Cồ Nam Vệ, Giáp Ngọ niên, tính từ ngày
tiên đế khai quốc lập ngôn, lấy lại giang sơn xã tắc từ quân giặc cướp
Phù Tang, tuyên đọc chiếu chỉ huấn dụ bá tánh, đồng thời hiệu với cả
khắp ngoài thiên hạ về nền tự chủ, độc lập và quốc hiệu chính thống,
cũng đã được 9 năm.
Cồ Nam Vệ xuôi về phương Nam, có 1 quần đảo gọi là đảo Cát Vàng. Đảo này tài nguyên châu ngọc dưới biển nhiều vô kể, lại thêm sức phong phú của các loại hải sản và tiềm năng về hỏa khí dưới biển sâu. Trải suốt bao đời, chủ quyền lãnh hải vẫn thuộc về Cồ Nam Vệ, các thư tịch xuất hiện từ thế kỷ XVII đã chứng minh chuyện đó. Hoa Bắc vốn vẫn nhòm ngó Nam Vệ, nên nhân chuyện hòa đàm với Phú Lãng Sa, mà đẩy lui giới tuyến về phía Bắc, cũng là chủ ý thâm sâu này, để chủ quyền đảo kia sẽ thuộc Nam Nam Vệ quản lý, lúc đó sẽ tiến đánh mà Bắc Nam Vệ dù có muốn, cũng không phản kích được. Năm đó Giáp Dần niên, sau khi Tây Huê rút quân khỏi Nam Nam Vệ 1 năm, binh tình triều chính phương Nam của Thiệu Vương cũng đã ra chiều suy yếu, đã thiếu quân lương yểm trợ của Tây Huê, lại gặp sức công mạnh mẽ của quân Chính Sản các mặt giáp công, sự canh phòng biển đảo cũng có phần lơi là hơn trên bộ. Đây chính là thời cơ ngàn năm có một của triều đình Hoa Bắc, không đánh cướp ngay, còn đợi đến bao giờ nữa. Đội viễn dương của Thiệu Vương 4 hạm tàu, chỉ trong vòng 30 phút với 74 binh sỹ đã bị đánh gục trong trận thủy chiến với thuỷ binh Hoa Bắc. ( Xem thêm: Nguồn: Tuanvietnam.vietnamnet.vnn)
Năm Mậu Thìn, triều đình Hoa Bắc lại gây trận thủy chiến với thủy quân Nam Vệ tại quần đảo có tên Cát Dài. Trận chiến này tuy không làm mất chủ quyền biển đảo vào tay Hoa Bắc, nhưng thủy quân Nam Vệ cũng mất 3 hạm tàu và hy sinh 64 thủy binh. Triều đình Hoa Bắc sau khi chẳng thể dùng vũ lực quân sự với lãnh thổ Nam Vệ, lại nhân lúc chính sự rối ren của thể chế Chính Sản tại Nga La Tư, bèn lộ ý hòa đàm với Nam Vệ. Từ đấy, Nam Vệ và Hoa Bắc tạm hòa trong thế tại thời thế thế thời phải thế. Sự chính hòa hoãn, bắt đầu từ năm Tân Mùi.
Nam Vệ ký sự, chuyện hãy còn dài, người kể chuyện xin khất quý vị đến 1 ngày khác tháng ngày rông dài hơn, sẽ xin hầu tiếp.
Nguyên Cồ Nam Vệ, bị quân râu xồm Phú Lãng Sa xâm
chiếm, ngót nghét trải cũng đã trăm năm, nhân lúc Phú Lãng Sa yếu thế mà
quân Phù Tang thừa cơ đánh úp, cướp mất thuộc địa. Tiên đế nhân lúc Phù
Tang lại suy kiệt vì họa hỏa diệt cho đến suy cùng của quân
Huê, lại ỷ được với thế như chẻ tre vũ bão của quân đồng minh nơi các sa
trường Tây phương, mà chớp thời cơ hiệu triệu quân binh, cùng với lòng
dân đang nao nức quy thuận mà lật quân Phù Tang, cướp chính quyền về nhà
Chính Sản. Năm đó Ất Dậu niên.
Tiên đế Chính Vương dù đã đuổi được Phù Tang, nhưng vẫn biết
lòng bọn Phú Lãng Sa mắt xanh râu xồm đâu có dễ bỏ qua cho non sông gấm
vóc rừng vàng biển bạc này, nên vẫn có ý hòa thuận để mà nhập mối liên
minh hiệp nước, nhưng dù Tiên đế có là người tài bốc phệ, giỏi quẻ đoán
cũng chẳng thể xoay thời vận thế, nên tháng Đông năm Bính Tuất, quân Phú
Lãng Sa đã lại trở chiếm kinh thành. Chín năm bày binh bố trận, giao
tranh liên miên, tiên đế cũng đã dụ được quân râu xồm Phú Lãng Sa vào
trận thung đồi Tây Bắc, mà chỉ 1 trận đánh cho tan không còn mảnh giáp,
phải chịu lui quân và ngồi bàn mà đàm hòa ước.
Hòa ước năm đó, Cồ Nam Vệ bị buộc phải chia nửa
đất nước, định ra giới tuyến mà các đại thần chịu mệnh ngoài việc hòa
đàm căng thẳng, còn chịu thêm áp lực từ sứ thần Hoa Bắc. Hoa Bắc xưa
nay, vốn chỉ coi Cồ Nam Vệ như phiên quốc của mình, là phên dậu quốc gia
của mình, chư hầu của mình, chứ nào coi Nam Vệ như một nước có tự chủ
độc lập. Sứ giả Hoa Bắc có mặt tại hòa đàm với tư cách khách mời, nhưng
thực lại là đóng vai chủ vị mà ép Nam Vệ phải lùi mãi về đường giới
tuyến. Làm thế để Hoa Bắc có thể thảnh thơi mà lo phên dậu quốc gia, lại
át được lân bang hàng xóm, tỏ được cái chí bá quyền của thiên tử. Nam
Vệ chia đôi, Hoa Bắc tha hồ lũng đoạn mà thao túng. Chuyện y như rằng,
sau này Bắc Nam Vệ tiến hành công cuộc thống nhất, đánh lại giặc Huê,
triều đình Hoa Bắc trang bị cho quân đội Bắc Nam Vệ từ quần áo mũ mãng
đến khí giới lương khô, bầu nước bát sắt ... Hay cho cái mưu thâm của
triều Chính Sản Hoa Bắc.
Lại nói phương Nam của Cồ Nam Vệ. Sau cuộc chính biến Quý Mão,
đệ nhất Vương là Diệm tử nạn cùng bào đệ là Nhu, các huynh đệ dòng tộc
cũng kẻ thì chết, kẻ thì lưu vong. Đến đệ nhị là Thiệu Vương dù có Tây
Huê giúp sức, cũng đang ở vào thế lung lay. Tây Huê sau khi gặp sức
kháng cự bền bỉ của nhà Chính Sản bắc Nam Vệ, cuối cùng cũng đã phải rút
quân vào mùa Xuân năm Quý Sửu với 1 hiệp ước không xâm phạm lãnh thổ Cồ
Nam Vệ nữa. Chính lúc này, triều đình Hoa Bắc ra tay. Cồ Nam Vệ xuôi về phương Nam, có 1 quần đảo gọi là đảo Cát Vàng. Đảo này tài nguyên châu ngọc dưới biển nhiều vô kể, lại thêm sức phong phú của các loại hải sản và tiềm năng về hỏa khí dưới biển sâu. Trải suốt bao đời, chủ quyền lãnh hải vẫn thuộc về Cồ Nam Vệ, các thư tịch xuất hiện từ thế kỷ XVII đã chứng minh chuyện đó. Hoa Bắc vốn vẫn nhòm ngó Nam Vệ, nên nhân chuyện hòa đàm với Phú Lãng Sa, mà đẩy lui giới tuyến về phía Bắc, cũng là chủ ý thâm sâu này, để chủ quyền đảo kia sẽ thuộc Nam Nam Vệ quản lý, lúc đó sẽ tiến đánh mà Bắc Nam Vệ dù có muốn, cũng không phản kích được. Năm đó Giáp Dần niên, sau khi Tây Huê rút quân khỏi Nam Nam Vệ 1 năm, binh tình triều chính phương Nam của Thiệu Vương cũng đã ra chiều suy yếu, đã thiếu quân lương yểm trợ của Tây Huê, lại gặp sức công mạnh mẽ của quân Chính Sản các mặt giáp công, sự canh phòng biển đảo cũng có phần lơi là hơn trên bộ. Đây chính là thời cơ ngàn năm có một của triều đình Hoa Bắc, không đánh cướp ngay, còn đợi đến bao giờ nữa. Đội viễn dương của Thiệu Vương 4 hạm tàu, chỉ trong vòng 30 phút với 74 binh sỹ đã bị đánh gục trong trận thủy chiến với thuỷ binh Hoa Bắc. ( Xem thêm: Nguồn: Tuanvietnam.vietnamnet.vnn)
Trận chiến này đánh dấu 1 phần bờ cõi tổ tông để
lại cho Cồ Nam Vệ chính thức bị Hoa Bắc xâm chiếm. Chính tại chuyện này,
nơi Kẻ Chợ thần kinh có kẻ học sỹ dòng khai quốc, vì muốn lấy lại chính
danh cho các thủy binh của Thiệu Vương đã tuẫn nạn vì nước, mà lớn
tiếng kêu gọi trả cho 74 vị thủy binh kia tên gọi liệt sỹ. Chuyện bờ cõi
bị xâm lăng nhẽ chẳng để cho phải bàn bởi kẻ thất phu nơi điền dã,
nhưng luận ra để biết, Hoa Bắc cường triều vỗn vẫn mưu đồ đại bá, tính
cũng đã cả ngàn năm đô hộ, lẽ nào trong sớm chiều mà bớt bỏ mưu sâu kế
hiểm ???
Nhất thống sơn hà, nhà Chính Sản lại gặp họa biên
thùy. Phía Nam, quân trại rừng quấy nhiễu có sự giúp sức của quân
Chiêm, phía Bắc thì đường cỏ phân mao ứa lệ biên thùy bởi quân Hoa Bắc.
Bình Bắc Vương lúc đó mới phục chức, muốn nổi danh uy, bèn triệu tập
quần thần bàn kế khả thi. Bình Vương người nhỏ bé nhưng mưu sâu kế hiểm,
có thể tùy thời mà đổi, nổi danh với câu lập ngôn: '' Mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt được chuột cũng đều là mèo cả !!! ''.
Bình Vương vốn vẫn phục sức theo lối Tôn Vương, mà cả triều Hoa Bắc
nhiều đời các triều thần vẫn theo đó cả, nhưng khi hợp tác với Tây Huê,
đã đổi dạng triều phục mà còn sẵn sàng đội mũ chăn bò của bá tánh Tây
Huê tặng. Khi ấy Cồ Nam Vệ nhà Chính Sản vẫn chủ trương không hợp tác
với Tây Huê, lại phải chống lại quân Chiêm nơi các đảo và vùng biên
giới, nên Bình Vương lấy cớ chẳng chịu tuân phục chỉ dụ của thiên tử mà
đem quân chinh phạt, ấy là năm Kỷ Mùi. Chuyến chinh phạt này, vốn lấy cớ
trừng trị '' tiểu bá Nam Vệ '', nhưng thực lại là muốn một mặt dụng kế vây Ngụy cứu Triệu
để cứu Chiêm, một mặt gây sức ép lên Nam Vệ phải ngả theo thiên tử,
không được tơ vương gian díu với nước Nga La Tư, vốn đang bất hòa với
triều đình Chính Sản Hoa Bắc.
Rồi lại nhân cớ chinh phạt ấy làm cho khắp nẻo biên thùy vắng
thưa các nạn dân mà đem cột mốc đi dời đổi. Sa trường phía Bắc năm ấy,
nổi lên 1 anh hùng xuất thân xứ Thanh, họ Lê tên chữ là Chinh. Chinh
giỏi võ, một mình đánh mấy chục địch quân như ra vào chỗ không người với
2 tay không tấc sắt. Sau quân Hoa Bắc quyết mai phục, lừa Chinh vào bẫy
sát hại. Bá tánh nơi biên thùy vẫn truyền tụng rằng, nếu Chinh còn
sống, chưa chắc giặc Hoa đã dám xâm phạm nơi biên cương năm Kỷ Mùi ấy.
Ấy là yêu mà nói vậy, cũng là để tỏ cái ơn với người anh hùng đã hy sinh
cho dân tộc.Năm Mậu Thìn, triều đình Hoa Bắc lại gây trận thủy chiến với thủy quân Nam Vệ tại quần đảo có tên Cát Dài. Trận chiến này tuy không làm mất chủ quyền biển đảo vào tay Hoa Bắc, nhưng thủy quân Nam Vệ cũng mất 3 hạm tàu và hy sinh 64 thủy binh. Triều đình Hoa Bắc sau khi chẳng thể dùng vũ lực quân sự với lãnh thổ Nam Vệ, lại nhân lúc chính sự rối ren của thể chế Chính Sản tại Nga La Tư, bèn lộ ý hòa đàm với Nam Vệ. Từ đấy, Nam Vệ và Hoa Bắc tạm hòa trong thế tại thời thế thế thời phải thế. Sự chính hòa hoãn, bắt đầu từ năm Tân Mùi.
Nước Nam Vệ, kể từ đời tiên đế Chính Vương, đến
nay trải đã 8 vương kế nhau trị vì. Tuy tao loạn tùy thời, nhưng nhân
tài đời nào cũng có. Những nhân tài này đã nâng cách sử dụng ngôn ngữ Cồ
Nam Vệ lên đến 1 mức nghệ thuật, lô hỏa thuần thanh. Năm ấy ngoài khơi
đảo Cát Vàng, ngư dân Nam Vệ bị tàu nước ngoài đâm chìm, huấn dụ đại
thần chỉ thị cho các nơi rằng, đó là tàu lạ đâm. Bá tánh xôn xao mới hỏi nhau rằng: Tàu lạ là tàu nào ??? Nghe chi mà rối mớ !!! Các
việc như kêu gọi khách thương bỏ vốn xây nhà, xây trường cho đồng nhi
niên thiếu, vốn là việc nên làm của triều chính để mà chăm lo cho sự học
của con dân, ngõ hầu mà tri tồn, phát triển, thì ủy cho bọn thương
khách đấy mà gọi là xã hội hóa. Cái gì chúng làm thì gọi là xã hội hóa cái đấy. Tỷ như xây trường, gọi là xã hội hóa giáo dục, xây thương quán, thì gọi là xã hội hóa y tế ... vân vân và vân vân ... Cái này, được gọi là nghệ thuật uyển ngữ.
Nhân tài Nam Vệ không chỉ xuất đầu với sự vụ về
ngôn ngữ học, mà cái sự hanh thông quan lộ cũng tài lắm. Năm ấy triều
đình mở khoa thi Tiến sỹ, khoa thi chỉ dành riêng cho các Tiến sỹ thuộc
Viện Học chính đã làm quan rồi, được đào tạo để kế nghiệp các chức việc
hàng đại thần. Có quan đại thần mang hàm Hầu, thụ danh nghiệp là Doãn
phủ thanh niên đoàn, họ Hồng tên Tại. Ngài xuất thân là cháu vợ nguyên
đại thần nghị chính hàm Công, viện trưởng Quốc vụ viện, thế nên ngài
cũng hanh thông lắm. Năm ấy việc nước nhiều, thanh niên sự vụ phải uốn
nắn cũng khiếp, nên giáp đến kỳ thi mà ngài cũng chưa chuẩn bị kịp cho
kiến thức cần dùng. Có kẻ kia là quan giám trường mới nhân việc ấy mà bỏ
nhỏ ngài rằng, sẽ ngơ qua để ngài làm bài cho trót lọt. Chẳng ngờ năm
ấy, quan Giám tra bộ Học đến kiểm bất thình lình, bắt quả tang ngài đang
xem sách trộm, bèn lập biên bản mà làm công văn giấy tờ gửi đi các nơi
cần kíp. Theo lệ trường, bắt quả tang như thế là đình chỉ thi ngay lập
tức. Nhưng mắc nỗi ngài hàm Hầu, lại đang đương chức, tuổi trẻ chắc tài
còn cao mà nửa đường đứt gánh quan lộ thì lấy ai ra mà đương sai việc
nước ??? Thế là ngài được đặc cách chỉ trừ 50% điểm thi ( http://dantri.com.vn/c0/s0-128837/uy-ban-kiem-tra-se-ket-luan-ve-viec-cua-ong-dao-ngoc-dung.htm). Nghe được việc này, Bốc Phệ tiên sinh, vốn cũng thuộc hàng tổ sư môn bốc phệ bói toán, mới gieo 1 quẻ mà phán rằng: Nhà
này có nhẽ được phúc to, âm phần hàm rồng lại đương khi vượng bốc, chỉ
là có cây lạ mọc không đúng chỗ, nhổ đi thì yên ổn vài năm rồi phú quý
công danh lại chẳng mấy về tay.
Nhân bảo như thần bảo, ngài chuyển công vụ vài năm rồi Đại hội
chính sự vừa qua, ngài đắc chức Thái thú xứ An. Bọn học sinh nghe thế mà
an tâm rằng, đã có tấm gương to đấy rồi, nên nhao nhao bảo nhau đi tìm
thày địa lý để xin khoảnh hàm rồng, chuyện lo lắng học hành thi cử để
đấy, ai mà biết mai sau.
Cái sự tài của nhân vật nước Nam Vệ, còn kể đến
Thái thú đất Ninh. Xứ này có ruộng, có núi, có sông, phong cảnh hữu tình
mà lại quê hương cờ lau tập trận xưa của Đinh Đế. Thái thú chắc cũng
hậu duệ nhiều đời của Đinh tiên Hoàng đế xưa. Chả biết sự chìm nổi gia
sản ra sao, nhưng thú chơi đồ cổ của ngài cũng thuộc hàng cựu lão. Trước
cổng tư phủ của ngài, có tấm thạch thư chữ mạ vàng, ghi rõ là bảo tàng
cổ vật. Cổ vật thì giá trị phải là ức vạn, mà thêm bảo tàng, tức là nơi
lưu giữ cổ vật thì giá trị liên thành, triệu triệu ức ức vạn. Tài làm
quan thì đến ngày vấp sự, triều đình cũng nể cái tình đã cống hiến công
sức bao năm cho dân cho nước mà thể tất cho ngài được dưỡng hưu trước
tuổi, ấy là cái ưu việt của nhà Chính Sản, nhưng chuyện tài hơn, là ngài
mua trống đồng với giá đến cả triệu có hơn tiền Tây Huê, dân gọi là Mỹ
kim, mà rủi cho ngài, cái trống lại là đồ ăn cắp, các công sai bộ Hình
cũng đã xác nhận và đang trong kỳ tra án. Đến đây lại thêm nổi cái tài
yên vị, dù có thế, ngài cũng chả sao, có mất tiền thì cũng chỉ là của đi
thay người, tái diễn Tái ông mất ngựa mà thôi (http://danviet.vn/21682p1c24/vu-nguyen-bi-thu-tinh-uy-ninh-binh-bai-hoc-ve-cong-tac-can-bo.htm)
Ký sự Nam Vệ, không thể không nhắc đến quan Tri
phủ đất Mẹo. Ngài nguyên xuất thân vùng đồng bằng, học hành đỗ đạt mà
được bổ làm quan xứ núi đá vùng cao này. Ngài đã từng cự nự cả đại thần
đương triều, gián nghị đại phu họ Nguyễn vì vị đại thần này đã vấn nghị
rằng: Tại sao đã 5 lần Tể tướng yêu cầu mà ngài vẫn không thực thi, phải
chăng đó là sự chống lệnh của người hành pháp ??? Ngài dùng cỗ xe có
giá tới mấy ngàn con trâu cùng kiểu với cỗ xe của Tri phủ Hà thành xưa.
Khi bá tánh đồn đoán về cỗ xe thì cỗ xe tự dưng biến mất, sự vụ được Phủ
doãn phủ Hình xứ Mẹo tấu trình lên rằng đang tra án về nghi vấn cỗ xe
đó. Nhưng thế cũng chẳng thành chuyện. Chuyện ngài hoa sớm trăng hôm với
kỹ nữ mà không thèm giấu diếm, ảnh họa của ngài với tư thế của ngày sơ
sinh đón tay mụ đỡ làm nhức mắt các quan lại đầu triều. Cho rằng thế là
hại lắm, thế là mất danh lắm, thế là cái tư cách phụ mẫu dân của ngài nó
chẳng còn uy nữa mà hại đến cả triều chính, phiền não đến các muôn dân
nên triều đình nghị họp, cho ngài hưu trí nơi điền tịch mà hưởng cái
tráng niên. Cái chuyện này, người kể chuyện chỉ lại thương cho các thanh
nữ vùng cao vượt khó, mất chỗ dựa dẫm tiền tài mà lo cho cái cuộc học
hành đỗ đạt, khi mà lòng yêu thương vô bờ bến của ngài với các nữ tú
không còn được dịp mà phát quang.
Thời còn nhậm trị xứ núi, có kẻ kia là Sấm, nhân làm chức Giáo
học mà đẩy ép các trò nữ phải đổi tình lấy điểm. Kẻ ấy nhân đó cũng dâng
hoa làm quà, đưa đến cho ngài cũng không ít các nữ tử tuổi còn hoa
niên. Hoa rừng có khác, ngài mến ngay và coi đó là quan hệ tình cảm chứ
không có đổi chác bán mua như kẻ Giáo học khốn nạn kia. Chuyện lộ, tay
Giáo học bị công sai khép án, phủ Hình luận tội có chứng cứ rành rành,
Giáo học khốn nạn ngay nơi công đường dập đầu kêu oan, nằng nặc đòi cởi
quần chứng minh rằng mình bị tiền liệt tuyến, cái bệnh mà chức năng chú
nhỏ chỉ còn tác dụng bài tiết. Đời nào các quan xét án chịu cái lẽ đó
của kẻ thất phu lỗ mãng, bởi các quan đã chấp nhận cái lẽ của quan Tri
phủ là có quan hệ với các nữ tử rừng xanh nhưng đó là tình cảm, chứ không phải mua dâm bán sắc. Chuyện này diễn biến thế nào, hồi sau sẽ rõ.Nam Vệ ký sự, chuyện hãy còn dài, người kể chuyện xin khất quý vị đến 1 ngày khác tháng ngày rông dài hơn, sẽ xin hầu tiếp.
quá đã! quá đã!