Cồ Nam Vệ, mùa Đông năm Tân Mão.
Nam Vệ lúc này, chính sự đã yên ổn, giá cả vẫn cao vút nhưng đã tạm không tăng. Sau sự ồn ào về Thượng thư bộ Tài và phó Thượng thư bộ Thương về giá cả xăng dầu, không thấy đăng cáo thêm. Có lẽ sóng lặng mặt hồ mà nổi cồn nơi đáy chăng ???
Khi Vương đăng quang, quý tử cũng đã kịp lấy đủ các loại bằng cấp theo chế quy triều chính, định lệ cần thiết để bổ quan. Kíp đến hết Vương nhiệm kỳ 1, quý tử - cũng đã được coi là thái tử, cũng đã yên vị hàm Công, chức việc dẫn dắt bọn thanh niên đương tráng rồi sẵn đó, mà hàm Công kiêm luôn chức Bá nơi đất Bắc, rồi khi Vương gần hết Vương nhiệm kỳ 2, thì thái tử cũng đã thành Hầu Vương, yên vị là 1 quân cơ đại thần.
Nam Vệ lúc này, chính sự đã yên ổn, giá cả vẫn cao vút nhưng đã tạm không tăng. Sau sự ồn ào về Thượng thư bộ Tài và phó Thượng thư bộ Thương về giá cả xăng dầu, không thấy đăng cáo thêm. Có lẽ sóng lặng mặt hồ mà nổi cồn nơi đáy chăng ???
Bộ Vận, tân Thượng thư cũng học cách kiên quyết và quyết liệt
như ngày mới nhậm chức nhiệm kỳ đầu của đương kim Tể tướng, ra tận sa
trường mà trảm tướng tại trận, lại nghị họp với giới cáo tri mà ban bố
rằng, các quan lại và chức việc của Bộ sẽ đi làm bằng phương tiện công
!!! Nhân đó, lũ nhàn đàm nơi vỉa hè quán chợ mới nói: Duy ý chí vậy,
liệu có làm được không ??? Lại thêm lệnh cấm, quan chức ngành này không
được chơi golf lúc ngày nghỉ. Phải chăng vì ngài thương dân, giữa lúc
khốn khó lạm phát mà bộ hạ cứ thung thăng xa xỉ ăn trên ngồi trốc ???
Nên dành thời gian mà nghỉ ngơi, nghĩ mưu cho quốc kế dân sinh !!! Được
vậy, dân cảm cái lòng ngài lắm. Nhưng dân thì vốn gắn với gian, nên lại
ngờ ra mà bảo: Hay ngài không biết chơi cái món xa xỉ đó nên ngài cấm
bọn thủ hạ lâu la ???
Nhưng, đó cũng lẽ thường của người làm quan. Cái lẽ
nó cũng chẳng chết ai, chỉ là thêm mắm dặm muối cho lúc trà dư tửu hậu
mà thôi. Mệnh vận đất nước, quốc gia đại sự cũng nhờ vào từ các ngài trở
lên cả. Thiên hạ chỉ biết, giờ cứ chống mắt mà xem thôi.
Cũng vẫn năm Chính Sản đời thứ 66, nhưng là đời cựu Vương. Cựu
Vương xuất thân thợ rừng nơi non xanh phía Bắc. Vương cũng do có chí
tiến thủ, nên việc học hành cũng được chăm chỉ, quan lộ dần tiến phó Ty,
trưởng Ty rồi quan đầu tỉnh. Rồi chắc mến tài, nên Vương cũng lọt mắt
xanh các quan chuyên trách việc đánh cờ của triều đình mà quy hoạch về
nơi triều chính, nắm giữ nhiều trọng trách. Khi Vương còn ở tỉnh, quý tử
của Vương chắc do sức yếu nên cũng chẳng được đăng lính mà phụng sự Tổ
quốc, mà sự học cũng không hanh thông, nên xuất ngoại đăng phu. Hổ phụ
xuất phu hổ tử cũng xuất phu, âu cũng lẽ thường mà thôi. Khi Vương về
triều, bèn tính việc cho quý tử hồi hương mà thoát cảnh phu phen nơi đất
khách.Khi Vương đăng quang, quý tử cũng đã kịp lấy đủ các loại bằng cấp theo chế quy triều chính, định lệ cần thiết để bổ quan. Kíp đến hết Vương nhiệm kỳ 1, quý tử - cũng đã được coi là thái tử, cũng đã yên vị hàm Công, chức việc dẫn dắt bọn thanh niên đương tráng rồi sẵn đó, mà hàm Công kiêm luôn chức Bá nơi đất Bắc, rồi khi Vương gần hết Vương nhiệm kỳ 2, thì thái tử cũng đã thành Hầu Vương, yên vị là 1 quân cơ đại thần.
Cái đức làm quan chỉ biết lo cho dân mà không biết
lo cho con thì suy ngay được cái nhẽ mạnh yếu nông sâu của người quân
tử. Cá chuối còn đắm đuối vì con nữa là đường đường 1 đấng trượng phu.
Cái lẽ này, thường phu tục tử cũng còn thấu, huống chi ai !!! Câu '' Một
người làm quan cả họ được nhờ '' nhẽ phải chừa ra riêng ai chăng ???
Vả chăng, năm xưa tiên Đế dùng người, chẳng phải
dụng nhân toàn sức trẻ mà đánh thắng ngoại xâm đó sao ??? Thời nay, quý
tử cựu Vương cũng còn chưa hẳn là trẻ so với quý tử của Tể tướng, quý tử
của cựu Chính mật đại thần thống lãnh tra kiểm TW, những nhân tài trẻ
tuổi này còn đương trai vượng mãnh, lại đã là quân cơ đại thần tuổi còn
lâu mới tứ thập niên, xem ra Cồ Nam Vệ còn tương lai lắm lắm.
Cũng cùng nắm chính sự Cồ Nam Vệ, có Minh Vương người đất Nam.
Minh Vương khi còn đương chức Thái thú xứ Dương, cũng có nhiều công lao
gầy dựng. Chuyện triều chính của Vương không bàn, bởi thể chế Chính Sản
là trách nhiệm tập thể, nhưng tại Vương nhiệm của mình, Vương cũng để
lại sự ấm lòng cho bọn văn nhân, hay ít ra cũng làm cho thân nhân những
văn nhân thời Nhân văn Giai phẩm được an ủi, vong linh tứ đại văn nhân
bị khép oan thuở xưa cũng được siêu thoát hơn.
Tứ đại văn nhân bị khép oan năm nọ, có Trần Dần,
Phùng Quán, Lê Đạt và Hoàng Cầm. Chuyện xưa tuy cũ, trải cũng đã mấy
mươi năm, già nửa 1 đời người, nhưng sự nhìn nhận lại của Minh Vương mà
cấp ký giải thưởng Nhà nước cho họ, xóa bỏ sự hàm oan, cũng đã tỏ cái
bản lĩnh của người cầm cân nảy mực tối cao. Những người khép án năm xưa,
nay cũng ra người thiên cổ cả, nhưng hậu duệ của họ cũng vẫn còn, Minh
Vương ký giấy giải thưởng, thì hẳn những hậu duệ đó, những người vẫn còn
có ảnh hưởng triều chính về văn thơ tuyên huấn, chẳng cũng muối ruột
lắm ru ???
Đầu Đông Tân Mão niên, vài dòng lược sự. - Hihi, anh TP làm bài này an ủi vị Minh Vương về vui thú điền viên chăng? Dù sao thì sự minh oan cho những tác giả NVGP cũng đáng được ghi nhận (có còn hơn không) anh nhỉ.Trả lời nhận xét này
- Dạo này không thấy Tiêu huynh có bài thơ nào để nhâm nhi cả.Trả lời nhận xét này
- Nghe chừng sắp có biến lớn rồi! Cứ 1 vài tuần, Tiêu Phong Quán lại có mấy cái "ký sự" thế này, chính sự e thành ...công sự mất, haizzzz.Trả lời nhận xét này
- Chị rất thích lối viết của em, giá như em là nhà viết sử??? Chúc em một buổi tối chủ nhật ấm áp nhé.Trả lời nhận xét này