế cục, gom thâu lại quyền lực mà chỉnh đốn Toàn Chân, ngõ hầu giữ gìn thể chế. Khắp các nơi nơi, từ chốn kinh sư hoa lệ đến nơi điền thảo thôn dã, ai ai cũng tán bàn chuyện nghị sự cấp cao. Kẻ đồn người đoán, không ra sao mà biết tường cho đặng. Nơi thôn quê, chốn thị thành, câu thơ đầy hình ảnh lãng mạn của 1 nhân sỹ từng 1 thời giữ chức thượng thư bộ Lại được cất lên từ cửa miệng kẻ thôn phu đến bậc học sỹ:
'' Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy ''
Họ khăng khăng chắc chắn, có kẻ ra đi và rụng rơi sa số các chức việc, theo kiểu xóa cờ đánh ván mới của hội nghị Toàn Chân 6. Đúng sai chẳng rõ, nhưng điều đó đủ biết lòng dân đã ly tán và chán chường rất nhiều.
Duy chỉ có kẻ sỹ trong am sâu, gieo quẻ bốc phệ mà nhìn ra vạn kiếp, thì nói rằng: Cũng chỉ là phân chia lại mà thôi. Điền phu thôn dã cho chí học sỹ kinh kỳ, nghe thế mà thở than...
Chuyện Nam Vệ, xin để hồi sau kể tiếp ...
đọc cái còm của cậu bên nhà tớ ,cả buổi chiều nay tớ cứ anh ách trong người...nó tức tức tn ấy !!!khó chịu chết đi dc...trời ơi! tức!! thù này nhất định fải trả!!
Jen chỉ biết Tiêu Phong làm Minh chủ cái bang thôi à. Cho Jen gia nhập cái bang với nha.
Biết làm sao được ??
ta chỉ là dân đen
CHịu vô vàn áp bức
Đói khát sống qua ngày
Thì lấy đâu hào khí
Chống chọi với cường hào
Cùng bè lũ quan tham???????