Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013
Tản mạn về thời nay...
Tôi không muốn viết về chuyện sửa đổi Hiến pháp. Nhưng vì đọc báo, xem tivi, thấy người ta nói nhiều quá.
Nhưng vấn đề là, người ta hiểu thế nào là Hiến pháp ? Thế nào là nền Cộng hòa ? Thế nào là nền Dân chủ ? Sự khác biệt giữa những khái niệm đó với thể chế XHCN là gì ? Khái niệm Nhà nước với đảng cầm quyền là như thế nào trong tương quan ? Và cuối cùng, tại sao người ta đòi bỏ điều 4 Hiến pháp, hay ít ra là đòi sửa đổi điều 4 đó ?
Chỉ mấy dòng thôi, nhưng nếu để viết thành 1 bài luận, sẽ dài dòng lắm mà e rằng, chả ai muốn đọc. Bởi người ta còn phải lo cơm áo, hơi đâu đi lo chuyện chính trị ? Ấy, cũng bởi người ta có biết lo cũng chẳng được, thành ra người ta bàng quan với nó, người ta không thèm quan tâm nữa. Tôi có những người bạn, đi xe Mercedes và Luxes hẳn hoi, đồ hiệu từ đầu xuống chân, nhưng không cần biết ai là Chủ tịch nước, ai là tổng Bí thư, ai là Thủ tướng... Khi tôi hỏi có biết mấy năm bầu cử 1 lần không, thì các bạn tôi cười rộ lên và hỏi:
- Ông quan tâm đến cái đấy làm gì ?
Và các bạn tôi nói tiếp: Chúng nó có làm cái đ...éo gì cho cuộc sống của mình đâu mà quan tâm. Bọn tôi đ...éo quan tâm chúng nó làm gì và lãnh đạo thế nào, chúng nó là ai cũng kệ. Cuộc sống của chúng tôi do chúng tôi tự xoay sở lấy, tự làm lấy. Làm thì '' đóng luật '', thế là xong.
Tức là cuộc sống của họ chỉ xoay quanh cái nghề mà họ kinh doanh, và họ sẵn sàng '' làm luật '', sẵn sàng mặc cả về '' luật '' với các cơ quan chức năng, ví như phường thì bao nhiêu, quận thì bao nhiêu, thuế thì bao nhiêu... và xong là xong. Họ không cần biết, không cần quan tâm đến luật văn bản quy định gì về ngành nghề kinh doanh của họ cho nhiêu khê, họ coi chuyện '' đóng luật và mặc cả luật '' là chuyện đương nhiên của xã hội mà chỉ cần biết là '' xã hội này nó thế '' chứ không cần tìm hiểu là tại sao nó thế ???
Đôi khi như thế lại hay, kệ ... con mẹ nó.
Trở lại chuyện sửa Hiến pháp. Tôi không muốn nói về lịch sử ra đời của khái niệm Hiến pháp, vì dài lắm. Nhưng tựu trung, tóm tắt là: Hiến pháp là 1 văn bản luật tối cao thể hiện luật hóa chính trị của 1 quốc gia. Là văn bản luật đứng trên các bộ luật, bất kỳ bộ luật nào trái với nó đều là vi hiến, mà vi hiến thì được hiểu như vô hiệu.
Và Hiến pháp, theo chuẩn thế giới thì là do dân, thể hiện nguyện vọng của người dân và được dân thông qua, còn gọi là phúc quyết. Thế nhưng để bảo vệ đảng cầm quyền, có 1 anh thiếu tướng CA, tổng cục phó Tổng cục xây dựng lực lượng tên là anh Mười, anh ý đăng đàn bảo là: Hiến pháp nước ta thực chất là để thể chế hóa các cương lĩnh, nghị quyết của đảng... !!! Tôi buồn cười với cái lý luận này của 1 ông tướng ngành an ninh. Đất nước 90 triệu dân, để cho 4 triệu các ông lãnh đạo mà không có thế lực cạnh tranh nào với quyền lực lãnh đạo đó thì dân chúng đã là quá hiền lành rồi. Thử ra chợ mua rau với mua thịt xem, ông bán đắt được không hay cạnh tranh đầy ra đấy !!!
Nói như anh 10, mang mịa cương lĩnh với nghị quyết ra mà làm Hiến pháp cho xong, viết làm gì, xin ý kiến làm gì cho tốn tiền. Mà tiền đấy không nhỏ đâu. Tôi mà chỉ xin được cái chân pho to tài liệu cho Quốc hội vụ sửa Hiến pháp này thôi, dám cá tôi mua Luxes với Mercedes lắm.
Vì điều 4 có ghi: Đảng là lực lượng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội. Xã hội là ai ? Là tôi, là bạn, là chúng ta, là tất thảy các hội đoàn, doanh nghiệp... Còn nhà nước thì ai cũng hiểu cả. Tức là, đảng lãnh đạo cả Nhà nước, đứng trên Nhà nước. Nhà nước, suy ra chỉ là công cụ của Đảng mà thôi. Vậy Quốc hội có phải cũng là 1 nội hàm của từ Nhà nước không ? Tôi cho là có. Các Tòa án, viện kiểm sát thì sao ? Tôi cũng cho là thuộc Nhà nước cả.
Vì thế, người ta đòi bỏ, đòi sửa cái điều đó. Việc anh lý luận lại thế nào để chắc chắn bác bỏ điều người ta đòi với kiến nghị là việc của anh, nhưng lý luận kiểu anh 10 thì buồn cười lắm, buồn cười đ...éo chịu nổi.
À, lại có mấy anh báo chí nữa mới vui. Các anh lý luận không bỏ điều 4 như sau: Đảng đã lãnh đạo toàn dân làm cách mạng lật đổ ách ngoại xâm thì đảng phải nắm quyền lãnh đạo !!! Thế thì các triều đại phong kiến xưa trong lịch sự chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cũng đã được cái quyền đó từ lâu rồi. Ví von và lý luận như thế khác gì bảo đảng với chính quyền phong kiến chả khác gì nhau mấy ??? Chưa hết, thế chưa có đảng thì trước đây ai chống Khựa ? Từ hồi Hai Bà Trưng đánh Mã Viện đến Quang Trung đánh Thanh thì sao ?
Con người ta có tư duy lý trí, nên mới tạo ra cá tính và bản lĩnh riêng, nói cao hơn là động vật cao cấp có lý trí, chứ nói như vẹt thì viết sẵn ra giấy, thằng trẻ con 10 tuổi nó đọc ra cũng được.
Mới đây bộ CA đưa dự thảo Nghị định, trong đó có chuyện được nổ súng trực tiếp vào đối tượng chống người thi hành công vụ. Người có trách nhiệm của Bộ CA nói là Nghị định để làm rõ hơn chuyện sử dụng súng, và vì tình trạng manh động của tội phạm dâng cao... Chuyện sử dụng vũ khí và vật liệu nổ đã có hẳn Pháp lệnh cũng như 1 số văn bản rồi chứ có phải bây giờ mới đưa ra đâu. Dự thảo có từ '' dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ...'' thì được phép dùng súng. Khái niệm để giải nghĩa từ '' dấu hiệu '' rất mơ hồ và đầy cảm tính.
Anh bắt người ta vì lỗi gì đó, người ta nóng nảy và văng tục chửi bậy, thậm chí lăng mạ anh, đó là người ta sai, nhưng nếu anh vì cũng nóng nảy mà móc súng ra bắn người ta, thì sao ? Khi đó, sự lạm quyền sẽ là ranh giới khó xác định cho hành vi. Chưa kể, người chống đối nếu bị bắn chết sẽ là 1 hành động phạm pháp của người bắn, vì người ta chưa ra tòa tuyên án thì người ta chưa bị coi là có tội, anh bắn chết người ta là anh tuyên án tử hình khi chưa xét xử. Vậy nên, nếu chưa có lý luận đầy đủ và sâu sát, cụ thể thì sẽ dẫn đến cách hiểu cảm tính cho hành động.
Thôi nghỉ đã...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Ấy, cũng bởi người ta có biết lo cũng chẳng được, thành ra người ta bàng quan với nó, người ta không thèm quan tâm nữa.." Chính xác anh ạ!
Trả lờiXóaThôi anh cũng vậy đi! để tg đi tìm..NHẬT về em xem anh ý ra sao rồi nào?? :)
Nhật à ? Khà khà.....
Trả lờiXóaNhật thì phải chờ tý rồi, để kiếm cơm tý đã em nhé :))
Haha! rất thích 2 hình minh họa trên, mà cái câu con vẹt nói là câu gì vậy cậu? tớ đọc k rõ?
Trả lờiXóaLại bàn về chín cô chính cậu rồi! Thôi để cho các ĐỊA TỬ,ĐỊA TÔN họ lo.
Trả lờiXóaMay là chưa bị đánh thuế cái vụ này bạn ạ.
XóaCảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn đã nghe hay thấy câu: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, thành công, thành công, đại thành công chưa ?
Trả lờiXóaCâu đó ai chả biết , nhưng người ta hỏi câu trong hình cơ mà TP ơi!
XóaNói chung, sự suy luận từ 1 câu đã có là điều mà mỗi người tự nên làm.
XóaRất thật tế. Cũng như Tiêu Huynh đã viết, người kinh doanh như jen chỉ chăm bẳm vào những " đóng luật" mà thôi. Vì đó là chuyện sống còn của công việc mình nếu muốn yên ổn làm ăn. jen cũng chẳng quan tâm , chẳng biết ai hiện giờ là chủ tịch nước,chủ tịch đảng, chủ tịch..vv.. và .vv.. chỉ biết mỗi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .
Trả lờiXóaVận mệnh nước nhà lúc trước jen cũng quan tâm lắm. Nhưng biết càng nhiều lại càng căm phẩn thêm ,sợ không kềm chế được những bức xúc không khéo lại trở thành những Tạ Phong Tần thì lấy ai nuôi con . Thôi mặc kệ nhắm mắt tai ngơ với chế độ độc đảng. Mà đã độc đảng thì dể phát sinh những thứ độc khác...triền miên và triền miên.
Đúng đấy J ah. Biết nhiều chỉ tổ rước bực vào thân mình. Nhưng khổ cái là họ cứ nói khơi khơi như thể dân chúng đều chỉ biết mỗi 1 việc cắm mặt kiếm tiền thôi ấy, còn mặc họ nói sao thì nói, làm gì thì làm. Người ta còn có cái đầu để phân định và cái tai để nghe nữa, nên nhiều khi vô tình mà lọt tai nó mới khó ở :))
XóaTheo ý thợ mộc thì đảng nên kết nạp toàn dân vào đảng thế là xong ... khỏi tuyên truyền ,hiến pháp ... tốn kém
Trả lờiXóaGood. Ý kiến này nên đưa lên TW Mộc ạ. Cho nó chính thống. Đỡ dị nghị :))
Xóa