Lần đầu tiên trong đời, tôi được biết đến sự
tồn tại của 1 cơ quan có tên Viện nghiên cứu Dư luận xã hội. Không biết
có phải do giới hạn của 1 cuộc phỏng vấn hay do sự tế nhị nào đó, mà
chức năng của Viện được ông Viện phó giới thiệu tựu chung có thể tóm tắt
là: Thu thập thông tin, làm báo cáo và trình bày nó 1 cách trực tiếp
với 1 Ủy viên BCT, thường trực Ban bí thư .....
Một cách bình thường, 1 Viện nào đó được lập ra sẽ có
tính chất hàn lâm của nó thông qua từ '' Nghiên cứu ''. Nghiên cứu 1 vấn
đề nào đó để đưa ra 1 giải pháp mang tính khoa học, có tính ứng dụng
với đời sống xã hội, và thường được gọi là Đề tài. Nhưng với quân số 14
người, trong đó lãnh đạo chiếm 3, còn 11 người, có thể đặt ra nghi vấn
về cái có thể gọi là Đề tài. Phải chăng như thế nên ông Viện phó mới chỉ
đề cập đến từ Báo cáo ???
Và nữa, các nhân sự của cơ quan này đều có các cộng tác viên riêng, không sử dụng chung mạng lưới của nhau, được gọi là cộng tác viên đơn tuyến.Gọi theo cách của bạn Phương Thảo - UBND phường Cửa Nam - HN, thì là '' Cộng tác viên dư luận xã hội ''. Một cách gọi khác và được sử dụng với ngành bảo vệ tư pháp, là Cơ sở, hay nguồn tin từ cơ sở, hoặc đặc tình... còn ngoài xã hội, ngôn ngữ lóng được gọi là '' rích ''.
Việt Nam mình, việc sử dụng uyển ngữ cũng đáng được gọi là nghệ thuật.
Tuy nhiên, gọi thế nào cũng được, bản chất vẫn là sự cung cấp thông tin.
Tôi rất thích thú với 1 câu hỏi của phóng viên về cái sự giông giống
chức năng của Viện này với cơ quan mật vụ. Nhưng khác là mật vụ thì rộng
rãi hơn, kể cả chức năng bắt giữ người.
Cái lý thú thứ 2, là chỉ với vẻn vẹn nhân sự 14 người,
mà chức năng của cơ quan này ngang với 1 Vụ, thì quả là sức lao động
được đánh giá sẽ hết sức đặc biệt. Nên chăng, đổi tên cơ quan này, bỏ
chữ Viện Nghiên cứu đi, sẽ xác thực hơn với chức năng và bản chất. Bởi
chỉ là 1 năm sẽ có 13-14 cuộc khảo sát, sau đó là tổng hợp tin và làm
báo cáo, có thể đi kèm với đề xuất tháo gỡ ...ect... Một Sở cũng tương
đương với 1 Vụ, và Sở thì nhân sự lên đến bao nhiêu người ??? Ít nhất
cũng gấp 10 lần con số 14 !!! Và 1 Sở, ngoài chức năng quản lý Nhà nước,
cũng vẫn phải tham gia công tác khoa học bằng 1 số Đề tài nào đó, ở đây
không nói đến chất lượng Đề tài hay Đề tài cấp gì.
Trong bài phỏng vấn, thấy nói đến nghiên cứu khoa học
nhưng chả thấy nói đến 1 đề tài nào, 1 công trình cụ thể nào đã được ứng
dụng, mà chỉ thấy nói đến sự báo cáo đến Chủ tịch nước (hàm rộng) và
UVBCT (hàm hẹp), Ban Bí thư, BCT thậm chí không cần qua Ban Tuyên giáo.
Sự gần với dân theo lời ông Viện phó là không sai, rất xác thực, nhưng
nếu gần với chức năng khoa học được hiểu là các đề tài nghiên cứu mang
tính học thuật của khoa học thì e rằng khó tiệm cận được với ý nghĩa
đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét