Chắc hẳn rằng, có nhiều người biết Cù
Huy Hà Vũ là con trai cả của nhà thơ Huy Cận, người tiếp nhận ấn kiếm
của vua Bảo Đại, một trong những người tham gia soạn thảo Hiến pháp VN
năm 1946, và đương nhiên, là khai quốc công thần.
Sự việc nào cũng có 2 mặt tất yếu. Có sự ổn định và quyền lực tập trung chuyên chế, tất sẽ có những bất cập, và điều này dẫn đến các phản biện, các đòi hỏi thay đổi thể hiện tại các tài liệu của anh Vũ. Những sự việc như CA bắn người không đội mũ bảo hiểm ở Thái Nguyên, đánh chết người ở Bắc Giang, hay gần đây nhất là ở HN, là 1 ví dụ nhỏ về sự bất cập khi tập đoàn quyền lực tập trung sử dụng công cụ hỗ trợ và bảo vệ an ninh, củng cố sự ổn định thông qua hệ thống bảo vệ Pháp luật. Các lý luận của hệ thống quyền lực đang fải tập trung lại và đưa ra giải pháp lý luận phù hợp hơn với thực tiễn, khi mà những bất cập đang tồn tại và chưa được giải quyết thấu đáo, hợp với xã hội. Quyết định xóa bỏ chợ đen về ngoại tệ chẳng hạn, làm được với sự quyết liệt bởi nguyên tắc tập trung quyền lực, dù rằng vẫn còn đầy rẫy bất cập. Dân sẽ chẳng thể biết mua USD ở đâu khi chợ đen bị dẹp và Ngân hàng thì nói không, với tính bất ổn khi những thông tin như gửi USD vào Ngân hàng sẽ bị kiểm tra về nguồn gốc. Và có người nói, vậy xài thẻ tín dụng khi đi nước ngoài. Bài học về sử dụng thẻ tín dụng bị an ninh kiểm soát đã không còn là chuyện cá biệt nữa, và đã biết thế, có ai thích '' lạy ông tôi ở bụi này '' ??? Quyền sở hữu tài sản không hạn chế là 1 quyền công dân được bảo hộ tại Hiến pháp, nhưng chắc rằng chẳng có công dân nào muốn phô phang thực sự giá trị tài sản của mình cho bàn dân biết, nhất là cho cơ quan bảo vệ an ninh trật tự biết cả. Đến chuyện bạch hóa tài sản của công chức vẫn còn là chuyện chưa thể rốt ráo nổi, nữa là người dân thường.
Ví dụ trên về cách giải quyết của 1 chế độ có quyền lực tuyệt đối, tuy chỉ là 1 ví dụ nhỏ và cũng chỉ là trên góc độ 1 cách nhìn, 1 góc nhìn, cũng đủ để góp 1 nhận thức rằng toàn trị để đảm bảo ổn định xã hội nó lợi hại ra sao. Ổn định là yếu tố tiên quyết của thể chế. Vậy nên, nếu có 1 sự đa nguyên chính trị, cũng chưa chắc đã là ưu việt hơn so với hiện tại, mà có thể sẽ chỉ dẫn đến sự náo loạn không cần thiết. Thể chế đa nguyên, thì dù đảng nào cầm quyền cũng sẽ vì lợi ích của mình, của các nhà vận động và tài trợ đã, rồi mới đến dân sau, mà chuyện đấy thì đã thấy đầy rẫy tại Đài Loan, Hàn Quốc, Ucraina, các nước tan rã từ Liên Xô cũ .... các ông nghị fang nhau tóe máu ngay tại nghị viện, và đất nước thì cũng đầy sự bất ổn, cứ nhìn sang các nước thuộc Liên Xô cũ là thấy rõ nhất.
Góc nhìn toàn cảnh, thì với 1 bài viết, chẳng thể mà hết ý được. Nhân chuyện anh Vũ sắp được đưa ra xét xử vào ngày 24/3 tới, có vài dòng bộc lộ nghĩ suy mà thôi. Lại nhớ câu nói cũ: Trong những cái chưa được, chọn cái ít chưa được nhất, thế thôi. Dù lòng còn nhiều uẩn ý, tâm còn nhiều chưa thông.
Có 1 link về việc phỏng vấn luật sư Trần Lâm, 1 trong 4 luật sư sẽ bảo vệ cho anh Vũ. Luật sư Trần Lâm nguyên là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các chức danh khác, đưa lên đây như là 1 cách nhìn rộng hơn trong vụ việc Cù Huy Hà Vũ: http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/03/14/ls-tr%e1%ba%a7n-lam-%e2%80%93-cu-huy-ha-vu-ch%e1%bb%89-lam-theo-l%c6%b0%c6%a1ng-tam-va-s%e1%bb%9f-h%e1%bb%8dc/
Cù Huy Hà Vũ bị bắt với cái lãng nhách và buồn
cười của chuyện cởi trần mặc quần đùi, trong fòng khách sạn với 1 cô
gái, ban đầu được kêu trên báo chí là chuyện dâm tình, và để khẳng định
thêm (hay là củng cố thêm cho cái lý bắt giữ) cái dâm tình vi fạm thuần
phong mỹ tục đó, người ta bảo thu được 2 cái bao cao su đã qua sử dụng
trong sọt rác của fòng khách sạn, nhưng chẳng báo nào sau đó nói, đã xét
nghiệm ADN để xác định chúng có fải sản fẩm đã qua sử dụng của anh Vũ
không. Rồi sau đó thì biết rằng anh Vũ bị truy tố vì tội Tuyên truyền
chống phá Nhà nước XHCN, theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Phải nói rằng, có nhiều điều, nhiều bài viết của
anh Vũ có nội dung không đồng ý với thực thể cầm quyền tại VN, và thừa
nhận là có sự thẳng thắn, thẳng thắn đến mức ngôn từ cũng có những trắng
phớ và đụng chạm, khiến người đọc không khỏi cau mày và thắc mắc, liệu
anh đã có quá thẳng thắn không ??? Và liệu những thẳng thắn đến mức
không kiêng dè động chạm như vậy, có lợi hay không và có mang lại được
sự thay đổi nào không ??? Tôi chả bao giờ coi anh Vũ cùng 1 dạng với Lê
Công Định, Trần Anh Kim hay chú trẻ háo hức Nguyễn Tiến Trung, cũng như 1
loạt các '' nhà bất đồng chính kiến '' khác mà đầy rẫy trên báo chí như
anh luật sư Nguyễn Văn Đài, em Lê Thị Công Nhân ...ect .... Sở dĩ nói
vây, vì ngoài những thẳng thắn có fần quyết liệt không dung nạp nhượng
bộ đó, có những bài viết của anh Vũ cũng hoàn toàn để người đọc được suy
ngẫm và nhận ra nhiều điều bất cập.
Tôi cũng chẳng cho là như thế, anh Vũ yêu nước hơn
các '' nhà bất đồng chính kiến '' kia. Bởi suy cho cùng, họ cũng yêu
nước, nhưng cái cách mà họ thể hiện có khác nhau, cách họ hành động khác
nhau. Sự thiển cận hay sâu sắc, do người đọc và quan sát tự định lượng.
Nếu bạn có đọc những tài liệu do anh Vũ viết, quyền hiểu rằng có sự
khích động lật đổ chế độ hay không trong các tài liệu đó, đó là quyền
của bạn, nhưng tôi thì không cho rằng thế, tôi chỉ cho rằng anh Vũ muốn
có 1 sự thay đổi theo hướng tích cực cho cả Đảng cầm quyền lẫn xã hội,
để tiến tới 1 xã hội dân sự thực sự.
Một xã hội dân chủ như nước Mỹ, thì đến cả các nước thuộc thế
giới tư bản cũng còn fải fấn đấu nhiều mới có được. Tiến trình để đạt
đến 1 nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và đòi hỏi 1 nền dân chủ pháp
trị cao không fải 1 sớm 1 chiều, cũng chẳng fải là mẫu tiên tiến điển
hình để mà các nước học hỏi. Sự ấy chỉ có thể diễn ra với bối cảnh của
từng nước, với nền văn hóa riêng của từng nước. Điều buồn rầu để nhận ra
rằng, với VN, để duy trì tình trạng ổn định, đã bắt buộc fải có những
biện pháp để quy thuộc quyền lực về 1 mối mà trị nước, điều đó, với
những ai thông hiểu thì sẽ dễ thỏa hiệp, nhưng không dễ để an tâm bởi
tâm lý được cái nọ thì fải hy sinh cái kia. Đảng toàn trị, quyền lực
lãnh đạo tuyệt đối Nhà nước và xã hội, ghi ngay tại điều 4 Hiến pháp
hiện hành. Sự tuyệt đối này duy trì cho VN 1 sự ổn định về mặt chính trị
và dẫn đến sự ổn định xã hội, tạo được 1 môi trường thống nhất trong sự
ổn định để mời gọi đầu tư, thu hút nguồn lực. Chả 1 tổ chức nước ngoài
hay tập đoàn kinh tế nào muốn đầu tư vào 1 đất nước đầy bất ổn về chính
trị cả.Sự việc nào cũng có 2 mặt tất yếu. Có sự ổn định và quyền lực tập trung chuyên chế, tất sẽ có những bất cập, và điều này dẫn đến các phản biện, các đòi hỏi thay đổi thể hiện tại các tài liệu của anh Vũ. Những sự việc như CA bắn người không đội mũ bảo hiểm ở Thái Nguyên, đánh chết người ở Bắc Giang, hay gần đây nhất là ở HN, là 1 ví dụ nhỏ về sự bất cập khi tập đoàn quyền lực tập trung sử dụng công cụ hỗ trợ và bảo vệ an ninh, củng cố sự ổn định thông qua hệ thống bảo vệ Pháp luật. Các lý luận của hệ thống quyền lực đang fải tập trung lại và đưa ra giải pháp lý luận phù hợp hơn với thực tiễn, khi mà những bất cập đang tồn tại và chưa được giải quyết thấu đáo, hợp với xã hội. Quyết định xóa bỏ chợ đen về ngoại tệ chẳng hạn, làm được với sự quyết liệt bởi nguyên tắc tập trung quyền lực, dù rằng vẫn còn đầy rẫy bất cập. Dân sẽ chẳng thể biết mua USD ở đâu khi chợ đen bị dẹp và Ngân hàng thì nói không, với tính bất ổn khi những thông tin như gửi USD vào Ngân hàng sẽ bị kiểm tra về nguồn gốc. Và có người nói, vậy xài thẻ tín dụng khi đi nước ngoài. Bài học về sử dụng thẻ tín dụng bị an ninh kiểm soát đã không còn là chuyện cá biệt nữa, và đã biết thế, có ai thích '' lạy ông tôi ở bụi này '' ??? Quyền sở hữu tài sản không hạn chế là 1 quyền công dân được bảo hộ tại Hiến pháp, nhưng chắc rằng chẳng có công dân nào muốn phô phang thực sự giá trị tài sản của mình cho bàn dân biết, nhất là cho cơ quan bảo vệ an ninh trật tự biết cả. Đến chuyện bạch hóa tài sản của công chức vẫn còn là chuyện chưa thể rốt ráo nổi, nữa là người dân thường.
Ví dụ trên về cách giải quyết của 1 chế độ có quyền lực tuyệt đối, tuy chỉ là 1 ví dụ nhỏ và cũng chỉ là trên góc độ 1 cách nhìn, 1 góc nhìn, cũng đủ để góp 1 nhận thức rằng toàn trị để đảm bảo ổn định xã hội nó lợi hại ra sao. Ổn định là yếu tố tiên quyết của thể chế. Vậy nên, nếu có 1 sự đa nguyên chính trị, cũng chưa chắc đã là ưu việt hơn so với hiện tại, mà có thể sẽ chỉ dẫn đến sự náo loạn không cần thiết. Thể chế đa nguyên, thì dù đảng nào cầm quyền cũng sẽ vì lợi ích của mình, của các nhà vận động và tài trợ đã, rồi mới đến dân sau, mà chuyện đấy thì đã thấy đầy rẫy tại Đài Loan, Hàn Quốc, Ucraina, các nước tan rã từ Liên Xô cũ .... các ông nghị fang nhau tóe máu ngay tại nghị viện, và đất nước thì cũng đầy sự bất ổn, cứ nhìn sang các nước thuộc Liên Xô cũ là thấy rõ nhất.
Góc nhìn toàn cảnh, thì với 1 bài viết, chẳng thể mà hết ý được. Nhân chuyện anh Vũ sắp được đưa ra xét xử vào ngày 24/3 tới, có vài dòng bộc lộ nghĩ suy mà thôi. Lại nhớ câu nói cũ: Trong những cái chưa được, chọn cái ít chưa được nhất, thế thôi. Dù lòng còn nhiều uẩn ý, tâm còn nhiều chưa thông.
Có 1 link về việc phỏng vấn luật sư Trần Lâm, 1 trong 4 luật sư sẽ bảo vệ cho anh Vũ. Luật sư Trần Lâm nguyên là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các chức danh khác, đưa lên đây như là 1 cách nhìn rộng hơn trong vụ việc Cù Huy Hà Vũ: http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/03/14/ls-tr%e1%ba%a7n-lam-%e2%80%93-cu-huy-ha-vu-ch%e1%bb%89-lam-theo-l%c6%b0%c6%a1ng-tam-va-s%e1%bb%9f-h%e1%bb%8dc/
Và đã là luật pháp thì phải công bằng với tất cả các công dân, không phân biệt thành phần, giai cấp . . .
Còn ai tin tưởng nữa khi vụ án ở Hà Giang vừa qua lại " sử kín ", sao phải sử kín . . . ? Khỏi sử đi, mất thời gian,tốn giấy mực, dân đen kiểu gì chẳng thua .
Chị sống bên này đã lâu, thấy thể chế đa đảng có cái hay của nó, các đảng phái phải nỗ lực làm sao để cải thiện được đời sống dân sinh, nếu không làm được, nhiệm kỳ sau dân bầu đảng khác. Ví dụ đảng CDU trong 2 nhiệm kỳ họ đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho dân chúng, số thất nghiệp giảm xuống đáng kể từ 5 triệu nay xuống còn có 3 triệu. Đó chỉ là 1 ví dụ nhỏ thôi.
Đánh nhau trên chính trường sướng hơn là ném đá giấu tay, dựng hiện trường giả, hay hơn nhiều là thiêu người ta trên giường ngủ TP nhỉ.
Thôi chị dừng đây, vì viết dài quá thì sẽ bị out, không đăng lên được em nhỉ.