Mùa này là mùa hoa sấu rụng. Hoa sấu rụng đầy các gốc cây, lan đầy vỉa hè những đốm trắng li ti, mang theo những thoáng hương dịu nhẹ. Cùng với hoa sấu, lá sấu cũng rụng nhiều cùng lá xà cừ. Nhiều đoạn vỉa hè đẹp đến mê hoặc. Trên một đoạn đường, lá sấu rụng bay chao nghiêng như những cánh vô định, chợt như ào ạt... Chỉ tiếc không kịp rút máy để ghi lại khoảnh khắc đó vào một sáng hôm mai.
Chợt nhận ra rằng, những ngày này của hai năm trước, mình đang ở Sài Gòn. Đã hai năm. Cuộc đưa đẩy mưu sinh đưa dạt không định lượng ngày sẽ trở về. Ba tháng, sáu tháng rồi một năm... Loanh quanh quận Nhất, đẩy đưa xuống Tân Bình, rồi lại quận Nhất... Những hình ảnh lướt qua của công cuộc kiếm tìm cơ hội, những gương mặt bạn bè...
Mùa này đã bắt đầu mùa mưa ở Sài Gòn. Những cơn mưa như trút rải ngày hai, ba bận. Quãng vỉa hè sũng nước dưới cơn mưa ào ạt. Con phố trắng xóa một màn mưa. Nhớ Sài Gòn.
Nhớ những sáng thức giấc, quãng đường từ căn gác trọ ra công trường chỉ năm trăm mét. Vỉa hè gập gềnh lổn nhổn vừa đi vừa tránh người, tránh đồ. Dãy cửa hiệu thời trang dọc dài đường Nguyễn Trãi dẫn ra ngã sáu Phù Đổng bỗng dưng trở nên quen thuộc. Có anh bạn hỏi: Lễ 30-4 và 1-5 anh không nghỉ à? Cười nhẹ và lắc đầu. Làm thuê, lại cướp tiến độ, nghỉ là một thứ cực kỳ xa xỉ. Lại càng xa xỉ hơn khi từ Hà Nội thẳng vào Sài Gòn kiếm cơm, nghỉ sao được.
Nhớ Sài Gòn những trận nhậu đi mấy chục km. Anh bạn nhỏ con uống đã đời rồi tựa ghế ngả đầu ngủ ngon lành, mặc cho xung quanh ồn ã việc nâng lên đặt xuống. Tỉnh lại uống tiếp. Vỉa hè quán Bắc đường Hải Triều, Hàm Nghi. Thứ gà nhạt thếch, không rẻ nhưng bởi mang hương vị Bắc nên cứ ngồi thôi. Thứ gà mà ở Hà Nội, đảm bảo sập tiệm. Ngồi là bởi nhớ Hà Nội, nhớ vỉa hè với những quây quần anh em bạn hữu, thứ mà ở Sài Gòn nhìn thì dung dị bình dân nhưng lại xa xỉ, xa xỉ cả từ sự thiếu vắng anh em bằng hữu đến khung cảnh quen thuộc và những món nhậu giản đơn.
Hà Nội mùa này lá rụng. Khung cảnh như thu. Những ngày nóng xen lẫn những ngày nhiệt độ chỉ hơn hai mươi độ. Nóng đấy nhưng đã lại lạnh ngay. Cái tiết trời làm nhớ một Sài Gòn cứ đều đặn mưa hàng ngày vào tiết độ này. Cuộc sống trôi không cần xem thời tiết. Có lẽ, cái làm khác giữa con người hai miền cũng bởi vậy. Hà Nội cứ dõi theo thời tiết để chuẩn bị áo quần cho hôm sau, còn Sài Gòn thì chẳng cần vậy. Phải chăng như thế, cái tâm lý đối phó cũng khác nhau chăng?
Hoa sấu rụng vương trắng những li ti vỉa hè phố. Trong một cơn mưa nhẹ về cùng không khí lạnh cuối mùa, cái gợi nhớ của một cái nóng mùa hạ qua hương hoa sấu, qua những li ti vương đầy các gốc cây, chen vào cái thực tại của một nền nhiệt độ thấp và mát mẻ trong những hạt mưa nhỏ, lúc ngừng lúc rơi như thế này của Hà Nội, lại càng nhớ hơn trong cái nao nao về một Sài Gòn đã từng gắn bó của một bước chân tha hương, trong quãng độ của một khúc đời phiêu dạt cuộc kiếm tìm.
Khi ngồi tại một ngôi quán trong một ngõ nhỏ của Hà Nội chật hẹp, với một khung cảnh quán lá dựng trên các nóc nhà, phóng tầm mắt vào đêm sâu quanh những khoáng đạt không gian, tôi chợt muốn có quanh mình những anh em Sài Gòn đã từng ngồi nhậu tại quán Má thằng Đậu. Cuộc gặp với những người bạn phương xa. Những lời giới thiệu... Tự nhủ rằng, chắc sẽ có một ngày, những người bạn ấy sẽ ra đây và sẽ dẫn các anh em đến với những nơi chốn mà việc uống xen vào với sự cảm thụ không gian.
Ngồi với nhau, đó là sự chia sẻ những ý nghĩ, những tư duy. Có thể khác biệt, có thể không cùng một mục đích, nhưng cơ sở là sự tôn trọng suy nghĩ, con người của nhau. Có thể uống rất nhiều mà cũng có thể chỉ là mượn nó như một sự xúc tác. Những ngày xuống Bình Dương, qua Biên Hòa, bên một dòng sông nước chảy như một thân quen sông Hồng mạn Long Biên. Lần đầu tiên được biết món má heo trong một buổi sáng đầu ngày, sau một trận rượu đêm tưng bừng với anh em.
Để từ đó, xuống mạn Tân Bình, ra chợ và mua đồ về tự làm. Món lòng lợn tiết canh kiểu Bắc, hoàn toàn Hà Nội với vây quanh là các anh em nhiều miền xa xứ, có cả nửa cái đầu heo nguyên mắt. Nhưng vẫn muốn một ngày, xuống lại Bình Dương và đi sâu vào cái quán trong một vòng vo loanh quanh đường làng ngày ấy.
Muốn viết nhiều, nhưng chắc sẽ có một lúc nào đó sẽ lại viết tiếp, cho những người bạn của tôi, những người bạn phương Nam mà đã lâu tôi không gặp lại, và cũng mong muốn có một ngày, đón tiếp các bạn tại Hà Nội của tôi, đến những nơi mà tôi nghĩ sẽ mang lại cho các bạn những cảm nhận riêng, có thể thú vị, có thể không, nhưng nó sẽ là tấm lòng của sự đón tiếp.
Nhớ những sáng thức giấc, quãng đường từ căn gác trọ ra công trường chỉ năm trăm mét. Vỉa hè gập gềnh lổn nhổn vừa đi vừa tránh người, tránh đồ. Dãy cửa hiệu thời trang dọc dài đường Nguyễn Trãi dẫn ra ngã sáu Phù Đổng bỗng dưng trở nên quen thuộc. Có anh bạn hỏi: Lễ 30-4 và 1-5 anh không nghỉ à? Cười nhẹ và lắc đầu. Làm thuê, lại cướp tiến độ, nghỉ là một thứ cực kỳ xa xỉ. Lại càng xa xỉ hơn khi từ Hà Nội thẳng vào Sài Gòn kiếm cơm, nghỉ sao được.
Nhớ Sài Gòn những trận nhậu đi mấy chục km. Anh bạn nhỏ con uống đã đời rồi tựa ghế ngả đầu ngủ ngon lành, mặc cho xung quanh ồn ã việc nâng lên đặt xuống. Tỉnh lại uống tiếp. Vỉa hè quán Bắc đường Hải Triều, Hàm Nghi. Thứ gà nhạt thếch, không rẻ nhưng bởi mang hương vị Bắc nên cứ ngồi thôi. Thứ gà mà ở Hà Nội, đảm bảo sập tiệm. Ngồi là bởi nhớ Hà Nội, nhớ vỉa hè với những quây quần anh em bạn hữu, thứ mà ở Sài Gòn nhìn thì dung dị bình dân nhưng lại xa xỉ, xa xỉ cả từ sự thiếu vắng anh em bằng hữu đến khung cảnh quen thuộc và những món nhậu giản đơn.
Hà Nội mùa này lá rụng. Khung cảnh như thu. Những ngày nóng xen lẫn những ngày nhiệt độ chỉ hơn hai mươi độ. Nóng đấy nhưng đã lại lạnh ngay. Cái tiết trời làm nhớ một Sài Gòn cứ đều đặn mưa hàng ngày vào tiết độ này. Cuộc sống trôi không cần xem thời tiết. Có lẽ, cái làm khác giữa con người hai miền cũng bởi vậy. Hà Nội cứ dõi theo thời tiết để chuẩn bị áo quần cho hôm sau, còn Sài Gòn thì chẳng cần vậy. Phải chăng như thế, cái tâm lý đối phó cũng khác nhau chăng?
Hoa sấu rụng vương trắng những li ti vỉa hè phố. Trong một cơn mưa nhẹ về cùng không khí lạnh cuối mùa, cái gợi nhớ của một cái nóng mùa hạ qua hương hoa sấu, qua những li ti vương đầy các gốc cây, chen vào cái thực tại của một nền nhiệt độ thấp và mát mẻ trong những hạt mưa nhỏ, lúc ngừng lúc rơi như thế này của Hà Nội, lại càng nhớ hơn trong cái nao nao về một Sài Gòn đã từng gắn bó của một bước chân tha hương, trong quãng độ của một khúc đời phiêu dạt cuộc kiếm tìm.
Khi ngồi tại một ngôi quán trong một ngõ nhỏ của Hà Nội chật hẹp, với một khung cảnh quán lá dựng trên các nóc nhà, phóng tầm mắt vào đêm sâu quanh những khoáng đạt không gian, tôi chợt muốn có quanh mình những anh em Sài Gòn đã từng ngồi nhậu tại quán Má thằng Đậu. Cuộc gặp với những người bạn phương xa. Những lời giới thiệu... Tự nhủ rằng, chắc sẽ có một ngày, những người bạn ấy sẽ ra đây và sẽ dẫn các anh em đến với những nơi chốn mà việc uống xen vào với sự cảm thụ không gian.
Ngồi với nhau, đó là sự chia sẻ những ý nghĩ, những tư duy. Có thể khác biệt, có thể không cùng một mục đích, nhưng cơ sở là sự tôn trọng suy nghĩ, con người của nhau. Có thể uống rất nhiều mà cũng có thể chỉ là mượn nó như một sự xúc tác. Những ngày xuống Bình Dương, qua Biên Hòa, bên một dòng sông nước chảy như một thân quen sông Hồng mạn Long Biên. Lần đầu tiên được biết món má heo trong một buổi sáng đầu ngày, sau một trận rượu đêm tưng bừng với anh em.
Để từ đó, xuống mạn Tân Bình, ra chợ và mua đồ về tự làm. Món lòng lợn tiết canh kiểu Bắc, hoàn toàn Hà Nội với vây quanh là các anh em nhiều miền xa xứ, có cả nửa cái đầu heo nguyên mắt. Nhưng vẫn muốn một ngày, xuống lại Bình Dương và đi sâu vào cái quán trong một vòng vo loanh quanh đường làng ngày ấy.
Muốn viết nhiều, nhưng chắc sẽ có một lúc nào đó sẽ lại viết tiếp, cho những người bạn của tôi, những người bạn phương Nam mà đã lâu tôi không gặp lại, và cũng mong muốn có một ngày, đón tiếp các bạn tại Hà Nội của tôi, đến những nơi mà tôi nghĩ sẽ mang lại cho các bạn những cảm nhận riêng, có thể thú vị, có thể không, nhưng nó sẽ là tấm lòng của sự đón tiếp.
Một tình cảm chân thành rất đôn hậu . Một người con Hà Nội , chỉ sống ở Sài Gòn một thời gian ngắn , mà đã cảm nhận được cuộc sông và tình cảm con người nơi đây . Đọc bài viết cảm thấy ấm lòng . Cảm ơn Tiêu Phong
Trả lờiXóaChắc hẳn bạn là người Sài Gòn. Cảm ơn bạn về sự chia sẻ của cmt.
XóaChắc hẳn bạn là người Sài Gòn. Cảm ơn bạn về sự chia sẻ của cmt.
XóaNhớ món má heo rồi hả Phong Ca ? :D
Trả lờiXóaỪ, nhớ món đóa roài đơi, kkk... :))
XóaTháng Tư này thì tôi lại ở Sài Gòn. Không ra ngoài mấy khi nên chẳng để ý là nó có khác các tháng còn lại không, chỉ biết là nóng hơn hồi Tết. Hì hì...
Trả lờiXóaMùa này Sài Gòn là mùa mưa. Mát hơn mùa khô bạn ạ.
XóaCảm ơn Tiêu Phong , đã nói giùm nỗi lòng của những người đã từng sống qua ở Sài Gòn , Sài Gòn zậy đó , mở lòng dung nạp mọi thành phần , nhưng tất cả mọi thành phần đó phải hoà tan trong nó . Sài Gòn vẫn giữ được bản chất vốn có của nó . Không biết ở Hà Nội thì sao ? Hai thành phố lớn ở hai đầu đất nước , Sài Gòn giữ được , liệu Hà Nội có giữ được cốt cách thanh cao như nó vẫn có , hay là đã ( Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều )
Trả lờiXóaBất ngờ lớn nhất của tôi là Bạn một tay ngang , một người làm trong nghành xây dựng, mà viết được bài viết hay như zậy . Phải là người tinh tế , từng trải , phải là người có một tâm hồn nghệ sĩ , mới cảm nhận vẻ đẹp trong từng khoảng khắc cuộc sông ( Những bức hình Ban chụp về mùa thu )
Hà Nội chưa mất đi khi vẫn còn nhiều người như Tiêu Phong
Good night
Cảm ơn lần nữa về nhận xét của bạn.
XóaTheo tôi thì ở đâu cũng có những sự khác biệt và có những con người với những hành xử khác nhau. Với tôi, vùng đất phương Nam với những đặc thù riêng khác ngay cả từ khi hình thành, từ thời Nguyễn Hoàng khai phá đến khi Mặc Cửu lưu vong đến đã có những lịch sử hình thành khác so với Hà Nội... Một lịch sử mà với nội dung 1 bài viết cũng khó có thể khái quát, nên cmt này trả lời bạn cũng khó có thể diễn đạt. Nhưng sự phóng khoáng, tính minh bạch của đất, người phương Nam là yếu tố nổi bật, mà không phải chỉ 1 năm sống ở Sài Gòn tôi cảm nhận được, mà nó hình thành từ những năm cuối thập kỷ 90, tôi đã có dịp tiếp xúc khi công tác tại đó.
Còn Hà Nội, những sự trái ngược trong hành xử, trong giao tiếp hay thương mại với những hệ lụy của hình thành lịch sử, của quá khứ, vẫn tồn tại bên cạnh những cốt cách xưa cũ. Nó buộc con người vẫn phải sống trong những tư duy ứng xử phù hợp. Tôi hiểu điều bạn muốn nhắn gửi. Tôi còn đọc 1 serie bài của 1 người tên Chu Mộng Long, viết về Hà Nội với ý chê bai câu '' Không thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An''. Tôi chỉ cười vì anh Long này tiếng là nhà giáo, nhưng anh chả hiểu gì về Hà Nội. Nếu ý kiến của anh ấy viết ở blog được coi là quan điểm cá nhân thì không nói, nhưng nếu anh mang cái đó ra giảng dạy, thì tư cách nhà giáo sẽ cần được xem xét.
Một lần nữa, cảm ơn về sự ''bất ngờ'' của bạn :))
"Phải chăng như thế, cái tâm lý đối phó cũng khác nhau chăng?''
Trả lờiXóaHay lắm anh!
Thank u :))
XóaThank u :))
XóaNhững hình chụp đẹp quá anh:)
Trả lờiXóaCó like điên đảo ko :))
XóaCó like điên đảo ko :))
XóaCó nút Like dám điên lắm ah, kkk
XóaCó dịp thì lại có thể trở lại SG mà anh, người miền Nam cũng rất hiếu khách
Trả lờiXóaChắc sẽ còn trở lại chứ em.
XóaHà Nội: Ngoài hiên nghe lá sấu rơi
XóaBỗng dưng lại nhớ một người rất xa.
Sài Gòn: "Đi dưới hàng me hoa lá rụng vương đầu"