Vượt qua được fire wall, đọc
được 1 bài phỏng vấn của ông Giáo sư nước nhà về quan hệ VN và TQ. Thật
không hiểu nổi, ông giáo sư đầu 2 thứ tóc trông cũng khả kính, đã từng
giữ cương vị cao của 1 Viện Nghiên cứu trong nước lại có thể có những
lời lẽ không thể xứng đáng với học hàm mà ông đã được trao tặng. Ông ''
láo sư '' này cho rằng VN và TQ có chung nguồn gốc và cùng chung nền văn hóa, cùng là đồng chí nên ông nhìn nhận rằng nên '' Hợp lực hơn bất hòa '' ???!!!
Xuyên suốt cả bài phỏng vấn, ông '' láo sư '' từ nhận
định thô thiển mất gốc rằng VN và anh bạn Khựa có chung gốc nguồn, chung
văn hóa, là đồng chí nên ông nói năng như 1 chú ăn lương ngoại bang là
anh bạn láng giềng vậy. Chả biết ông học hành thế nào mà bảo VN với Khựa
có cùng nguồn gốc, nói như ông là cùng dòng giống ??? Rồi cùng chung 1
nền văn hóa ??? Không biết ở nhà thì ông có dạy dỗ con cháu ông những
cái tư tưởng nhí nhố về nguồn gốc dân tộc và văn hóa dân tộc như ông bi
bô trong bài phỏng vấn không, mà nếu có, thì thật thảm thương cho con
cháu giòng giống nhà ông lắm lắm, và cũng chả biết, các học trò đã từng
được ông truyền nhiễm cái văn hóa giáo dục nguồn cội dân tộc của ông họ
đã tiếp thu cái tư tưởng tràn đầy vi-rút truyền nhiễm kia như thế nào
???
Ở cái tuổi của ông, thì cái sự kiện Giơnevơ kia chắc
chắn là ông được biết, và ông bị cái gì nó làm cho lú lẫn đến mức không
nhận ra rằng '' đồng chí '' Chu Ân Lai của ông
đã diễn trò để Thủ tướng Phạm Văn Đồng phải ngậm đắng nuốt cay chấp
nhận cái Hiệp định phân chia giới tuyến đó, đẩy Nam - Bắc VN vào cuộc
chiến kéo dài thêm 20 năm nữa, thất bại luôn cả dự định Tổng tuyển cử
Nam-Bắc ??? Cái ý đồ chia rẽ đấy đã được chính '' đồng chí
'' của ông tuyên bố rằng đến Hội nghị là để giữ vững an ninh đường biên
giới cho TQ, bảo vệ lợi ích của TQ, chứ đâu vì sự thống nhất độc lập
của VN. '' Đồng chí '' của ông trước mặt bác Phạm Văn Đồng, đã gợi ý cho ông Ngô Đình Luyện - em ông Ngô Đình Diệm rằng '' Sao không đặt 1 công sứ của chính quyền miền Nam Cộng hòa tại Bắc Kinh ???
'' Các bạn Khựa đã cho Bắc VN 1 cú đau khi không ủng hộ VN tại bàn đàm
phán, lên 1 gối cho Nam - Bắc chia ra và đánh nhau, để các bạn ủng hộ
cuộc chiến với Bắc VN bằng quân trang, quân dụng và cả lương khô nữa.
Cuộc chiến đó là đại diện cho cái gì, tôi không bàn đến ở đây, chỉ xin
nêu 1 hình ảnh so sánh, người lính Bắc Việt từ đầu đến chân là đồ TQ, kể
cả cái ca nhôm uống nước, còn người lính Nam Việt, thì là đồ USA. Và để
nhắc đến cuộc chiến đó, sẽ không 1 con dân nước Việt nào không công
nhận rằng, công lớn cho cuộc chiến tranh thần thánh đó, là bởi có sự
giúp đỡ của anh bạn Khựa và ông anh cả Đỏ Xô-viết !!!
Ông mắc vào cái bẫy phỏng vấn khi nhận định rằng do
thiểu số người Việt hải ngoại mà có sự khiêu khích dẫn đến bất hòa trong
1 số vấn đề giữa VN và TQ. Ông lại lớn tiếng với tư cách của 1 học giả
nữa về sự '' cứng rắn '' và '' quá đáng '' giữa cách thể hiện của cả 2
nước. Tôi không hiểu VN đã có những động thái gì với vấn đề biển Đông để
ông hiểu rằng đã có sự '' quá cứng rắn '' và '' quá đáng
'' ??? Động thái thúc giục phía TQ thả người, chứ không phải là triệu
tập Đại sứ, khi Khựa giữ ngư dân Việt ở Hoàng Sa, bắt nộp phạt, phải
chăng trong cái đầu cằn cỗi chứa những ý tưởng hủ lậu của ông là '' quá cứng rắn '' và '' quá đáng ''
??? Chưa nói rằng, ông đã quá coi thường 80 triệu dân Việt khi nghĩ
rằng với những động thái của giới Việt kiều hải ngoại là đủ để VN có
những cử chỉ mà ông cho là cứng rắn và quá đáng trên. Chủ quyền biển đảo
với những tranh chấp đáng nhẽ ông '' láo sư '' này không nên nhúng mũi
vào làm gì, hay chính xác là cái trình độ giáo sư của ông nên được Hội
đồng học hàm cấp Nhà nước thu hồi cái công nhận đấy đi cho VN bớt 1 ông
lởm khởm, xưng danh xưng hiệu mà phát ngôn bừa bãi, lại còn nhận định Mỹ
sẽ sẵn sàng can thiệp vào vấn đề biển Đông nữa. Ông nói cứ như ông là
đại diện ưu tú cho hơn 3 triệu con người ưu tú của Đảng ấy, nói như mình
nằm trong ruột của tổ chức lãnh đạo Đảng ấy mà phát ngôn.
Già mà dại hay già mà vẫn không quên cái thói hữu danh
??? Duy nhất, có lẽ ông nhận định đúng rằng bạn Khựa sẽ không gây chiến
với ai nữa. Dại gì, cái trò chọc gậy bánh xe, tọa sơn quan hổ đấu thì
các bạn Khựa là đầu bảng, sử dụng đến mức nâng lên thành nghệ thuật thì
dại gì các bạn ấy tự gây chiến với ai. Nam Hàn, Bắc Hàn chia rẽ, chẳng
phải các bạn Khựa đã hậu thuẫn cho anh Kim Nhật Thành, và giờ thì cái
triều đình Đỏ đấy sắp truyền sang thế hệ thứ 3 đấy sao ??? Nam Việt, Bắc
Việt, các bạn cũng dùng bài đấy, nhưng có cái đảo Đài Loan bé như cái
mắt muỗi thì các bạn lại dùng bài êm ấm hòa bình, bởi các bạn coi đấy là
đồng giống, là đồng tông, là cùng thuộc 1 cương thổ, anh em trong nhà
đóng cửa bảo nhau chứ ai lại phang nhau !!!
Tự dưng thấy mình may mắn, thuở đi học không phải thụ giảng 1 ai với cái tư duy méo mó như thế.Mời các bác đọc cái bài phỏng vấn mà em phải dùng khinh công mới biết ở VN có 1 loại '' láo sư '' như thế:
------------------------------------------
Hoàn Cầu Thời Báo phỏng vấn GS Nguyễn Huy Quý: Trung Quốc - Việt Nam: Hợp lực tốt hơn bất hoà
Submitted by TongBienTap on Tue, 12/28/2010 - 10:27
Nguồn: Hoàn Cầu Thời Báo
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
28.12.2010
Lời người dịch: Dù biết rằng những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Huy Quý là những nhận xét cá nhân, nhưng nhận định rằng Việt Nam và Trung Quốc có chung một nguồn gốc và văn hoá; và rằng thái độ thiếu thân thiện gần đây của Việt Nam đối với Trung Quốc khiến cho quan hệ hai nước xấu đi là bởi những người Việt lưu vong hải ngoại cố tình khiêu khích là những nhận định tuỳ tiện, thiếu cơ sở - đặc biệt là từ một giáo sư từng nghiên cứu giảng dạy tại một học viện uy tín của Việt Nam.
Nguyễn Huy Quý Lời toà soạn: Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s. Hai quốc gia đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Giáo sư Nguyễn Huy Quý (Nguyễn), cựu giám đốc phân viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã trò chuyện với phóng viên Gu Di của tờ Hoàn cầu Thời báo (HCTB) tại Hà Nội. Ông không đồng ý với việc can thiệp của lực lượng ngoại bang trong vùng Biển Nam Hải, cho rằng Trung Quốc không nên để mình bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp.
HCTB: Là một học giả về Trung Quốc ở Việt Nam, quan điểm của ông như thế nào về quan hệ giữa hai quốc gia trong quá khứ?
Nguyễn: Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc và từng là đồng chí của nhau. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Không như những quốc gia ASEAN khác, Việt Nam và Trung Quốc có cùng một nguồn gốc văn hoá. Trung Quốc có 56 nhóm dân tộc ít người, Việt Nam có 54 nhóm. Và có 10 đến 20 nhóm dân tộc ít người xuyên quốc gia dọc theo đường biên giới. Hơn nữa, cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
HCTB: Một số học giả Trung Quốc cho rằng giới truyền thông Việt Nam đôi lúc tỏ ra không thân thiện với Trung Quốc. Quan điểm của ông như thế nào về cách thức giới truyền thông của hai nước tường thuật về quan hệ Trung-Việt?
Nguyễn: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam thì có lợi cho Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giữ vững mối quan hệ song phương, kể cả việc ngành truyền thông tường thuật những vấn đề nhạy cảm.
Một số người Việt lưu vong ở nước ngoài đang chống đối chính quyền hiện thời đã dùng tinh thần dân tộc Việt Nam để cố tình khiêu khích những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những kẻ này vui mừng khi mối quan hệ song phương xấu đi. Ngành truyền thông của hai nước cần tránh sự hiểu lầm bị tăng thêm từ những mâu thuẫn đôi khi xảy ra.
HCTB: Là một học giả người Việt, ông nghĩ gì về mối tranh chấp giữa hai nước trong vấn đề biển Nam Hải?
Nguyễn: Có ba tranh chấp lãnh thổ quan trọng trong quá khứ: vấn đề đường biên giới trên đất liền, vấn đề phân chia ranh giới Vịnh Bắc Bộ và vấn đề biển Nam Hải. Hiện nay chỉ có vấn đề biển Nam Hải còn tồn đọng, nhưng nó đang ảnh hưởng đến quan hệ hai bên. Vấn đề này thì quan trọng đối với cả hai quốc gia.
Trên quan điểm của một học giả, những thông báo và tuyên bố từ cả hai phía thì hơi "quá đáng" và "quá cứng rắn." Cả hai phía không nên đối phó với vấn đề phức tạp này bằng cách khêu gợi tinh thần dân tộc và không nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vấn đề này không thể giải quyết được trong thời gian ngắn, nó cần có một môi trường tích cực từ cả hai quốc gia.
HCTB: Trong năm nay, Hoa Kỳ đã bày tỏ ý định sẵn sàng can thiệp vào vấn đề Nam Hải. Ông nghĩ sao về việc này?
Nguyễn: Vấn đề Nam Hải không liên quan gì đến thế lực bên ngoài. Sự can thiệp của họ chắc chắn sẽ tạo ra thêm xung đột giữa hai nước.
HCTB: Người ta nói rằng để đối trọng với Trung Quốc, Việt Nam đang tìm cách gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Điều này có đúng không?
Nguyễn: Người ta nói rằng khi quan hệ Trung-Việt đang tốt đẹp, Việt Nam tránh xa Hoa Kỳ; nhưng khi Việt Nam cảm thấy áp lực nhiều hơn từ Trung Quốc, họ lại hướng đến gần Hoa Kỳ hơn. Thực tế là tất cả các quốc gia ASEAN đều muốn cân bằng mối quan hệ đối ngoại của mình.
Vấn đề của Việt Nam là Hoa Kỳ đang gây áp lực vào hệ thống chính trị của Việt Nam. Trên quan điểm ngoại giao, Việt Nam sẽ tìm một thế cân bằng giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây về các vấn đề quốc tế. Nhưng Việt Nam luôn cảnh giác trong thái độ của mình đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ hi vọng "dùng Việt Nam để bao vây Trung Quốc." Nếu Trung Quốc biến "sự tiến triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ" thành một vấn đề nghiêm trọng thì người Mỹ đã đạt được ý đồ của họ.
Có hơn 1 triệu người Việt lưu vong tại Hoa Kỳ, đa số trong họ đến đấy trong thời kỳ chính quyền bù nhìn. Một số trong họ vẫn muốn lật đổ chính quyền Việt Nam hiện tại. Chúng tôi đặc biệt cảnh giác với những người này.
HCTB: Phương Tây thường nói đến "mối đe doạ Trung Quốc." Giờ đây họ lại nói đến "Chủ thuyết cứng rắn của Trung Quốc." Ông nghĩ gì về quan điểm này?
Tôi cho rằng quyền lực cứng của Trung Quốc đã thành hiện thực. Giờ đây họ nên tăng cường quyền lực mềm để có thể trở thành một cường quốc thực sự trong tương lai. Kết hợp nền văn hoá Đông phương và chủ nghĩa xã hội là một lựa chọn an toàn đối với Trung Quốc.
Trong trái tim người Việt, đặc biệt là cấp lãnh đạo, mọi người luôn mong muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ tốt đẹp hơn không những giúp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế ở Việt Nam mà còn giúp Việt Nam giữ vững hệ thống của mình. Vì thế, tôi rất lạc quan về mối quan hệ Trung-Việt.
HCTB: Vào tháng Sáu 2010, Quốc Hội Việt Nam đã không chấp thuận dự án tàu cao tốc bắc nam trị giá 56 tỉ đô la. Một số báo chí nói rằng Việt Nam không muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn: Trung Quốc nói về "thời kỳ khởi đầu của chủ nghĩa xã hội," và Việt Nam nói về "giai đoạn chuyển tiếp của chủ nghĩa xã hội," đó là hai cách để nói về một thứ.
Trong quan điểm của tôi, Việt Nam cần học hỏi thêm từ Trung Quốc. Dư luận phương Tây cho rằng cải cách dân chủ đang tiến triển nhanh hơn tại Việt Nam so với Trung Quốc và Việt Nam đang có nhiều dân chủ hơn Trung Quốc. Nhưng điều này có thể bàn cãi. Tôi nghĩ rằng không có câu trả lời rõ ràng về việc quốc gia nào đang làm việc này tốt hơn.
HCTB: Trong bảng xếp hạng quốc tế về "chỉ số hạnh phúc" do một học viện Anh Quốc thực hiện, Việt Nam đứng hàng thứ 5. Vì sao người Việt cảm thấy quá hạnh phúc như thế?
Nguyễn: Bản chất của người Việt là lạc quan. Điều kiện sống của họ có thể còn khó khăn, nhưng họ vẫn nở nụ cười với cuộc sống.
Vẫn có hai vấn đề quan trọng tại Trung Quốc: Trước hết, không dễ để giải quyết các khó khăn tại những thành phố lớn; thứ hai, việc phát triển tại những vùng sâu vùng xa thì vẫn tương đối thấp.
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
28.12.2010
Lời người dịch: Dù biết rằng những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Huy Quý là những nhận xét cá nhân, nhưng nhận định rằng Việt Nam và Trung Quốc có chung một nguồn gốc và văn hoá; và rằng thái độ thiếu thân thiện gần đây của Việt Nam đối với Trung Quốc khiến cho quan hệ hai nước xấu đi là bởi những người Việt lưu vong hải ngoại cố tình khiêu khích là những nhận định tuỳ tiện, thiếu cơ sở - đặc biệt là từ một giáo sư từng nghiên cứu giảng dạy tại một học viện uy tín của Việt Nam.
Nguyễn Huy Quý Lời toà soạn: Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s. Hai quốc gia đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Giáo sư Nguyễn Huy Quý (Nguyễn), cựu giám đốc phân viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã trò chuyện với phóng viên Gu Di của tờ Hoàn cầu Thời báo (HCTB) tại Hà Nội. Ông không đồng ý với việc can thiệp của lực lượng ngoại bang trong vùng Biển Nam Hải, cho rằng Trung Quốc không nên để mình bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp.
HCTB: Là một học giả về Trung Quốc ở Việt Nam, quan điểm của ông như thế nào về quan hệ giữa hai quốc gia trong quá khứ?
Nguyễn: Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc và từng là đồng chí của nhau. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Không như những quốc gia ASEAN khác, Việt Nam và Trung Quốc có cùng một nguồn gốc văn hoá. Trung Quốc có 56 nhóm dân tộc ít người, Việt Nam có 54 nhóm. Và có 10 đến 20 nhóm dân tộc ít người xuyên quốc gia dọc theo đường biên giới. Hơn nữa, cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Những yếu tố tương đồng này rất quan trọng. Nó giống
như mối quan hệ đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, khác biệt với những
quốc gia châu Âu khác. Hoa Kỳ và Anh Quốc không chỉ gần gũi về chính
trị, họ còn có chung nguồn gốc chủng tộc.
Tương tự, Việt Nam và Trung Quốc cũng có một mối quan hệ đặc biệt.
Trong lịch sử, đã có những bất đồng, nhưng chúng không làm giảm đi giá
trị của mối quan hệ đặc biệt này.HCTB: Một số học giả Trung Quốc cho rằng giới truyền thông Việt Nam đôi lúc tỏ ra không thân thiện với Trung Quốc. Quan điểm của ông như thế nào về cách thức giới truyền thông của hai nước tường thuật về quan hệ Trung-Việt?
Nguyễn: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam thì có lợi cho Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giữ vững mối quan hệ song phương, kể cả việc ngành truyền thông tường thuật những vấn đề nhạy cảm.
Một số người Việt lưu vong ở nước ngoài đang chống đối chính quyền hiện thời đã dùng tinh thần dân tộc Việt Nam để cố tình khiêu khích những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những kẻ này vui mừng khi mối quan hệ song phương xấu đi. Ngành truyền thông của hai nước cần tránh sự hiểu lầm bị tăng thêm từ những mâu thuẫn đôi khi xảy ra.
HCTB: Là một học giả người Việt, ông nghĩ gì về mối tranh chấp giữa hai nước trong vấn đề biển Nam Hải?
Nguyễn: Có ba tranh chấp lãnh thổ quan trọng trong quá khứ: vấn đề đường biên giới trên đất liền, vấn đề phân chia ranh giới Vịnh Bắc Bộ và vấn đề biển Nam Hải. Hiện nay chỉ có vấn đề biển Nam Hải còn tồn đọng, nhưng nó đang ảnh hưởng đến quan hệ hai bên. Vấn đề này thì quan trọng đối với cả hai quốc gia.
Trên quan điểm của một học giả, những thông báo và tuyên bố từ cả hai phía thì hơi "quá đáng" và "quá cứng rắn." Cả hai phía không nên đối phó với vấn đề phức tạp này bằng cách khêu gợi tinh thần dân tộc và không nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vấn đề này không thể giải quyết được trong thời gian ngắn, nó cần có một môi trường tích cực từ cả hai quốc gia.
HCTB: Trong năm nay, Hoa Kỳ đã bày tỏ ý định sẵn sàng can thiệp vào vấn đề Nam Hải. Ông nghĩ sao về việc này?
Nguyễn: Vấn đề Nam Hải không liên quan gì đến thế lực bên ngoài. Sự can thiệp của họ chắc chắn sẽ tạo ra thêm xung đột giữa hai nước.
HCTB: Người ta nói rằng để đối trọng với Trung Quốc, Việt Nam đang tìm cách gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Điều này có đúng không?
Nguyễn: Người ta nói rằng khi quan hệ Trung-Việt đang tốt đẹp, Việt Nam tránh xa Hoa Kỳ; nhưng khi Việt Nam cảm thấy áp lực nhiều hơn từ Trung Quốc, họ lại hướng đến gần Hoa Kỳ hơn. Thực tế là tất cả các quốc gia ASEAN đều muốn cân bằng mối quan hệ đối ngoại của mình.
Vấn đề của Việt Nam là Hoa Kỳ đang gây áp lực vào hệ thống chính trị của Việt Nam. Trên quan điểm ngoại giao, Việt Nam sẽ tìm một thế cân bằng giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây về các vấn đề quốc tế. Nhưng Việt Nam luôn cảnh giác trong thái độ của mình đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ hi vọng "dùng Việt Nam để bao vây Trung Quốc." Nếu Trung Quốc biến "sự tiến triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ" thành một vấn đề nghiêm trọng thì người Mỹ đã đạt được ý đồ của họ.
Có hơn 1 triệu người Việt lưu vong tại Hoa Kỳ, đa số trong họ đến đấy trong thời kỳ chính quyền bù nhìn. Một số trong họ vẫn muốn lật đổ chính quyền Việt Nam hiện tại. Chúng tôi đặc biệt cảnh giác với những người này.
HCTB: Phương Tây thường nói đến "mối đe doạ Trung Quốc." Giờ đây họ lại nói đến "Chủ thuyết cứng rắn của Trung Quốc." Ông nghĩ gì về quan điểm này?
Nguyễn: Tôi chắc chắn rằng ngay cả khi trở nên
mạnh hơn nữa, Trung Quốc cũng sẽ không đánh chiếm bất cứ quốc gia nào mà
họ đã thừa nhận chủ quyền. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung
Quốc cần hiểu rằng nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc sẽ nhắm vào việc lấy
lại chủ quyền hơn là xâm lược.
Ví dụ như Trung Quốc sẽ không tấn công Nhật vì vấn đề Quần đảo Điếu
Ngư. Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt, các đụng độ vũ trang sẽ xảy ra gần
Quần đảo Điếu Ngư. Tôi cho rằng quyền lực cứng của Trung Quốc đã thành hiện thực. Giờ đây họ nên tăng cường quyền lực mềm để có thể trở thành một cường quốc thực sự trong tương lai. Kết hợp nền văn hoá Đông phương và chủ nghĩa xã hội là một lựa chọn an toàn đối với Trung Quốc.
Trong trái tim người Việt, đặc biệt là cấp lãnh đạo, mọi người luôn mong muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ tốt đẹp hơn không những giúp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế ở Việt Nam mà còn giúp Việt Nam giữ vững hệ thống của mình. Vì thế, tôi rất lạc quan về mối quan hệ Trung-Việt.
HCTB: Vào tháng Sáu 2010, Quốc Hội Việt Nam đã không chấp thuận dự án tàu cao tốc bắc nam trị giá 56 tỉ đô la. Một số báo chí nói rằng Việt Nam không muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn: Trên quan điểm của tôi, dự án này bị
bác bỏ không phải vì Việt Nam không tin Trung Quốc. Đây là một dự án xây
dựng quan trọng cần phải phù hợp với kế hoạch kinh tế chung của Việt
Nam mà không làm gián đoạn mối cân bằng giữa việc phát triển đô thị và
nông thôn của quốc gia. Việt Nam có thể sẽ cân nhắc đến một dự án đường
cao tốc bắc nam trong vài thập niên tới.
HCTB: Theo ông, khía cạnh cụ thể nào trong quá trình phát triển của Việt Nam mà Trung Quốc có thể lưu ý hoặc học hỏi?Nguyễn: Trung Quốc nói về "thời kỳ khởi đầu của chủ nghĩa xã hội," và Việt Nam nói về "giai đoạn chuyển tiếp của chủ nghĩa xã hội," đó là hai cách để nói về một thứ.
Trong quan điểm của tôi, Việt Nam cần học hỏi thêm từ Trung Quốc. Dư luận phương Tây cho rằng cải cách dân chủ đang tiến triển nhanh hơn tại Việt Nam so với Trung Quốc và Việt Nam đang có nhiều dân chủ hơn Trung Quốc. Nhưng điều này có thể bàn cãi. Tôi nghĩ rằng không có câu trả lời rõ ràng về việc quốc gia nào đang làm việc này tốt hơn.
HCTB: Trong bảng xếp hạng quốc tế về "chỉ số hạnh phúc" do một học viện Anh Quốc thực hiện, Việt Nam đứng hàng thứ 5. Vì sao người Việt cảm thấy quá hạnh phúc như thế?
Nguyễn: Bản chất của người Việt là lạc quan. Điều kiện sống của họ có thể còn khó khăn, nhưng họ vẫn nở nụ cười với cuộc sống.
Lấy ví dụ. Một công ty ở Hà Nội vừa đóng cửa, khiến
2.000 người bị thất nghiệp. Hai ngày sau, một số những người này đã về
nhà và những người khác đã có công việc ở những công ty khác.
Một số học giả Trung Quốc hỏi tôi tại sao Việt Nam có thể giải quyết
khó khăn này một cách mau chóng. Trên quan điểm của tôi thì bởi vì Việt
Nam không lớn như Trung Quốc.Vẫn có hai vấn đề quan trọng tại Trung Quốc: Trước hết, không dễ để giải quyết các khó khăn tại những thành phố lớn; thứ hai, việc phát triển tại những vùng sâu vùng xa thì vẫn tương đối thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét