Tôi tự hỏi mình về thể chế, về niềm tin không biết bao nhiêu lần. Tôi không thích tư duy u ám về đất nước, vì vậy tôi biết trong thâm tâm, trong sự sâu thẳm của lòng mình, tôi mong muốn về 1 sự thay đổi, 1 sự thay đổi căn bản, có gốc rễ, dù rằng, hàng ngày, những điều diễn ra vẫn luôn mang lại những suy nghĩ đầy bất ổn và những thái độ bàng quan.
Tôi không phải doanh nhân, cũng không phải công chức. Tôi chỉ là 1 người làm thiết kế như bao người khác. Sự quan tâm đến thế sự cũng xuất phát từ những ngày làm công tác tư vấn. Nó đòi hỏi sự hiểu biết nhất định, nếu không nói là rộng, dù chưa phải là sâu sắc, về hệ thống chính quyền và cách mà xã hội vận động theo thể chế đó. Dù muốn dù không, dù chẳng bằng lòng, dù ngang tai trái mắt, với gánh nặng đồng lần và trách nhiệm làm người, cũng chẳng thể đứng bên lề cuộc sống được.
Bởi, vẫn còn đó sự mưu sinh. Sự mưu cầu với đầy đủ những yếu tố đòi hỏi về vật chất đắp đổi cho cuộc sống.
Đất nước với 90 triệu dân, được lãnh đạo bởi 1 tập đoàn có 3 triệu thành viên và 175 thành phần cốt cán, với 14 cá nhân chia nhau trách nhiệm và quyền lực để nắm giữ vận mệnh đất nước, kinh bang tế thế. Mỗi kỳ đại hội, sự xôn xao nơi hàng quán, góc chợ hay công sở về các vị trí thường chiếm giữ khối lượng lớn các cuộc đàm luận. Người ta quan tâm vì cái gì ??? Vì các vị trí sẽ ảnh hưởng thế nào đến công cuộc làm ăn, đến tương lai... Biết để còn lo điều chỉnh. Biết để còn lo mà '' bơm, vá '', đặng mà thuận cho công việc sau này.....
Cơn trồi sụt và động kinh của nền kinh tế đất nước mấy năm qua, với hậu quả ra đường của nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh và những quả đấm thép được định hướng XHCN là kinh tế chủ đạo đã để lại hậu quả như thế nào, thì ai cũng đã rõ. Đi đâu cũng thấy người ta bàn, người ta tán về cái Hội nghị TW 6 vừa rồi. Người ta tán về 1 sự thay đổi, về hy vọng 1 nhân vật sẽ ra đi, thậm chí người ta đồn thổi về 1 sự mặc cả giữa nhân vật trung tâm của hy vọng ra đi với các nhân vật còn lại...
Chả ai biết nghị sự ra sao. Kín bưng cho đến 1 ngày chữ đăng báo kín đặc mấy trang. À, đọc thì thấy có đề nghị nhận kỷ luật, nhưng TW chỉ ghi nhận điều đó thôi. Để bảo vệ uy tín của Đảng, không kỷ luật ai cả. À, có nêu vấn đề các đồng chí đương chức và nguyên chức để vợ con có vấn đề, gây bất ổn nội bộ, gây oán thán trong dân. À, cũng có nói các đồng chí đề bạt con cái lên chức vụ cao mà không qua thử thách, rèn luyện và dựa trên cơ sở năng lực... Và, vẫn thế thôi.
Ai vẫn nguyên đấy. Cái hình ảnh 1 đồng chí ngồi gõ gõ bàn tay khi nghe Quốc hội tuyên đọc không kỷ luật đồng chí nào khi xảy ra vụ con thuyền đắm Vinashink giờ lại hiện về. Câu chuyện bây giờ có lẽ là chia lại chiếc bánh quyền lực. Tứ đại danh bộ chia lại lãnh địa quản lý. Tập đoàn phải giữ vẹn uy tín với thống nhất cao, chắc là xấu chàng thì hổ ai ???
Vị trí vẫn thế nhưng tước bớt công cụ hỗ trợ, thượng phương bảo kiếm giờ không giao cho 1 người nữa. Trước có Ban tài chính quản trị TW, giải tán, giờ lập lại Ban Kinh tế TW, tức là CP chẳng phải giữ vị thế độc tôn về phát triển kinh tế đất nước nữa, chia bớt cho tập đoàn. CP cũng chẳng giữ vị trí độc quyền chống tham nhũng nữa, để cái đó cho Ban Nội chính TW (vừa được tái lập) quản. Bộ Hình, Bộ Binh, Bộ Ngoại giao về cho Chủ tịch. Lại lăn tăn nghĩ vớ nghĩ vẩn: Sao không đòi nốt cái cơ quan Thanh tra về luôn đi cho nó gọn bạc ???
Trước, tôi vẫn nghĩ về những người được phong tướng với suy nghĩ tích cực. Bởi hiếm. Nhẽ đương nhiên, cái gì hiếm mới quý. Vài năm trở lại đây, sểnh ra thấy tướng. Bộ Hình, bộ Binh đầy tướng. Cục phó cũng tướng, tổng cục phó cũng tướng rồi. Nhiều, nhan nhản nên nhẽ là nhàm. Vì sao thế, chắc chẳng ai lạ.
Nhưng cứ lăn tăn: Phân chia lại thế thì thành thế nào nhỉ, có chồng chéo gì giữa CP với Đảng ko ??? Hay đây là 1 bước chiến thuật trong tổng thể chiến lược ??? Chịu, không trả lời được, chắc là hồi sau sẽ rõ.
Nhẽ phải viết tiếp về Nam Vệ ký sự thôi...
Blog bác "mạnh " đấy ! em thích !
tớ thích đọc các bài của cậu viết về đề tài này
MÌNH CŨNG LÀM TƯ VẤN...
BÂY GIỜ THÌ CÓ GIỜI BIẾT ĐI HƯỚNG NAO.
VUI LÊN TP À...