Bám theo lề là việc của những con cừu, không phải của người tự do.
Ngô Bảo Châu.
Nhưng nghĩ đi ngẫm lại, tôi vẫn thấy mình vẫn chỉ là con cừu. Một con cừu trong vô số các con cừu hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè...
Cừu ngoài để mổ thịt, ví dụ như món sườn cừu nướng chẳng hạn, thì cực kỳ tốn vodka hoặc với những tín đồ beer tươi thì những cốc 1 litre có thể đi hàng vại. Nhưng vấn đề ẩm thực không phải là chủ đề của bài viết nhỏ này. Lông cừu, lông cừu mới là đối tượng. Lông cừu để vặt ra và làm nên những cái áo len sang trọng, ấm áp. Có lẽ con cừu khác các con vật khác là khi nó bị vặt lông, nó vẫn có khả năng sống sót và lại tiếp tục mang lại 1 mớ lông đầy ấm áp khác cho kẻ vặt lông nó, chỉ thi thoảng làm phiền bởi những tiếng be be mà thôi. Những tiếng be be mang âm hưởng phản kháng, sợ hãi. Nhưng cừu, rốt cuộc vẫn là cừu mà thôi.
Như Chúa trời chăn chiên vậy. Chiên là cừu đấy. Giống vật ngoan ngoãn và hiền lành. Lợi ích từ lông đến thịt, chả bỏ đi cái gì. Tôn giáo phương Tây, khi dụ đạo cũng vẫn phải lựa chọn 1 hình tượng ẩn dụ có tính hiền lành nhất để hướng đối tượng thụ đạo đến với sự ngoan ngoãn. Chả trách.
Sở dĩ tôi nghĩ mình và các đồng tộc đồng loài trong khuôn khổ chữ S chả khác gì 1 bầy cừu, bởi biết bị vặt lông, dù chẳng chết được, vẫn có cơ sinh tồn, nhưng lại hoang mang hơn bởi sự nhận ra là: 1 cơ số các đồng tộc đồng loài rất ngoan ngoãn và khoan thai như sự vặt lông ấy nó chẳng ảnh hưởng gì đến mình vậy. Vì hôm trước, tôi giật mình khi nhận ra xe đã đến hạn đi đăng kiểm, và đồng thời với phí đăng kiểm sẽ là phí đường bộ, phải đóng luôn tại chỗ.
130k/tháng. Có thể đóng theo hạn kiểm định hoặc đóng cả năm cũng được. Nhưng ít nhất phải là đóng 6 tháng/lần. Và thế mới có con số 300 tỷ thu được từ phí đường bộ này ngay trong tháng đầu tiên triển khai, là từ tháng 1/2013. Và các cơ quan có trách nhiệm bảo: Thu 1 cục rồi thì sẽ xóa các trạm thu phí trên đường, trước mắt là các trạm của Nhà nước, rồi sau đó sẽ đàm phán hoàn tiền đã thu với các cơ quan, doanh nghiệp đã đứng ra bao thầu trạm, đã bỏ tiền ứng trước vào ngân sách Nhà nước, gọi nôm na là trúng thầu, chứ nói BOT hay TOB nó rắc rối ra thêm ở đây.
Khi tôi đến bàn đóng tiền, thì tôi được thông báo tôi phải đóng thêm 1 số tiền, chỉ vài trăm ngàn thôi, gọi là phí truy thu. Họ bảo tôi đóng từ tháng 3, nhưng từ tháng 1 đã có hiệu lực thu rồi (có thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT) nên tôi phải truy thu thêm 3 tháng nữa. Từ tháng 1, tôi ruổi xe khắp các chặng đường và vẫn mua vé qua trạm đều như vắt chanh, nên tôi hỏi nhân viên thu phí là: Tôi vẫn còn giữ nguyên những vé đã qua ở từng trạm trên các đường tôi đã đi, vậy giờ truy thu, thì với những vé tôi đã mua thì tôi sẽ phải làm thế nào để hoàn tiền ? Tôi được trả lời là: Em không biết !!! Tôi hỏi thêm 1 câu: Có thể đóng cả năm, cả 2 năm, vậy nếu xin đóng 3 tháng có được không ? Thì câu trả lời là: Không được, vì thông tư quy định rồi. Xong. Thấy tôi hỏi nhiều, 1 cán bộ được giới thiệu là cấp trên ra nói với tôi, anh ta là người có trách nhiệm trả lời, có gì cứ hỏi anh ta.
Tôi lặp lại câu hỏi, thì được trả lời thế này: Tôi không biết, thông tư quy định thế, anh lên Bộ mà hỏi nhé. Tôi bắt đầu sôi gan với câu trả lời, nhưng vẫn nhã nhặn để hỏi: Vậy anh cho biết, tôi sẽ gặp ai trên Bộ để hỏi? Ai ký thì anh đến gặp người ta, tôi làm sao biết ? Anh ta trả lời thế. Tôi nổi cáu thực sự và bảo: Có phải tôi sẽ lên gặp ông Bộ trưởng không ? Ông Đinh La Thăng ấy? Ừ, anh lên đó mà gặp mà hỏi. Tôi cáu, và tôi tỏ thái độ thật sự: Khi anh trả lời tôi như vậy thì máu anh có lên não không ?Hay bữa cơm sáng nay anh quên cho i-ốt vào nên cục sưng nó nghẹn họng anh vậy ? Anh là cán bộ của Bộ vậy anh lên gặp Bộ trưởng có dễ không, và Bộ trưởng có phải đi giải quyết những thắc mắc này không ?
Và ông trạm trưởng trạm kiểm định cũng tham gia, nhưng tôi không nói chuyện với ông này, vì tôi không thắc mắc về chuyện kiểm định, ông trạm trưởng không có quyền hạn trả lời tôi về chuyện thu phí. Tôi vặn vẹo cho đỡ tức, chứ cứ thử không nộp phí thì nó có giả mình sổ đăng kiểm không ? Không sổ đăng kiểm đảm bảo xe được lưu hành thì có nhông nhông ngoài đường được không ? Tôi đòi anh ta viết cho tôi tên họ anh ta, chức vụ và ghi rõ vào đấy là anh ta không trả lời được thắc mắc của tôi về chuyện hoàn phí, về chuyện sau khi tôi đã đóng tiền thì khi qua trạm mà người ta vẫn thu (là trạm của Nhà nước) thì tôi làm cách nào, và ghi tên người có trách nhiệm trả lời thắc mắc của tôi, rồi ký vào đấy. Nhưng khi tôi ra xe để dán tem đăng kiểm và tem đóng phí thì lúc quay lại, anh ta đã biến mất rồi.
Và đúng là thế. Tôi qua trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, vẫn đóng phí như thường. Tôi đưa hóa đơn đóng phí cả cục, chỉ cho cô soát vé cái tem xanh lét phí đường bộ, cô ấy lắc đầu quầy quậy, bảo không biết. Hỏi thì hỏi vậy thôi, chứ cùn mà đỗ xe giữa trạm, ách tắc giao thông thì chẳng hóa mình lại là người ích kỷ.
Những người cũng đi đăng kiểm đó, cũng đóng phí đó, chẳng có ai than phiền gì. Họ chỉ lầm rầm sự ủng hộ thái độ của tôi bằng những lời tán bâng quơ, những cái chép miệng, những cái lắc đầu ngao ngán thay cho lời nói. Họ cũng như tôi, biết rõ mình bị vặt lông nhưng không có cách nào phản kháng, không có cách nào bật lại, họ và tôi, đành phải chấp nhận, chỉ có sự bõ tức là mình tôi đứng giữa cái trạm đó mà nói thôi.
Chúng ta đã quá quen sống trong 1 xã hội mà những điều phi lý hiển nhiên được coi như 1 sự hiển nhiên ... chả có gì phi lý, chả đáng để phàn nàn. Số tiền của 1 cá nhân không lớn, với 1 cái vé tùy tiện thu có nơi 10k, có nơi 15k, có quãng 30k và có quãng 70k, hay sự truy thu của tôi tổng cộng có hơn 1 triệu, nhưng chỉ với tháng đầu tiên, ngân sách NN đã thu 300 tỷ. Tham gia giao thông thì phải đóng phí, nhưng trách nhiệm giải thích, và đừng lập lờ hay giãn cái thời gian giải tán các trạm thu càng dài càng tốt, để mà tận thu kia là trách nhiệm của Nhà nước. Những con cừu đã quen bị vặt lông nhưng vẫn sống, sẽ có lúc biết dùng sừng dùng vào việc có ích.
Khái niệm tiền thuế cũng vậy. Anh mua 1 cái bút bi, thì bản thân anh cũng đã phải trả thuế cho cái bút đó. Và thuế đấy dùng để trả lương cho cán bộ, dùng để đầu tư vào an sinh xã hội, phúc lợi công cộng, và cả những Vinashin với Vinalines nữa. Vậy nên, làm gì có con cừu nào mà không phải đóng thuế ???
Em sang đọc thui anh ạ. CÒn những vấn đề trên đau đầu quá ạ
Trả lờiXóaNó không đau đầu đâu em. Bởi nó thu công khai mà nó vẫn còn chả thèm giải thích cho em khi nó thu chồng phí như vậy, thì những thuế của em khi em mua rau, mua thịt và các thứ khác, chúng nó sẽ chả thèm cho em biết sự minh bạch đâu.
XóaHiệp sỉ củng bị ...vặt... lông à ?
Trả lờiXóaCó một loại cừu không bao giờ bị vặt lông , đó là : cừu bù nhìn để đuổi ...chim - Cừu đồ chơi cho ...em bé ! he he
Lâu lắm mới tìm được ngỏ vào nhà ĐẠI HIỆP- chúc ĐẠI HIỆP càng ngày càng vui .
À, cừu mà Mộc nói, là cừu không có lông. Cừu đó giống như bọn lợn ở Trại súc vật ấy mà :)), khà khà, tìm đọc Chuyện ở nông trại nhé Mộc, thú vị lắm.
XóaỞ Việt Nam còn nhiều điều bất cập lắm .
Trả lờiXóaChẳng hạn như dự án hay luật , các chương trình chính sách , đối với nước ngoài thì họ dựa vào bằng chứng là chủ yếu để lập nên và áp dung , còn ở VN thì thường học dựa vào suy luận , cảm tính . Cũng chính vì thế mà luật này luật nọ , chính sách này chính sách nọ ban ra rồi thu hồi lại như cơm bữa .
À, cái mà bạn nói ấy, là: Sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng.
XóaTư duy luẩn quẩn thì nó vậy đấy bạn ạ.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaAnh ví hay thật đấy!"những con cừu bị vặt lông.." chính xác!chuẩn! chuẩn quá anh ạ! em vẫn luôn thích anh viết những bài kiểu này!
XóaE xl nhé cái còm trc em viết bị sai hìhì! đính chính lại rùi anh nhé!
XóaChúng ta có thoát ra được sự vặt đâu em. Chỉ có điều là, cái sự vặt ấy chúng ta có nhận ra không thôi.
Xóa" Chúng ta đã quá quen sống trong 1 xã hội mà những điều phi lý hiển nhiên được coi như 1 sự hiển nhiên ... chả có gì phi lý, chả đáng để phàn nàn."
Trả lờiXóaChị hoàn toàn đồng ý với em về ý kiến này. Người dân tặc lưỡi nộp tiền để cho những kẻ phá hoại thản nhiên tiêu tiền.Sự thật hiển nhiên và đau lòng.
Sự thật đó hiển nhiên đến mức người dân coi đó là chuyện bình thường chị ạ, coi như đó là tất yếu xã hội. Không phải dân trí thấp như tay nghị chó má Hoàng Hữu Phước đã sủa ra, mà là người ta quá quen với cảnh muốn sống êm, muốn kiếm lợi cho chính cuộc sống của mình, 1 mưu cầu chính đáng của quyền con người, thì cũng phải '' chi ra '', theo kiểu đôi bên cùng có lợi, '' nhà nước và nhân dân cùng làm ''.
Trả lờiXóaThật xấu hổ với cái dòng chữ vàng khé trên nhà đỏ vẫn hiện hữu với những công, viên chức khi đi học để '' tầm kiều '' quan lộ: Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại.
Đệ nhị quốc tế CS vẫn hiện hữu trên sự vặt lông đồng loại. Có lẽ, đấy là '' giá trị thặng dư '' của hậu Marx.
Em thực sự là 1 con cừu
Trả lờiXóaTất cả chúng ta đều thế cả Ru ạ.
Xóa