Lề đường Hà Nội có khối thứ để nghe, để hóng hớt. Chả thế mà vẫn có câu
nói: Tin vỉa hè hoặc Thông tấn xã vỉa hè. Câu chuyện dưới đây cũng vậy,
nếu suy nghĩ bình thường với ít suy nghĩ hoặc vô tâm, thì nó cũng chìm
đi dưới bao ngổn ngang đời thường khác thôi.
Vậy nên cũng sẽ tùy người
đọc và nhận định của riêng mình. Với tôi, cũng chỉ là 1 cách nghĩ và
cách nhìn của riêng tôi.
Đó là 1 hàng nước chè chén. Hàng nước
chè chén nhan nhản ở Hà Nội với ghế nhựa, bàn gỗ và tùy từng nơi, to
nhỏ khác nhau về '' quán ''. Có ô che và không có ô che, có mái bạt vẩy
căng tạm che nắng hoặc không, nhưng đều giống nhau ở đặc điểm là bám vào
lề đường, vỉa hè để kiếm sống. Cái dãy vỉa hè này, có đủ loại hàng
quán, quán cơm, quán phở, cà fê, bún đậu mắm tôm, nước mía, rửa xe...
Quán chè chén nằm giữa 1 quán cơm và 1 quán phở.
Chị bán hàng
khoảng ngoài 40, vẻ nhọc nhằn hiện rõ ở cái dáng khắc khổ, cứ chúi lao
về phía trước và khuôn mặt sạm đen vì nắng, vì gió bụi của mưu sinh.
Quán chị là 1 cái bàn gỗ khoảng 80cm x 100cm và độ chừng hơn chục chiếc
ghế nhựa thấp, được che dưới 1 cái ô to, loại ô đại và chếch bên là 1
cái ô khác nhỏ hơn. Khi tôi gọi chén nước chè, thì chị đang kể với 1 cậu
khách, chắc là khách quen:
- ... Nó thu của chị mất hơn chục chiếc ghế rồi, khốn nạn thế.
- Nhưng em thu hộ chị vào chồng rồi mà ??? Cậu khách thắc mắc.
-
Ừ, nhưng vì chị chưa kịp cất thì nó thu mất. Đáng nhẽ chưa chồng thì nó
cũng chẳng bê, nhưng vì chồng rồi nên nó tiện tay bê luôn. Nó đòi thu
cái ô của chị, lúc đó chị ra cụp ô rồi, vừa cầm cái đế sắt này thì nó
chụp cái ô, chị bảo: '' Đ...mẹ ông, ông mà không bỏ ra, tôi ném cái đế
sắt này gãy mẹ chân ông đấy ''... Cái đế sắt này mấy trăm nghìn đấy em
ạ. Nó thu hàng chị đành bỏ, chứ mấy cái ô này không thu của chị được.
Chị định căng cái bạt nhưng chúng nó có cho đâu, nên phải kiếm mấy cái ô
này che đỡ.
- Nhưng sao lại thế chị ?
-
Nó làm luật, làm luật em ạ. Ở đâu chả thế. Nhưng cái chính là nó muốn
làm luật bọn kia kìa ( chị chỉ tay ra quán phở gần đó ). Nó đến đòi thu
bạt của bọn kia, nhưng bọn nó lại quấn bạt vào rồi, thế là nó quay ra nó
quậy chị. Đ... mẹ nó, cùng đường ra vỉa hè kiếm sống, nhà nó cũng bán
hàng ngay kia chứ đâu mà nó khốn nạn với chị thế, chị sợ đ...éo gì nó mà
chị không chửi, con vợ nó cũng bày đầy ra vỉa hè ở kia thì ai thu mà nó
ra nó khốn nạn với chị.
- Thế rồi sao chị ???
-
Thế là chị bảo bọn kia ( bọn hàng phở ) là làm luật đi, nó đòi thu bạt
sao không thu mẹ bàn ghế của bọn mày, chúng mày ngu lắm, đ...éo hiểu ý
chúng nó à... Thế là làm luật đấy. Chả biết gọi bọn nó vào đưa bao nhiêu
nhưng xong rồi. Cả cái dãy này, có hàng nào mà chúng nó không vào làm
luật. Nhà kia kìa ( chị chỉ 1 cửa hàng bán giầy chếch đó) thấy bảo quen
ông nọ ông kia, nhưng rồi cũng phải làm luật với bọn nó hết, không nó
không cho để xe thì bán hàng cho ai ??? Trước chị đi bán rau, nó thu
gánh thì cũng bỏ mẹ nó đi chứ chả bao giờ chị xin xỏ chúng nó, bán hàng
nước bây giờ cũng thế, nó thu thì bỏ ghế đi mua lại, nó thích thì cho nó
bao thuốc chứ chị đ...éo bao giờ thèm xin xỏ chúng nó. Chị bảo thẳng
thằng Hách đấy, vợ ông cũng bán vỉa hè như tôi sao ông không thu, ông ra
đây làm cái đ...éo gì... Chị là chị chửi thẳng chứ chị sợ đ...éo gì cái
loại chúng nó. Nó định bê cả cái bàn này ( cái bàn để thuốc lá, bánh
kẹo, nước ngọt ...) nhưng ông Thanh ông ấy ngăn lại, ông ấy bảo thôi,
lấy của nó làm gì...
Rồi
chị thở 1 hơi và kết luận: Làm luật hết em ạ, bọn bán nước mía kia mới
bày ra có mấy hôm cũng làm luật rồi đấy. Trên ăn to thì ở dưới cũng phải
để cho bọn nó ăn nhỏ, biết là chúng nó cũng đ...éo sống được bằng lương
nhưng chúng nó cũng khốn nạn lắm...
Một
câu chuyện, dù chỉ là sự la liếm tầm thường của 1 bộ phận cán bộ chính
quyền cấp cơ sở đối với những người buôn bán nơi hè đường, lấy nơi bụi
bặm làm kế mưu sinh và với những người thuê cửa hàng, lấy vỉa hè làm nơi
đỗ xe tạm cho khách vào xem hàng, với 1 cách nhìn của người hóng hớt,
cũng đủ thấy tại sao cái chữ '' cướp ngày là quan '' từ thuở thơ bé được
học về quan lại phong kiến, vẫn tồn tại ngay tại nền văn minh của thế
kỷ 21, như là 1 tiên đề vậy, dưới rực rỡ huy hoàng của chế độ trong mơ,
niềm tin của Mark về lý thuyết tiến lên của xã hội loài người, chế độ xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Muốn
làm luật thằng bán phở thì đừng thu bàn ghế nó bày ra vỉa hè, vì nó
cồng kềnh vướng víu, kho phường không có chỗ để cất, mà thu cái bạt nó
giăng ra ấy. Nó vẫn ngu nó không hiểu thì đe bà hàng nước theo kiểu ''
nhìn rau gắp thịt '', để bà ấy dạy khôn cho mà biết cách làm luật, biết
cách mà hiểu ý các anh. Xem ra, muốn ký sinh vào những ký sinh lề đường,
cũng phải tinh vi lắm, chứ thô thiển quá thì người bị làm luật lại nghĩ
là ngu. Thà bị chửi là khốn nạn còn hơn là ngu, chắc vậy, mà nhất định
là phải vậy.
Đó là 1 trong những lý do ngày càng có nhiều người muốn văng tục !!!
Mong anh có nhiều bài viết hay,
Chuyện làm luật ở cấp phường thế này thì có mà viết cả ngày không xuể !