Tấm hình trên là hình chụp một quán cơm có giá 2000 đồng/suất tại Sài Gòn, được mở vào năm 2009.
Với những người ở Sài Gòn thì chuyện quán cơm 2000 đồng này chắc là không lạ, bởi nó đã được đăng tải nhiều và cũng gây ra nhiều luồng dư luận. Những người mở ra nó nói rằng, nó là một mô hình từ thiện, dành cho người nghèo. Sở dĩ họ thu 2k cho một suất cơm là vì họ không muốn người nghèo có cảm giác bị bố thí. Đó cũng là một cách lý luận.
Với tôi, ngay từ ngày đầu tiên đọc về việc này, đã mang đến trong tôi một cách nghĩ rất gợn. Từ thiện vốn là một căn bản tính của gốc người, nó cũng thể hiện văn minh xã hội. Đến khi tôi đọc một bài phản bác cái suất cơm 2000 đó, tôi thấy cũng có lý. Tác giả phản bác nhìn nhận ở một góc độ của kinh tế học. Anh cho rằng một quán cơm bình dân có suất ăn 20.000 đồng nếu đứng gần một quán từ thiện 2000 đồng kia, hẳn quán bình dân sẽ đóng cửa.
Chính xác là như vậy.
Quán 2000 đồng bán một ngày 500 suất, sẽ đồng nghĩa với 500 suất của quán 20.000 đồng sẽ thất thu.
Tác giả phản đối quán 2000 đồng cũng phản biện rằng, anh hãy từ thiện luôn đi, đừng thu dù chỉ một đồng, và nếu anh muốn từ thiện thật, hãy lên Mù Cang Chải hay vùng xa heo hút nào đó mà làm, bởi nếu anh nhân rộng mô hình 2k này, điều đó là phá giá thị trường. Nếu nhìn thêm ở một góc khác, sẽ là biến anh chủ của quán 20.000 kia thành khách của quán 2k.
Thực ra, nói một cách thật lòng, tôi cũng không thích cái mô hình 2k. Bởi nói một cách thực lòng, người nghèo ở Việt Nam là có, nhưng không thể là nghèo đến mức phải ăn từ thiện. Tôi tin rằng, nhất là ở thành phố, lại là thành phố lớn như Sài Gòn hay Hà Nội, Hải Phòng hay Đà Nẵng, không có ai phải đói vì không có cơm ăn. Tôi chỉ tin họ có thể ăn không đủ ngon, chưa hẳn no cũng có thể, (chỉ là có thể thôi), chứ không thể là đói.
Anh có thể làm điều anh cho là đúng, và nếu vậy, anh hãy kiên định với cách mà anh nghĩ. Nhưng anh cũng cần để ý rằng, sẽ có những cách nhìn nhận khác mà anh sẽ cần tôn trọng cho dù nó là sự khác biệt. Anh cho rằng tác giả phản đối mô hình 2k của anh sẽ làm chùn bước những ai đang có dự định, ý định tham gia vào chương trình của anh. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bởi lý luận về mô hình của anh chưa đủ thuyết phục.
Nếu ai đó đã từng sử dụng lao động tại Việt Nam, thì sẽ phải công nhận một điều rằng, công nhân và ý thức lao động của mình còn rất kém. Và lười biếng, tìm đủ mọi cách bớt công cho đỡ nhọc sức cũng là một hiện tượng mà chủ sử dụng lao động cũng phải đối phó. Nên tôi tin rằng, cứ có quán bán với giá 2k là có người đến ăn. Nhưng nếu anh bán 5k thì người ta sẽ nghi ngờ và nếu là 10 hay 15k/suất thì chắc chắn là anh sẽ thất bại thảm hại, cho dù thực chất cái suất cơm của anh có giá thực là 50k, anh chỉ bán với giá 10k hay 15k, cũng với ý nghĩa đó là sự thiện nguyện.
Bởi vậy, tôi thiên về suy nghĩ rằng, những người mở quán 2k là những người rất thông minh. Họ hiểu rõ về thị trường và cả tâm lý tiêu dùng cũng như văn hóa tiêu dùng nữa. Họ cũng là người có tiền nữa. Người có tiền, nhất là tiền làm ra từ mồ hôi nước mắt, từ lao tâm khổ tứ, kể cả là mưu sâu kế hiểm đi nữa thì nhất định không bao giờ là người thiếu suy nghĩ. Nói một cách ở một sự nhìn nhận khác, thì như xã hội vẫn nói, nó là một hình thức tán lộc. Họ cũng đã thành công ở cách họ tán lộc như vậy.
Họ hoàn thành đủ các suất cơm cho một ngày bán với sự đảm bảo về chất lượng. Các suất cơm đó được bán hết sạch sẽ và được đón nhận với dư luận chung là tốt. Vậy hình thức tán lộc này phải được hiểu là một sự thành công.
Vậy vấn đề chỉ còn đến từ những ai nếu kinh doanh cơm bình dân, thì hãy dàn xếp hay khẩn trương tìm địa điểm mới, nếu có một quán cơm 2k ở gần địa bàn mình trong phạm vi bán kính mà sự đe dọa về cạnh tranh là hiển nhiên.
Tôi có một anh bạn mở một võ đường tại một chùa ở Hà Nội. Anh cùng với nhà chùa tổ chức nấu cháo từ thiện tuần một lần và mang vào một số bệnh viện để phát miễn phí. Anh có rủ tôi một vài lần tham gia, nhưng tôi cớ bận để từ chối. Bởi bệnh viện tuy nhiều người nghèo thật, và một bữa cháo miễn phí cũng là điều tốt đối với những đối tượng thụ hưởng, nhưng tôi vẫn tin rằng họ chẳng nghèo đến mức phải trông đợi bữa cháo đó của chùa và anh. Tôi tin là chùa làm điều đó bởi bản thân chùa cũng sẽ thấy thoải mái hơn, anh bạn tôi và các học trò của anh đi phát cháo cũng sẽ thấy vui hơn, vậy thì cứ làm. Tôi không muốn nhưng tôi tôn trọng và không có ý kiến.
Ở các nước giãy chết, họ cũng có những cơ sở thiện nguyện phát cháo, bánh mỳ và cấp chỗ ngủ cho những người vô gia cư (home less). Nhưng anh muốn có một chỗ ngủ, anh phải đăng ký trước. Anh muốn có cháo, anh cũng phải làm như vậy. Họ có kỷ luật của họ trong cách họ phục vụ hay phân phát lòng nhân ái.
Anh bạn viết bài phản đối có nói một ý tôi cho là rất đúng. Đúng với những đối tượng được coi là lười biếng và ỷ lại. Thay vì hãy thức dậy sớm, vác xác ra đường để kiếm tiền mua một suất cơm 20.000k, thì anh lại nằm nướng ra đó cho đến 11h và tiêu 2k cho một suất cơm mà đáng ra anh phải dậy sớm để có nó. Và đúng thêm nữa là, thay vì tiết kiệm những đồng tiền đáng nhẽ phải bỏ ra mua cơm, thì ai biết rằng anh sẽ mua cả chục cái xổ số, đánh một con đề hay xiên một con lô???
Tôi gặp một ông già trồng nấm người Trung Quốc, hiện đang ở Hà Nội. Ông già nói với tôi rằng, công nhân VN lười và ẩu lắm. Ông ấy nói, với cái trang trại hiện tại của ông ấy, nếu ở Trung Quốc thì ông ấy nhẹ nhõm hơn nhiều và công nhân cũng có thu nhập cao hơn nhiều. Nhưng ở VN, ông ấy chỉ trả cho nhân công được 150k/ngày, bởi không thể trả thêm. Phát cho găng tay và mũ bảo hộ khi làm nấm để tránh tiếp xúc trực tiếp, làm hại nấm thì nếu có mặt ông ấy, họ đeo vào, không có mặt ông ấy, họ bỏ ra. Điều đó gây hại cho năng suất. Không có năng suất cao, sao ông ấy trả lương cao được.
Điều đó đúng. Tôi làm thiết kế cũng vậy. Rất nhiều lần đã phải nói thẳng với nhà thầu, với những nhân công nhận việc của chủ nhà là đừng có làm trò với bản vẽ của tôi. Nhân công cao hay thấp nó có giá chợ, đừng có xiếc với gia chủ để thay đổi bản vẽ của tôi cho bớt công đi, trong khi tiền nhận của chủ thì không thiếu một xu.
Hoặc giả khi làm nội thất cũng vậy. Cái thói lười của việc không chấp nhận cái mới, cứ làm theo một lối mòn nhiều khi thành sự cố hữu. Khi mà Ikea, khi mà các vật dụng nội thất thông minh trên thế giới trở thành phổ biến với rất nhiều những cải tạo, từ những cái chốt, cái bản lề...giúp cho người thợ nhàn hơn nhiều, thì họ lại lười đến mức còn không muốn tìm hiểu xem cái vật tư đấy nó vận hành ra sao nữa. Họ vẫn muốn làm mộng, cưa xẻ, đóng đinh như đã hàng chục năm nay họ vẫn làm như vậy.
Những trò khôn vặt và sự lười biếng luôn và có lẽ là mãi sẽ là một thuộc tính. Tôi không muốn nói về cái gì sẽ được nếu thương hiệu cơm 2k của nhóm Người Tôi Cưu Mang phát triển thành một nhãn hàng có giá. Bởi nói nghiêm túc, với cách làm đó, nhận diện thương hiệu chả mấy chốc mà thành. Tôi, bạn hoàn toàn có thể nghĩ rằng, khi mà nó thành một thương hiệu, thì sẽ có một ai đó sẽ tiếp quản nó.
Các cụ vẫn nói: Biết được ma ăn cỗ!
Trường con gái em học ra quy định nếu bắt được bạn nào ăn quà hoặc vứt rác bừa bãi trong trường thì người đó được thưởng ngay 20.000đ.
Trả lờiXóaMột hôm đi học về con kể: các bạn í "khôn" lắm mẹ ạ. Các bạn thỏa thuận với nhau: một đứa vứt rác,một đứa "bắt".Kết quả: 20.000 tiền thưởng sẽ chia đôi,mỗi đứa 10.000đ. :D
Ý em là thói khôn vặt đã thành thuộc tính hả, kkk... :)
XóaỞ bên em, có thương hiệu 99cents đang làm bá chủ thị trường, trong khi các tiệm khác bán đủ thứ giá từ thấp đến cao thì ở tiệm 99cents mọi thứ từ trong ra ngoài đền dưới 1USD. Những năm đầu nằm trong khu nghèo - bình dân, đến bây giờ các tiệm ấy có mặt trong các khu có lợi tức cao, người Mỹ dù thế nào cứ hàng rẻ dù rẻ chút it hay rẻ tận mạng, có tiết kiệm được 50 xu họ cũng đến, đến chỉ vì ...> cảm giác mua được hàng rẻ và lắm khi đến cho vui, rảnh rổi cũng đến đi dạo có mua cũng chỉ vài đồng, tâm lý thế nên lúc nào chợ cũng nghẹt người...
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaNhưng nếu muốn đầu tư vào thương hiệu 99cents, phải có vốn 100 ngàn USD mới được mời uống trà ghi danh đấy anh ạ!
XóaTrở lại chuyện một xuất cơm 2000, chủ nhân phải là những người dám chơi dám chịu, có vốn hậu thuẩn ít nhất 6 tháng đến 1 năm không bao gồm tiền thuê nhà, đất và quan trọng là đủ lì chấp nhận thu bạc cắc để nuôi...heo, hiiii
Đồ 99 xu ko phải là duy nhất tại Mỹ em ạ. Bên Đức cũng có mô hình này.
XóaNhưng ở đây, nó ko minh bạch giữa từ thiện và kinh doanh. 99 xu ko phải từ thiện. Nhưng cơm 2k được gọi là từ thiện, vì vậy được free tax, được tài trợ và giúp đỡ...
Vậy, 1 lúc nào đó nó thành thương hiệu có giá trị, và Warrant Buffett muốn mua nó với giá 1 triệu đô chẳng hạn, thì sao?????